Công nghệ AI được sử dụng trong cuộc chiến chống tội phạm ở Trung Quốc
Nhờ vào một loạt các công ty trí tuệ nhân tạo sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt mà các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc có thể dễ dàng truy lùng một tội phạm chạy trốn…
Một người đàn ông trình diễn công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Cloudwalk. Nguồn: internet
Hiện nay, nhờ vào một loạt các công ty trí tuệ nhân tạo sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt mà các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc có thể dễ dàng truy lùng một tội phạm chạy trốn trong một quốc gia có 1,4 tỷ người. Và một trong số đó là Cloudwalk – công ty khởi nghiệp đặt trụ sở tại Quảng Châu.
Ban đầu Cloudwalk chỉ tập trung vào môi trường tài chính với công nghệ nhận dạng khuôn mặt bằng AI (trí tuệ nhân tạo) được triển khai trong hệ thống máy ATM của các ngân hàng lớn khắp Trung Quốc. Hiện nay, công nghệ nhận dạng khuôn mặt Cloudwalk được nhà nước hậu thuẫn đã hỗ trợ cảnh sát Trung Quốc thực hiện hơn 10.000 vụ bắt giữ trong 4 năm qua.
Trong một tuyên bố, giới chức công ty cho biết công nghệ đã được triển khai tại hơn 29 tỉnh thành trên khắp Trung Quốc. AI thực hiện hơn 1 tỷ so sánh các khuôn mặt so với cơ sở dữ liệu của nó mỗi ngày và tích lũy được hơn 100 tỷ điểm dữ liệu. Công ty cũng đã thành lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu phân tích video chung thuộc Bộ Công an Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác về các sản phẩm công nghệ hỗ trợ lực lượng cảnh sát.
Cloudwalk – cùng với các đối thủ khởi nghiệp AI như SenseTime Group và Megvii – cũng đang giúp cung cấp thiết bị an ninh cho mạng lưới giám sát khổng lồ của Trung Quốc.
Theo các nhà chức trách, có hơn 20 triệu camera được lắp đặt tại các không gian công cộng và tư nhân ở các thành phố Trung Quốc so với chỉ 50 triệu camera ở Mỹ – theo đánh giá từ công ty nghiên cứu IHS Markit. Công ty nghiên cứu dự kiến khoảng 450 triệu camera mới sẽ được chuyển đến thị trường Trung Quốc vào cuối năm 2020.
Sinh ra như một dự án ươm tạo của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Cloudwalk được thành lập vào năm 2015 bởi nhà khoa học thị giác máy tính Zhou Xi, người đã rời công việc tại viện cùng với một số nhà nghiên cứu từ nhóm nhận dạng khuôn mặt để bắt đầu liên doanh mới.
Video đang HOT
Ban đầu chỉ tập trung vào tài chính, Cloudwalk hiện nay đã phát triển thành nhà cung cấp AI lớn nhất cho các ngân hàng Trung Quốc. Hơn 400 ngân hàng bao gồm Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc trên khắp Trung Quốc đã triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt Cloudwalk trong mạng ATM của họ, xử lý khoảng 216 triệu giao dịch mỗi ngày.
Công nghệ AI cũng đang hoạt động tại hơn 60 sân bay trên khắp Trung Quốc. Cloudwalk được tài trợ từ chính quyền địa phương và trung ương ngay từ buổi đầu khởi nghiệp. Đồng thời, Cloudwalk cũng được nhiều quỹ đầu tư chính phủ hậu thuẫn. Hiện Cloudwalk có giá trị khoảng 3 tỉ USD và tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở nước ngoài, theo báo cáo của Credit Suisse.
Doanh nghiệp cho hay vừa ký thỏa thuận với chính phủ Zimbabwe để xây dựng mạng lưới tài chính thông minh cho ngân hàng và thiết lập mạng lưới giám sát tại khu vực công cộng. Cloudwalk cũng sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở dữ liệu khuôn mặt tại Zimbabwe.
Ngoài ra, Watrix là công ty cung cấp công nghệ công nghệ nhận dạng dáng đi. Công ty cho biết phần mềm của họ có thể nhận dạng một người đứng cách xa 50 mét, ngay cả khi họ che mặt hoặc quay lưng lại với máy quay.
Phần mềm AI có khả năng nhận dạng nhờ phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu từ hàng ngàn dữ liệu về dáng một người đi bộ, từ đường nét cơ thể, góc độ cánh tay khi di chuyển cho đến dáng đi hướng ngón chân ra ngoài hay vào trong.
Huang Yongzhen, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc Watrix, cho biết: “Với công nghệ nhận dạng khuôn mặt, người ta cần nhìn vào camera. Song với công nghệ của chúng tôi thì người ta chẳng cần hợp tác để giúp chúng tôi nhận ra họ”.
Tính năng nhận dạng dáng đi giúp Watrix có lợi thế trong việc bắt tội phạm lẩn trốn, những kẻ có xu hướng tránh sự giám sát. Cảnh sát trên đường phố Bắc Kinh, Thượng Hải và Trùng Khánh đã thử nghiệm công nghệ nhận dạng dáng đi.
Huang cho biết: “Hiện chúng tôi đang cộng tác với cảnh sát trong các cuộc điều tra tội phạm, chẳng hạn như theo dõi nghi phạm của một vụ cướp. Trung Quốc có khoảng 300.000 tội phạm truy nã. Cơ sở dữ liệu phần mềm của chúng tôi bao gồm cả hồ sơ dáng đi trước đây của tội phạm”.
Huang tuyên bố tội phạm khó lòng “đánh lừa” công nghệ bằng cách ngụy trang hoặc giả đi khập khiễng: “Tỷ lệ chính xác của chúng tôi vượt mức 96%. Watrix có hơn 50 bằng sáng chế ở cả Mỹ và Trung Quốc. Che đậy đôi chân của bạn có thể làm giảm điểm số nhận dạng song chúng tôi phân tích toàn bộ cơ thể con người”.
Ngoài nhận dạng dáng đi, Watrix cũng cung cấp công nghệ nhận dạng khuôn mặt, và kết hợp hai công nghệ này với nhau để kết quả chung được cải thiện. Watrix là một trong nhiều công ty khởi nghiệp Trung Quốc như SenseTime và Megvii nỗ lực tung ứng dụng sáng tạo cho AI.
Bắc Kinh đang đẩy mạnh công nghệ nhận diện khuôn mặt vào nhiều lĩnh vực cuộc sống của người dân từ phát hiện người qua đường không đúng luật đến việc tiết kiệm giấy vệ sinh và dịch vụ cho phép thanh toán không cần mật khẩu. Trung Quốc đã lập kế hoạch cho sự thống trị của AI vào năm 2030.
Theo tài chính
Ngấm đòn trừng phạt từ Mỹ, Huawei mất ngôi đầu trên thị trường thiết bị viễn thông
Theo báo cáo của IHS Markit, Ericsson đã vượt mặt Huawei để giành lại ngôi đầu trên thị trường này sau hai năm đứng dưới.
Các báo cáo mới đây cho thấy, hãng Huawei Technologies đã bị hạ bệ khỏi ngôi đầu trong số các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông trong năm 2018, khi lời kêu gọi của chính phủ Mỹ nhằm cấm cửa các sản phẩm của công ty bắt đầu tác động đến thị trường và gây sức ép lên các nhà vận hành mạng 5G.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit, hãng Ericsson của Thụy Điển đã lần đầu tiên giành được vương miện này trong vòng 2 năm qua khi thị phần toàn cầu của họ tăng thêm 2,4 điểm lên 29%, trong khi Huawei giảm 1,9 điểm phần trăm xuống còn 26%. Báo cáo cho biết, một số quốc gia ngần ngại mua các thiết bị từ Huawei do cuộc chiến thương mại.
Ericsson kiểm soát quá nửa thị trường Bắc Mỹ với 68% thị phần, trong khi Huawei chỉ có 6%. Tuy nhiên, công ty Trung Quốc có đến 40% thị phần tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, cũng như 30% của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gia tăng thị phần của mình tại các khu vực này lên thêm 2%.
Trong khi đó, báo cáo của IHS Markit cho thấy, Huawei có thể chặn đà sụt giảm này lại bằng cách củng cố doanh số tại các khu vực ít ảnh hưởng bởi lời kêu gọi của chính phủ Mỹ về việc cấm cửa sản phẩm của Huawei.
Hiện Ericsson đang chiếm thị phần lớn nhất về lượng thiết bị 5G dự kiến xuất xưởng với 24% thị phần, tiếp theo sau là Samsung Electronics của Hàn Quốc với 21%, Nokia của Phần Lan với 20% và Huawei đứng thứ 4 với 17% thị phần. Cho dù công ty Trung Quốc đang là người dẫn đầu về số bằng sáng chế liên quan đến 5G, chiến dịch vận động của Mỹ nhằm vào Huawei đã gây ra trở ngại đáng kể cho hoạt động kinh doanh của họ.
Theo Đạo luật ủy quyền Quốc phòng Quốc gia năm tài khóa 2019, chính phủ Mỹ cấm các cơ quan chính phủ sử dụng các thiết bị do 5 công ty Trung Quốc sản xuất, bao gồm cả Huawei. Nước Úc đã ngăn không cho Huawei tham gia mạng 5G của họ, và Nhật Bản về cơ bản đã ngăn chính phủ mua các sản phẩm của Trung Quốc.
Gần đây, Liên minh châu Âu đã khuyến khích các thành viên tự đánh giá các mức rủi ro, thay vì ban hành một lệnh cấm toàn diện. Tuy nhiên, Đức lại đang tạo ra bộ tiêu chuẩn an ninh riêng của mình, tương tự với các tiêu chuẩn của Mỹ.
Vào thứ Sáu vừa qua, trong khi Huawei cho biết doanh thu cả năm của họ tăng vọt 19,5% lên mức kỷ lục 107 tỷ USD, nhưng doanh số thiết bị viễn thông doanh nghiệp của họ, như các trạm thu phát sóng, lại giảm 1,3% xuống còn 43,8 tỷ USD.
"Điều này chưa từng xảy ra trong những năm gần đây." Một quan chức Huawei cho biết về việc sụt giảm doanh thu của mảng thiết bị viễn thông.
Phát biểu tại trụ sở chính của công ty ở Thâm Quyến, chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Guo Ping cho rằng nguyên nhân nằm ở sự sụt giảm trong chu kỳ đầu tư viễn thông toàn cầu, bổ sung thêm rằng các nhà mạng không gia tăng đáng kể chi tiêu cho việc chuyển sang 5G. Ông không đề cập đến tác động từ chính sách của Mỹ đối với công ty.
Thị trường cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu đã giảm 18% xuống còn 30,5 tỷ USD, với nguyên nhân chính là do quá trình chuyển đổi từ 4G sang 5G của các nhà mạng trên thế giới.
Tham khảo Nikkei Asian
Nhận diện khuôn mặt giúp cảnh sát Trung Quốc tóm 10.000 tên tội phạm bốn năm qua Trung Quốc rất nổi tiếng với hệ thống giám sát dựa trên khuôn mặt Skynet. Một tiết lộ mới đây cho thấy, công nghệ này đã giúp cảnh sát Trung Quốc bắt giữ hơn 10.000 tội phạm trong bốn năm qua. Với dân số lên đến 1,4 tỷ người, việc săn lùng tội phạm ở Trung Quốc khó khăn chẳng khác nào "mò...