Công khai hình ảnh tiêu hủy bò tót “đại náo” sân bay
Sau 10 ngày bò tót xuất hiện tại sân bay Phú Bài và bị chết, những hình ảnh, thông tin hồ sơ tư liệu về hoạt động tiêu hủy con vật lần đầu tiên được Kiểm lâm TT- Huế công khai với báo chí, xóa tan mọi nghi ngờ trong dư luận về vật phẩm bò tót đã bị tẩu tán vì quá quý hiếm.
Hình ảnh về quả mật tách ra khi tiêu hủy của bò tót được công khai với báo chí (ảnh chụp lại tư liệu kiểm lâm). Ảnh: Ngọc Văn.
Sở dĩ việc tiêu hủy bò tót gây nghi ngờ về tính trung thực, là do người dân và các cơ quan báo chí không được tiếp cận hiện trường cũng như hình ảnh về hoạt động nhạy cảm này.
Ông Nguyễn Viết Hoạch, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: “Có người đến đây hỏi tôi và tỏ ra nghi ngờ về tính trung thực của việc tiêu hủy bò tót. Tôi khẳng định, hội đồng tiêu hủy gồm nhiều cơ quan chứ không riêng đơn vị kiểm lâm”.
Cũng theo ông Hoạch, có người còn đặt vấn đề nên giữ lại và bảo quản mật bò tót, vì cho rằng đây là vật phẩm rất quý và đắt tiền, nhằm phục vụ công tác chữa bệnh.
“Điều đó là không thể, vì trái với nguyên tắc tiêu hủy động vật quý hiếm. Nếu giữ lại để làm thuốc, vô hình trung chúng ta khuyến khích hoạt động săn bắn, lùng tìm, tàn sát bò tót để lấy mật chữa bệnh. Hơn nữa, ai sẽ giám sát sau khi mật bò tót được bàn giao cho một đơn vị y tế nào đó, vật phẩm này không bị tráo đổi và không sử dụng đúng mục đích”, ông Hoạch nói.
Video đang HOT
Qua hồ sơ và hình ảnh tư liệu tiêu hủy, phần xác thịt, xương, da, đuôi, chân, nội tạng… con vật được xử lý phun hóa chất, rải vôi bột khử độc và chôn lấp dưới hố sâu.
Mật bò được tách riêng khi tiêu hủy, với trọng lượng khoảng 1kg, sau đó bị đập nát. Phần sọ giao về Trường ĐH Khoa học Huế xử lý tiêu bản làm mẫu vật trưng bày.
Chính quyền xã Thủy Bằng chịu trách nhiệm bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường chôn lấp bò tót trong nhiều ngày qua. Đến nay, tại khu vực xử lý tiêu hủy bò tót không có dấu hiệu bị đào xới, đánh cắp.
Theo Tiền Phong
Xác định được "lộ trình" bò tót xâm nhập sân bay Phú Bài
Sáng 4.8, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế cho Thanh Niên Online biết, đơn vị này vào ngày 2.8 đã có báo cáo kết quả điều tra hướng di chuyển của cá thể bò tót đi lạc vào sân bay Phú Bài (Thừa Thiên-Huế).
Báo cáo cho biết, ngay sau cuộc cứu hộ con bò tót bất thành ở sân bay Phú Bài vào ngày 24.7, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế đã lập đoàn kiểm tra gồm Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Hạt kiểm lâm Hương Thủy và chính quyền các địa phương để điều tra, thu thập thông tin và dấu vết liên quan đến việc xuất hiện của bò tót.
Kết quả điều tra xác định, từ tháng 10.2010, người dân địa phương đã phát hiện một con "bò lạ" xuất hiện nhiều tuần ở vùng Động Hoàng (thôn Tân Ba, xã Thủy Bằng, TX.Hương Thủy).
Những người trực tiếp nhìn thấy con bò là anh Phan Tý và Mai Văn Nga ở thôn Tân Ba. Hai người này cũng đã báo cho Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế vào ngày 31.10.2010.
Sau đó, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế có cử đoàn đến kiểm tra hiện trường. Tại hiện trường, cán bộ kiểm lâm đã ghi nhận được dấu chân cũng vết thức ăn mà con "bò lạ" để lại.
Đến ngày 16.2.2012, vào lúc 8 giờ sáng, ông Văn Viết Nghĩa (ở thôn 3, xã Phú Sơn, TX.Hương Thủy) đang chạy xe máy ở khu vực khe Mò O thì phát hiện từ xa có một con "bò lạ" với cặp mắt đỏ ngầu đang chạy về phía mình.
Ông Nghĩa đã bỏ cả xe và leo lên cây để tránh. Con bò đã húc nhiều lần vào cây mà ông Nghĩa trèo lên. Khi đó, ông Nghĩa đã phải gọi điện cầu cứu người thân và sau khi nhiều người tập trung đến xua đuổi thì con "bò lạ" mới chịu bỏ đi.
Cũng trong ngày 16.2, người dân ở các xã lân cận như Thủy Phù (TX.Hương Thủy) và Lộc Bổn (H.Phú Lộc) đã liên tục "chạm mặt" con bò nói trên cũng như bị con "bò lạ" này tấn công, rượt đuổi.
Con bò tót sau khi bị bắn thuốc mê đã được vây lưới, nhưng tiếc thay nó đã chết trên đường vận chuyển về vùng nuôi nhốt - Ảnh Gia Tân
Dấu chân bò tót được ghi nhận tại Động Hoàng (thôn Tân Ba, xã Thủy Bằng, TX.Hương Thủy) từ tháng 10.2010 - Ảnh do Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế cung cấp
Đến giữa tháng 5.2012 và đầu tháng 6.2012, người dân xã Thủy Phù (TX.Hương Thủy) lần thứ hai phát hiện con "bò lạ" này sống quanh quẩn ở khu vực rừng trồng tại thôn 6.
Và lần cuối cùng trước khi "đột nhập" vào sân bay, sáng ngày 23.7, con bò tót đã được người dân ở phường Thủy Lương và xã Thủy Tân (là hai khu vực lân cận sân bay thuộc TX.Hương Thủy) phát hiện.
Chính bà Nguyễn Thị Thương, con dâu của bà Nguyễn Thị Thí (nạn nhân chết với nhiều dấu vết nghi bị bò tót húc) cũng đã nhìn thấy con bò nói trên vào khoảng 6 giờ sáng (ngày 23.7) ngay trước cửa nhà.
Như vậy, sơ đồ di chuyển của cá thể bò tót được xác định là từ môi trường sống tự nhiên đã bị lạc di thực đến Động Hồng (thôn Tân Ba, xã Thủy Bằng, TX.Hương Thủy) từ năm 2010, sau đó di chuyển qua ba xã lân cận là Phú Sơn, Thủy Phù và Lộc Bổn.
Sau đó, từ Bến Ván (xã Lộc Bổn), con bò tót đã di chuyển đến khu vực hồ Khe Lời, rồi men theo rừng về hướng Khu công nghiệp Phú Bài, tiếp đến là băng qua quốc lộ 1A về các xã Thủy Lương, Thủy Tân và cuối cùng là lạc vào sân bay Phú Bài vào ngày 23.7.
Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế Nguyễn Đại Anh Tuấn cho biết, từ tước đến nay, chưa có tài liệu nào ghi nhận ở Thừa Thiên-Huế có bò tót mà chỉ có ở các vùng núi thuộc khu vực Hướng Hóa, Đakrông của tỉnh Quảng Trị và vùng núi của tỉnh Quảng Nam.
Theo Thanh Niên
Hố chôn bò tót được bảo vệ nghiêm ngặt ít nhất 5 ngày Mật bò tót đã được tiêu hủy bằng phương pháp đập nát; thịt, da, xương, nội tạng, chân, đuôi... được đào hố chôn. Trước khi chôn, những bộ phận này đã được phun hóa chất và vãi vôi khử độc, tiêu trùng. Liên quan đến vụ con bò tót đại náo sân bay Phú Bài bị chết sau khi bị "bắn hạ" bằng...