Công Minh về quê làm bóng đá cộng đồng
Gặp anh giữa tháng 2-2014 tại Sa Đéc (Đồng Tháp), HLV Trần Công Minh nói: “Bóng đá đã ăn vào máu nên tôi không bao giờ bỏ bóng đá đâu.
Gần một năm kể từ ngày bị CLB Tập đoàn Cao su Đồng Tháp bất ngờ sa thải, HLV Trần Công Minh đã về quê mở sân bóng đá cỏ nhân tạo kinh doanh…Anh cho biết thêm: “Mười tháng qua tôi ở nhà nghỉ ngơi, dành thời gian lo cho gia đình và lập dự án phát triển bóng đá cộng đồng tại quê nhà”.
Công Minh và cha thảo luận về dự án bóng đá cộng đồng trên sân bóng đá mini cỏ nhân tạo ở Lai Vung – Ảnh: V.TR.
Kinh doanh bóng đá mini
Ngày nào cũng vậy, Công Minh phóng xe máy từ TP Sa Đéc về quê ở huyện Lai Vung chăm sóc cha mẹ già, cũng là để hỗ trợ gia đình quản lý hai sân bóng đá mini. Sau khi rời ghế “ nóng” ở CLB Đồng Tháp, Công Minh về nhà nghỉ ngơi. Nhưng không chịu nổi cảnh sống mà không có quả bóng, thế là anh đề nghị cha mẹ ruột nghỉ bán cà phê sân vườn, làm hai sân bóng đá mini cỏ nhân tạo để hằng ngày anh tới xem thanh niên, học sinh ở quê chơi bóng. Và cha anh, ông Trần Công Lý (71 tuổi), một cựu cầu thủ và cũng là người hướng Công Minh theo nghề quần đùi áo số, đã đồng ý ngay. Bảy tháng trước, hai sân bóng đá mini trị giá cả tỉ đồng được đưa vào hoạt động. Hàng trăm bạn trẻ ở Lai Vung có thêm chỗ để chơi đá bóng.
Ông Lý cho hay từ khi có sân bóng, hơn 30 chị em phụ nữ từ 16-40 tuổi ở thị trấn Lai Vung tụ họp lại và thành lập CLB bóng đá nữ đến sân này tập luyện mỗi sáng sớm thay cho việc đi bộ thể dục.
Cứ 5g sáng các chị em tới sân tập, có khi đá bóng, có khi chơi… bóng ném không khác gì các đội bóng đá chuyên nghiệp tập luyện. Họ bầu ra đội trưởng rồi cử chị này đi “học lóm” những bài tập của các đội bóng đá nam rồi về tập lại cho chị em rất bài bản và xôm tụ. Nhờ vậy người ta mới biết nhiều chị em phụ nữ ở xứ quýt hồng Lai Vung rất mê đá bóng.
“Từ từ tui xem nếu có nhiều em trẻ đá tốt sẽ vận động thành lập đội bóng đá nữ của huyện Lai Vung đi giao lưu các nơi cho vui. Còn nếu em nào muốn theo nghề này thì mình sẽ giới thiệu cho các đội bóng đá nữ. Hồi trước tui chở thằng Minh đi coi tui đá bóng riết rồi nó mê không dứt ra được. Bây giờ ở đây có đội bóng đá nữ rồi, từ từ các cháu khác cũng sẽ tham gia. Khi đó chắc chắn sẽ tìm được tài năng” – ông Lý nói.
Trả nợ cho quê hương
Video đang HOT
Về việc từ chối lời mời tham gia công tác đào tạo trẻ của VPF, Công Minh nói: “Cha mẹ tôi cũng già rồi, tôi muốn ở nhà một thời gian chăm sóc họ. Ngoài ra, tôi và Huỳnh Quốc Cường (cựu tiền đạo đội tuyển VN, hiện kinh doanh vận tải ở TP Sa Đéc) đang lập dự án phát triển bóng đá cộng đồng ở TP Sa Đéc nên chưa sắp xếp được thời gian. Mấy tháng qua tôi đã đi xem học sinh đá bóng và thấy đây là vùng đất có tiềm năng phát hiện, đào tạo cầu thủ trẻ. Lãnh đạo TP cũng rất ủng hộ dự án này và cam kết sẽ dành cho tôi một khu để thực hiện khi khu liên hợp thể thao xây dựng xong”.
Cựu tuyển thủ Huỳnh Quốc Cường cho biết thêm: “Công việc quản lý doanh nghiệp vận tải của tôi hiện nay khá nhàn, thời gian rảnh rất nhiều nên muốn tiếp tục công tác huấn luyện, đào tạo trẻ như hồi làm HLV đội U-15 Đồng Tháp. Cũng như Công Minh, tôi không thể sống thiếu bóng đá được”. Dự án Công Minh và Quốc Cường đang theo đuổi là mở một trung tâm dạy đá bóng theo mô hình xã hội hóa. Trung tâm này sẽ chiêu sinh dạy cho tất cả học sinh trong vùng. Một buổi các em học văn hóa, một buổi học đá bóng. Quá trình đó sẽ tìm ra những em có năng khiếu. Em nào muốn đi theo bóng đá đỉnh cao thì trường có kế hoạch gửi đi đào tạo ở những lò có uy tín. Những em có năng lực nhưng chỉ muốn đá cho vui thì sẽ thành lập đội bóng TP Sa Đéc cho các em đi đá giao hữu hay dự các giải trong tỉnh.
Công Minh giải thích lý do làm dự án này là vì qua khảo sát, anh thấy tiềm năng phát hiện nguồn tài năng trẻ ở Sa Đéc và các huyện lân cận khá lớn. Nhiều em muốn được như các cựu danh thủ Đồng Tháp trước đây nhưng cha mẹ các em không muốn đưa con mình vào trường năng khiếu ở TP Cao Lãnh vì lo ngại ảnh hưởng chuyện học văn hóa. Do đó nếu tại Sa Đéc có chỗ học đá bóng bán thời gian, họ sẽ cho con tham gia.
Khi đề cập chuyện học phí, Công Minh nói anh không kinh doanh mà chỉ làm vì đam mê nên chỉ thu đủ để trang trải chi phí. “Bóng đá TP Sa Đéc chìm lâu lắm rồi vì không có sân bãi, không có người phát động phong trào. Bây giờ tôi có điều kiện nên muốn trả ơn quê hương bằng việc gầy dựng một đội bóng đá có mảng miếng đàng hoàng. Bên cạnh đó cũng có tham vọng đào tạo, phát hiện những tài năng trẻ cho bóng đá Đồng Tháp nói riêng, VN nói chung. Lãnh đạo TP rất ủng hộ việc này, cũng mong là sẽ sớm triển khai dự án” – Công Minh nói.
Trong khi chờ đợi TP Sa Đéc xây dựng khu liên hợp thể thao thì Công Minh và Quốc Cường đang đi tìm đất thuê làm sân bóng đá vì… muốn làm liền. Họ đã nhắm được một khu và đang trong quá trình thương lượng. Nếu không có gì thay đổi, chỉ vài tháng nữa dự án bóng đá cộng đồng của Trần Công Minh sẽ được triển khai ở TP Sa Đéc.
Khi chúng tôi đặt vấn đề nếu có CLB nào mời Trần Công Minh về làm HLV thì sao, Công Minh đáp: “Nếu hai bên gặp nhau về mục tiêu, điều kiện làm việc…, tôi sẽ tiếp tục làm HLV bởi ở đây đã có Quốc Cường hỗ trợ nên không có gì trở ngại”. Công Minh cho biết thêm: “Con trai lớn của tôi là Trần Công Hậu đang học ĐH năm thứ nhất ngành kỹ sư sửa chữa máy bay. Hậu cũng là một cầu thủ khá nổi bật ở trường ĐH. Còn đứa nhỏ học chừng hai năm nữa tôi cũng sẽ cho nó sang Mỹ học với anh nó. Công việc gia đình hiện cũng tạm ổn nên tôi sẵn sàng trở lại với bóng đá”.
Đừng ảo tưởng với nghề HLV
“Khi tôi làm trợ lý cho các HLV ngoại như Weigang, Riedl, Calisto, họ đều dạy tôi rằng nghề HLV rất khắc nghiệt, đừng bao giờ ảo tưởng mình sẽ thành công khi tuổi đời còn quá trẻ. Nếu yêu công việc thì hãy cứ kiên nhẫn, sẽ có ngày thành công. Các HLV ấy lấy mình ra dẫn chứng là họ chỉ thành công trên cương vị HLV khi tóc đã bạc. Trước đó họ cũng gặp rất nhiều khó khăn, cũng bị các đội bóng đối xử rất tệ mỗi khi không có kết quả tốt. Tôi không sợ thử thách và muốn theo đuổi công việc này tới cùng” – HLV Trần Công Minh.
Theo VNE
Thú chơi của chính khách
Một trong những hình ảnh đẹp của bóng đá nước nhà năm 2013 lại không xuất phát từ bóng đá đỉnh cao như V.League hay ĐTQG. Thật bất ngờ, đó là hình ảnh của một chính khách với những pha bóng dũng mãnh trên sân cỏ: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam quần đùi áo số tranh bóng và ghi bàn trước những gương mặt vàng của bóng đá VN một thời.
Bóng đá và xả stress
Có lẽ đã từ rất lâu, người ta mới thấy một chính khách tầm cỡ phó thủ tướng "xả thân" vì bóng đá, vì những pha bóng. Thật ra, với các thành viên của CLB MPI thì chẳng ai lạ gì "cầu thủ Vũ Đức Đam". MPI là liên quân đội bóng của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Văn phòng Chính phủ.
Chuyện Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam công khai đam mê với bóng đá chỉ đơn giản là gắn với một sự kiện: Đội của các cựu cầu thủ đội tuyển VN mời MPI tham gia thi đấu nhân kỷ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân 22.12. Trên sân Hàng Đẫy, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tỏ ra không hề kém cạnh những cầu thủ vàng của bóng đá VN một thời như Công Minh, Quang Hà, Huỳnh Đức... Trên sân bóng, ông Đam mặc áo số 9, đá vị trí tiền đạo cánh trái. Cuộc "đối đầu" giữa Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và cựu tuyển thủ Trần Công Minh đã cho khán giả những pha bóng thú vị.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tranh bóng.
"Hóa ra, phó thủ tướng là một người đá bóng rất cừ - cựu tuyển thủ Trần Công Minh khen ngợi - không phải là tôi khen để... nịnh đâu. Hãy nhìn cơ bắp của ông ấy, đó là cơ bắp của người chơi bóng thường xuyên".
Trận đấu ấy, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chơi đủ 90 phút, công - thủ toàn diện. Một thành viên của MPI khẳng định: "Ở tuổi ấy mà vẫn tham gia tấn công rồi lùi về hỗ trợ phòng ngự một cách quyết liệt thì thật đáng nể".
Phó thủ tướng chưa bao giờ cố tình giấu niềm đam mê với bóng đá của mình. Thậm chí, đã có lần ông Đam - khi còn là Bí thư Tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - thật thà chia sẻ với báo chí rằng có lẽ ông là chủ tịch tỉnh nhàn nhất nước vì "Tôi vẫn có thời gian đá bóng buổi chiều, có thời gian học hát, học nhảy".
Với ông Đam, bóng đá không chỉ là để rèn luyện sức khỏe, mà để xả stress để giảm những căng thẳng, áp lực hàng ngày.
Cứ nhìn vào tình yêu bóng đá, niềm đam mê khi xỏ giày vào sân của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lại không ít người thầm mong Liên đoàn bóng đá VN một ngày nào đó có ông Đam là chủ tịch.
Cầu thủ Đinh La Thăng
Nếu như trong trận đấu với các lão tướng bóng đá, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chứng tỏ duyên ghi bàn của mình thì trong thành phần chính phủ, ông Đam có thể e ngại một tiền đạo khác: Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trước một trận giao hữu.
Bộ trưởng Thăng không chỉ là một tiền đạo cừ mà còn là... ông bầu. 10 năm trước - khi còn là lãnh đạo Tổng Cty Sông Đà, ông Thăng còn được mời làm Chủ tịch CLB bóng đá Sông Đà Nam Định thi đấu ở V.Legaue.
Trên sân bóng, bộ trưởng Thăng được đánh giá rất cao, theo đúng nghĩa... đen. Đơn giản vì ông cao tới 1,80m, luôn nổi bật khi tranh chấp bóng bổng.
Khi về Bộ GTVT, bộ trưởng Thăng thực sự đã "thổi làn gió mới" vào phong trào thể thao của bộ, không phải với tư cách một ông bầu mà là cầu thủ.
Trận đấu mà bộ trưởng Thăng được ca ngợi nhiều nhất trong năm qua lại là trận đấu mang tính ngoại giao: Đội tuyển Bộ GTVT thi đấu với tuyển Đại sứ quán Pháp. Kết quả, cú đúp của cầu thủ Đinh La Thăng đã khiến đội bóng của Đại sứ Pháp Jean Noel Poirier - cũng trực tiếp tham gia trận đấu với vai trò tiền đạo - phải chịu thất thủ 2-4.
Bóng đá VN năm 2013 thiếu những hình ảnh ấn tượng. Thật may là có những hình ảnh đến từ 2 phía: Hình ảnh các cầu thủ U.19 và nhiệt tình trên sân bóng của những chính khách như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.
Theo VNE
5 câu nói ấn tượng về SEA Games SEA Games cũng đầy chuyện bi hài * "Quang Liêm không dự là đúng" HLV Đặng Tất Thắng bình luận về quyết định của Lê Quang Liêm: "Việt Nam coi như sẽ mất 2 HCV SEA Games 27 nội dung Cờ nhanh và Cờ chớp. Tuy nhiên, tôi ủng hộ quyết định tham dự Đại hội thể thao trí tuệ thế giới của...