Công khai doanh nghiệp cổ phần hóa ‘trốn’ niêm yết
Tính đến tháng 9 vừa qua có tới 755 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cổ phần hóa vẫn chưa niêm yết/đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, trong số đó có tới 601 DN thuộc danh sách Bộ Tài chính đưa ra từ 2 năm trước.
Ảnh minh họa
Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, công tác cổ phần hóa DNNN đóng góp nguồn hàng quan trọng cho sự phát triển của thị trường vốn.
Cổ phần hóa gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch sẽ giúp DN nâng cao được quản trị, tăng cường tính minh bạch và giúp thị trường lành mạnh hơn. Việc DN cổ phần hóa lên sàn không chỉ giúp DN làm đúng theo quy định của Chính phủ, mà còn tăng uy tín, minh bạch hình ảnh và tạo tính thanh khoản cho các cổ đông đang nắm giữ cổ phần.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện nay nhiều DN sau cổ phần hóa lại không chịu lên niêm yết trên sàn chứng khoán, khiến cho việc kiểm soát, quản trị DN không được thúc đẩy. Đây là nhược điểm, là nguyên nhân khiến nhiều DN đổ vỡ sau cổ phần hóa.
Ngày 15/8/2017, Bộ Tài chính đã công khai 747 DN cổ phần hóa chưa niêm yết và tới đầu tháng 9 vừa qua con số này là 755 DN, trong số đó có tới 601 DN thuộc danh sách từ hai năm trước và 154 DN bổ sung mới.
Để khắc phục thực trạng đó, bên cạnh việc tiếp tục phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật cho các công ty đại chúng thực hiện nghĩa vụ niêm yết trên sàn chứng khoán, trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ công khai trên website của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước danh sách công ty đại chúng tiền thân là DNNN cổ phần hóa chưa thực hiện niêm yết để các cổ đông biết và yêu cầu DN phải tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Đồng thời sẽ đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tổng công ty, DNNN với vai trò là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp tại các DNNN cổ phần hóa chỉ đạo người đại diện phần vốn đôn đốc các DN này thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định.
Các cơ quan quản lý cũng sẽ phối hợp kiểm tra trực tiếp tại DN, qua đó nắm thêm tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch, nguyên nhân chậm trễ và đề nghị DN có biện pháp xử lý vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan về phía DN để sớm đưa cổ phiếu vào giao dịch.
Song hành với các biện pháp trên, cơ quan Nhà nước sẽ xử phạt theo quy định; sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở, phê bình, xem xét kỷ luật đối với người đại diện phần vốn Nhà nước, lãnh đạo DN nếu cố tình không chấp hành, trì hoãn kéo dài việc đưa các DNNN cổ phần hóa niêm yết.
CM
Theo Baochinhphu.vn
UBND tỉnh Quảng Trị thoái hết vốn tại SEP
Sở Giao dịch CK Hà Nội (HNX) vừa tổ chức phiên đấu giá thoái toàn bộ cổ phần do UBND tỉnh Quảng Trị nắm giữ tại Tổng CTCP Thương mại Quảng Trị (SEP).
Số lượng cổ phần chào bán 2,4 triệu cổ phần (tương đương 28,6% vốn điều lệ) với mức giá khởi điểm 13.358 đồng/cổ phần. Phiên đấu giá thu hút sự quan tâm của 46 NĐT với khối lượng cổ phần đăng ký mua đạt 3,7 triệu cổ phần (gấp 1,56 lần khối lượng chào bán). Mức giá đặt mua cao nhất lên tới 20.001 đồng/cổ phần, mức giá đặt mua thấp nhất 14.234 đồng/cổ phần.
Sau phiên đấu giá, UBND tỉnh Quảng Trị đã bán hết 100% cổ phần cho 4 NĐT cá nhân với giá đấu thành công bình quân đạt 16.097 đồng/cổ phần (cao gấp 1,2 lần mức giá khởi điểm). Tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 38,6 tỷ đồng.
Được biết, SEP hiện đang niêm yết 8,4 triệu CP trên UPCoM với giá tham chiếu trong phiên hôm nay 12.500 đồng/CP.
Hải Hồ
Theo Saigondautu.com.vn
Cổ phiếu chạm đáy, Vocarimex chốt quyền chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 12% Mới đây, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã tổ chức bán đấu giá trọn lô 36,3% vốn cổ phần Vocarimex, tuy nhiên do không có nhà đầu tư tham gia nên buổi đấu giá không diễn ra. Ngày 22/10 tới đây Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (Vocarimex, VOC) sẽ...