Công nghệ 5G trở thành cơn ác mộng với người Triều Tiên đào tẩu, buôn lậu
Lực lượng biên phòng Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ 5G để ngăn tình trạng người đào tẩu từ Triều Tiên cũng như việc buôn lậu giữa 2 nước.
Theo SCMP, đơn vị tuần tra biên giới ở thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm hôm 23/3 đã ký kết một thỏa thuận với China Mobile, nhà cung cấp mạng không dây lớn nhất Trung Quốc để xây dựng trạm kiểm soát 5G đầu tiên của Trung Quốc tại khu vực hồ chứa nước Yunfeng thuộc Jian – một huyện cấp thị ở Thông Hóa.
Jian hiện là khu vực giao thoa buôn bán quan trọng giữa Trung Quốc và Triều Tiên, nhưng đồng thời cũng là điểm nóng về buôn lậu và là con đường được nhiều người Triều Tiên lựa chọn để đào tẩu sang Trung Quốc.
Trạm kiểm soát 5G sẽ được xây dựng ở khu vực biên giới Triều Tiên và Trung Quốc. (Đồ học: SCMP)
Video đang HOT
Sau khi mạng lưới 5G được lắp đặt xong, đơn vị tuần tra của Trung Quốc ở khu vực biên giới có thể áp dụng hàng loạt công nghệ mới như kính thực tế ảo, máy bay không người lái, thiết bị nhìn đêm để tuần tra. Các công nghệ mới này đặc biệt hiệu quả trong việc theo dõi các khu vực từng là điểm mù do địa đình đồi núi phức tạp trong khu vực.
Tuy nhiên không rõ khi nào dự án mới hoàn thành.
Các nhà phân tích tin rằng công nghệ 5G sẽ giúp ích rất nhiều cho việc theo dấu các hoạt động buôn lậu cũng như người tị nạn nhờ tốc độ đường truyền nhanh, khỏe, có thể phân tích lượng dữ liệu lớn cùng nhiều tính năng bảo mật khác.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Nhà ngoại giao Triều Tiên tại Italy bất ngờ đào tẩu
Quyền đại sứ Triều Tiên tại Italy đã nộp đơn xin tị nạn nhưng chưa rõ lý do dẫn tới quyết định này của ông.
Quyền đại sứ Triều Tiên tại Rome Jo Song-gil đã xin tị nạn tại một quốc gia phương Tây chưa xác định. Ảnh: AFP.
Jo Song-gil, quyền đại sứ Triều Tiên tại Rome, đã cùng gia đình xin tị nạn ở một quốc gia phương Tây chưa được xác định, nhật báo JoongAng Ilbo của Hàn Quốc hôm nay dẫn lời các nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết.
"Ông ấy xin tị nạn từ đầu tháng trước", một nguồn tin nói. Theo nguồn tin, nhà chức trách Italy đang không biết xử lý sự việc thế nào nhưng họ vẫn bảo vệ quyền đại sứ Triều Tiên tại một nơi an toàn.
Trước Jo Song-gil, quan chức ngoại giao Triều Tiên gần nhất đào tẩu là Thae Yong-ho, người rời bỏ vị trí phó đại sứ tại London hồi năm 2016.
Jo, 48 tuổi, trở thành quyền đại sứ Triều Tiên tại Rome từ tháng 10/2017 sau khi Italy trục xuất đại sứ lúc bấy giờ là ông Mun Jong-nam nhằm phản đối vụ thử hạt nhân mà Bình Nhưỡng thực hiện vào tháng trước đó.
Một chuyên gia về Triều Tiên cho biết Jo "là con rể của một trong những quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Triều Tiên".
Thông thường, các nhà ngoại giao Triều Tiên khi làm việc ở nước ngoài đều được yêu cầu để gia đình lại Bình Nhưỡng nhằm ngăn họ bỏ trốn. Tuy nhiên, Jo hồi giữa năm 2015 đến Rome cùng vợ và con. Điều này khiến nhiều người hoài nghi rằng ông có thể xuất thân từ một gia đình danh giá.
Theo Vũ Hoàng (VNE)
Bao nhiêu người Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc trong năm 2018? Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay, hơn 1.000 người Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc trong năm 2018. Con số này tương đương với năm ngoái. Yonhap đưa tin theo số liệu của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, số người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 11 là 1.042 người. Trong...