Công khai DN nợ thuế: Thu hồi hơn 2000 tỉ đồng
Ngày 27/11, Tổng cục thuế đã đưa ra con số thu được tiền nợ thuế từ gần 600 DN sau khi công khai trên các phương tiện thông đại chúng.
Trong số 563 doanh nghiệp cả nước bị bêu tên với số nợ thuế gần 12 nghìn tỉ đồng, thì TP HCM và Hà Nội là hai địa phương dẫn đầu cả nước có số nợ thuế lớn nhất.
Đến nay, số nợ thuế đã được thu hồi là 2.100 tỉ đồng. Trong đó, 490 tỉ đồng được thu nộp qua biện pháp cưỡng chế, 1.600 tỉ đồng là do người nộp thuế tự giác nộp vào. Như vậy, tổng số nợ thuế phải tiếp tục đôn đốc thu hồi của các đơn vị bị bêu tên là gần 10 nghìn tỉ đồng.
Để tiếp tục thu hồi nợ đọng thuế, nhằm đảm bảo công bằng với các doanh nghiệp nộp đúng, nộp đủ tiền thuế, Tổng cục thuế cho biết thời gian tới, cơ quan thuế sẽ tiếp tục các biện pháp đôn đốc, bêu tên các doanh nghiệp cố tình chây ỳ không nộp tiền nợ thuế đúng hạn.
Đặc biệt, ngành thuế sẽ tập trung thu hồi của những doanh nghiệp có số nợ thuế lớn, hoạt động trong các lĩnh vực khai khoáng, bất động sản…
Cục Thuế Hà Nội đã 5 lần công bố tên các doanh nghiệp, dự án nợ thuế trên địa bàn
Trong khi đó, ngày 12/11, Cục Thuế Hà Nội cũng vừa tiếp tục công khai đợt 5 danh sách 113 doanh nghiệp còn nợ thuế đến 30/9. Kể từ tháng 7 đến nay, tổng số nợ thuế ghi nhận qua 5 đợt bêu tên doanh nghiệp đã lên tới hơn 6 nghìn tỷ đồng.
Được biết, 4 lần công khai trước đó, nhiều doanh nghiệp bị bêu tên nợ thuế và cả những doanh nghiệp chưa bị bêu tên đã chủ động nộp ngay số thuế còn nợ vào NSNN hoặc có công văn, liên hệ trực tiếp với cơ quan Thuế cam kết tiến độ nộp nợ tiền sử dụng đất, nợ thuế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, so với con số nợ gần 6 nghìn tỷ đồng của 4 lần công bố thì số thu được mới chỉ bằng 21% số nợ.
Về phía TPHCM, Cục thuế cũng đã công bố danh sách 31 doanh nghiệp đang còn nợ thuế. Tổng số tiền dư nợ lên tới gần 210 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này phần lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và thương mại dịch vụ.
Đây cũng là lần thứ 3 trong năm nay Cục thuế TP.HCM công bố danh sách doanh nghiệp nợ thuế. Trong khi, UBND TP cũng đã chỉ đạo Cục Thuế phải thu được 7.000 tỷ đồng nợ thuế để hoàn thành nhiệm vụ năm 2015.
Đại diện Cục Thuế TPHCM cho biết, hiện nay, cơ quan này đã phối hợp với các ngành chức năng và quận, huyện rà soát lại các quyết định và cưỡng chế theo luật định các dự án cố tình chây ì, không nộp thuế sử dụng đất, thuê đất, thậm chí có thể thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất.
Mặt khác, Cục thuế TP còn chia 7.000 tỷ đồng tiền nợ thuế này cho các phòng, các chi cục để lên kế hoạch thu hồi. Các phòng, các chi cục giao chỉ tiêu thu nợ cho từng cán bộ công chức và lấy chỉ tiêu thu nợ này làm kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015.
Trong một diễn biến liên quan khác, tại phiên chất vấn Quốc hội, ngày 17/11, liên quan đến vấn đề nợ đọng thuế, trả lời câu hỏi của ĐBQH theo báo cáo của Bộ Tài chính hiện có 67.000 tỷ đồng nợ đọng thuế, trong đó có 34.000 tỷ có thể thu hồi được, liệu có thu hồi được hay không? Bộ trưởng Bộ Tài chính đã khẳng định trước Quốc hội sẽ thu được số tiền 34 nghìn tỷ tiền nợ đọng thuế trong thời gian sắp tới.
Theo_Báo Đất Việt
Mục tiêu thu hồi ít nhất 50% nợ thuế liệu có cán đích?
Liêu Viêt Nam có đạt mục tiêu thu hồi ít nhất 50% nợ thuế lớn của các doanh nghiệp trước ngày 30/9? Đây vân là câu hỏi chưa có đáp án.
Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị địa phương tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu thuế, đảm bảo trước ngày 30/9/2015 thu được ít nhất 50% số nợ thuế của 600 doanh nghiệp đã công khai trước đó.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam cũng yêu cầu các cục thuế địa phương đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, thanh kiểm tra năm 2015 đạt tối thiểu 17% số doanh nghiệp trên địa bàn.
Chống thất thu thuế
Với các doanh nghiệp nợ thuế, ngoài yêu cầu thu hồi ít nhất 50% số nợ lớn của các doanh nghiệp ngay trong tháng 9, Tổng cục Thuế cũng đề nghị các đơn vị chức năng tiếp tục rà soát để công khai thêm các doanh nghiệp khác. Với yêu cầu này, lãnh đạo ngành thuế nhấn mạnh việc phải đảm bảo số liệu cập nhật, chính xác và tránh sai sót.
Trước đó, trong danh sách công khai tháng 7, trong 600 doanh nghiệp nợ thuế ở 63 tỉnh, số lượng doanh nghiệp được thống kê ở Hà Nội và TP HCM đã chiếm phần lớn với 200 doanh nghiệp ở mỗi nơi. Tại TP HCM, tổng số nợ của 200 doanh nghiệp là trên 3.500 tỷ đồng, trong khi số nợ của các doanh nghiệp Hà Nội là trên 4.600 tỷ đồng.
Cơ quan thuế đang tích cực thu hồi nợ của doanh nghiệp để bổ sung ngân sách nhà nước.
Bên cạnh yêu cầu chống thất thu thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng quá trình cải cách thủ tục hành chính thời gian qua có lúc, có nơi vẫn còn hạn chế. Lãnh đạo Tổng cục Thuế đề nghị các đơn vị không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp thêm các tài liệu, hồ sơ, thông tin không có trong quy định hay cung cấp nhiều hơn số lượng hồ sơ theo quy định.
Ngoài ra, các địa phương cũng phải công bố, niêm yết công khai tất cả các thủ tục hành chính sau khi sửa đổi, bổ sung để người nộp thuế nắm được.
Để đảm bảo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện đúng quy định của pháp luật, Bộ Tài chính yêu cầu các Cục Thuế địa phương căn cứ vào Bảng Tổng hợp danh sách người nộp thuế có số tiền nợ lớn đến ngày 30/06/2015 theo địa bàn quản lý của từng Cục Thuế để thực hiện công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
Đồng thời căn cứ tình hình thực tế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại ngân hàng thương mại; yêu cầu phong tỏa tài khoản hoặc biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng theo đúng quy định Luật quản lý thuế để thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước.
Áp dụng biện pháp từ "mềm dẻo" đến "rắn"
Bộ Tài chính yêu cầu ngành Thuế phải mạnh tay thu nợ và cưỡng chế nợ thuế để đảm bảo đến ngày 31/12/2015, số nợ thuế không vượt quá 5% tổng thu ngân sách.
Các cơ quan Thuế đang thực hiện nhiều biện pháp để chống thất thu ngân sách: từ hình thức "mềm dẻo" như thông báo bằng văn bản, cán bộ Thuế trực tiếp thuyết phục, cho đến các biện pháp "rắn" như cưỡng chế, tạm dừng hóa đơn, công khai doanh nghiệp nợ thuế...
Tuy nhiên, nhìn vào kết quả thu nợ trong những tháng đầu năm 2015, số địa phương có tỷ lệ thu nợ cao nhất đạt 65% nhưng có nhiều địa phương thực hiện thu tiền thuế nợ năm trước chuyển sang đạt tỷ lệ thấp, dưới 15%.
Biện pháp để phong toả tài khoản thực hiện không dễ vì doanh nghiệp mở nhiều tài khoản ở ngân hàng nên cơ quan Thuế phải phối hợp với hệ thống ngân hàng ở các tỉnh, thành phố để siết nợ. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng chưa cung cấp thông tin kịp thời, cơ quan Thuế chỉ nắm được tài khoản không có số dư hoặc số dư nhỏ không đủ số thuế nợ để cưỡng chế.
Tương tự, đối với biện pháp cưỡng chế về tài sản, hiện chưa có quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng và người nợ thuế cũng không còn tài sản hoặc tài sản đã thế chấp tại các tổ chức tín dụng nên cơ quan Thuế không thể cưỡng chế.
Ngoài ra, biện pháp kê biên tài sản cũng không đạt hiệu quả cao do phải chờ thẩm định giá và chi phí thường cao. Các vụ án liên quan đến nghĩa vụ thuế chậm được xét xử cũng gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ.
Cơ quan Thuế gia tăng việc rà soát danh sách người nộp thuế cố tình chây ỳ, hoặc không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý, thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách. Đồng thời phối hợp chặt với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư... thực hiện đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
Tổng cục Thuế đang nghiên cứu để tiến tới thực hiện ban hành các quyết định cưỡng chế nợ thuế tập trung bằng phương thức sử dụng chữ ký số thống nhất từ cấp Tổng cục đến Cục Thuế.
Theo_VOV
Thu hồi 2 lô đất của con gái cựu bí thư Đà Nẵng Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chính thức thu hồi 2 lô đất tại ngã ba Phan Bội Châu Trần Quý Cáp của bà Trần Thị Yến Minh (con gái cựu bí thư thành phố). Ngày 26/11, Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo thành phố đã ký công văn chính thức thu hồi 2 lô đất tại ngã...