“Công lao của Đại tướng cần được đưa vào sách giáo khoa”
Đó là ý kiến của Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hồ Chí Minh, tại hành lang Quốc hội trong phiên khai mạc kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII vào sáng qua (21-10).
- PV: Sách giáo khoa (SGK) lịch sử hiện nay chưa thấy đề cập đến vai trò, vị trí và công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa những tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK?
- Ông Trương Trọng Nghĩa: Bộ SGK lịch sử cần phải sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện. Vấn đề nêu trên cũng là một bộ phận nằm trong việc soạn thảo lại và hoàn chỉnh SGK theo hướng cải cách giáo dục. Đáng tiếc là việc phản ánh trong SGK lịch sử về thân thế, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa được như mong muốn và chưa tương xứng với vai trò cũng như công lao của Đại tướng. Do vậy, chắc chắn chúng ta phải sửa chữa vấn đề này và phải bắt đầu cải tiến từ bộ SGK lịch sử các cấp 1 và 2. Theo tôi, ngoài Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong SGK lịch sử còn nhiều vấn đề khác mà sắp tới chúng ta phải lưu ý và có sự chấn chỉnh.
- Công lao của Đại tướng đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp không được nhắc đến trong SGK lịch sử có thể xem là một khiếm khuyết?
Video đang HOT
- Bất luận là nguyên nhân gì, thì Đại tướng vẫn có công lao rất lớn, đám tang Đại tướng vừa qua, đủ cho thấy ông là thần tượng của cả lớp trẻ, chứ không chỉ có những lớp người đã từng biết nhiều về ông. Như vậy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp xứng đáng được phản ánh một cách đầy đủ và trung thực hơn trong bộ SGK lịch sử cho thế hệ trẻ.
- Đối với Quốc hội, đóng góp của Đại tướng cũng rất lớn?
- Tôi xin lưu ý, Đại tướng là ĐBQH từ khóa I đến khóa VII và ông là người ĐBQH khóa I cuối cùng đã qua đời. Do đó, tôi thấy Quốc hội Việt Nam cần phải nghiên cứu nhiều hơn về ông cũng như về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách là một ĐBQH và những đóng góp của ông cho Quốc hội.
- Trong đám tang Đại tướng, nhân dân cả nước đều hướng về Đại tướng với niềm tiếc thương vô hạn. Cảm xúc của ông khi chứng kiến những hình ảnh xúc động đó?
- Điều đó thể hiện chân lý: những người cả đời hết lòng vì nước vì dân và có công lao to lớn đối với dân tộc thì luôn được nhân dân tôn vinh. Họ sẽ sống mãi trong lòng nhân dân, cho dù có thể chưa được đặt tên đường và có thể chưa được dựng tượng đài, nhưng họ vẫn sống trong lòng dân. Đó chính là sự tưởng niệm, tôn vinh cao quý nhất mà nhân dân dành cho những người có công với dân, với nước.
Hồng Tuấn (Thực hiện)
Theo ANTD
Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn ở trong tôi
25 năm trong đời quân ngũ, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn ở trong tôi.
TRUNG TÁ NGUYỄN VIẾT CHỨC - CHIẾN SĨ ĐOÀN TÀU KHÔNG SỐ:
Tôi đọc nhiều sách viết về Đại tướng và cả sách Đại tướng viết. Tôi học ở Đại tướng nhiều điều từ đời thường giản dị đến tính kiên cường trong chỉ huy các trận chiến đấu.
Chính những điều ấy đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ của một thuyền trưởng chỉ huy tàu chiến đấu, làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo của tổ quốc.
Trở về với cuộc sống đời thường, chúng tôi vẫn không ngừng phát huy phẩm chất thủy thủ tàu không số năm xưa.
Vũ khí đạn dược mà các chiến sĩ Đoàn tàu không số vượt biển chi viện cho chiến trường miền Nam có thể tính được bằng số lượng, nhưng những hy sinh và công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì không thể nói hết được.
Tôi nguyện học tập Đại tướng và sống xứng đáng với những người đã ngã xuống.
Theo Laodong
70 năm tác phẩm "Nhật ký trong tù": Để lại những giá trị bất hủ Sáng 6-9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và một số cơ quan tổ chức Tọa đàm khoa học 70 năm tác phẩm "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí...