Công khai để dân tham gia giám sát, xây dựng luật
Xung quanh những quy định “trên trời” từng gây nhiều tranh cãi, gây phản ứng trong dư luận, Thiếu tướng Lê Văn Cương (ảnh)- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ( Bộ Công an) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt.
Thiếu tướng Lê Văn Cương. (Ảnh: Petrotimes)
Thưa Thiếu tướng, thời gian vừa qua, dư luận xã hội đang xôn xao bởi những quy định đã ban hành cũng như nhiều dự thảo thông tư… của các cơ quan chức năng lấy ý kiến nhân dân về các lĩnh vực đã phải rút lại hoặc sửa đổi do thiếu tính khả thi, tính thực tiễn. Theo Thiếu tướng, nguyên nhân của sự việc này do đâu?
- Gốc rễ của vấn đề là thiếu minh bạch, công khai trong hoạt động công vụ nói chung và trong làm luật nói riêng. Tốt nhất, những dự án luật liên quan đến cuộc sống của người dân thì nên công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng, lên mạng để người dân góp ý kiến.
Thật ra, nếu cơ quan dự thảo văn bản ngược đời nhưng người dân vẫn cứ tha thứ được, đây chỉ là xin ý kiến thôi mà. Mỗi người một góc nhìn, mười người nhìn mười hướng nên chẳng ai trách cứ gì cả. Tôi dự thảo kiểu này nhưng mọi người nhìn kiểu khác, giúp tôi nhìn nhiều chiều hơn.
Trừ luật an ninh quốc gia, luật đặc biệt liên quan đến an ninh, còn lại thì nên công khai để người dân đóng góp ý kiến và giám sát quá trình làm luật.
Video đang HOT
Cần có một văn bản của Quốc hội yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội khi làm các văn bản quy phạm pháp luật, trừ khi đặc biệt phải công khai trước dân lấy ý kiến, tùy theo thời gian lâu hay ngắn dựa vào tính chất phức tạp của vấn đề xin ý kiến.
Trách nhiệm của người làm luật ở đây là như thế nào khi cứ đề xuất, kiến nghị làm văn bản quy phạm pháp luật, khi bị phản đối thì thu lại, gây ảnh hưởng tới người dân cũng như chính sách của Nhà nước?
- Trong hệ thống của chúng ta, người ký văn bản quy phạm pháp luật là người chịu trách nhiệm. Người dự thảo chỉ là một phần thôi, người ký chịu trách nhiệm. Bộ trưởng ký nghị định thì bộ trưởng phải chịu trách nhiệm. Phải làm rõ trách nhiệm của người ký, ký sai thì hoặc là kỷ luật hành chính, hoặc là phải đi tù.
Theo tôi biết thì hiện nay vẫn chưa có quy định nào để xử lý những người liên quan trong việc đề xuất, kiến nghị ra những quy định “trên trời” gây bức xúc trong nhân dân. Cần có một văn bản của Chủ tịch nước hay Chủ tịch Quốc hội ký, quy định từ nay về sau ai ký văn bản thì phải chịu trách nhiệm chính thì mọi chuyện sẽ chặt chẽ hơn.
Vậy để hạn chế tình trạng này, theo Thiếu tướng chúng ta phải làm gì?
- Một, là người làm luật phải có văn bản luật gửi cho Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy của Chính phủ và trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh… từ nay về sau, mọi văn bản hành chính, văn bản của cơ quan nhà nước, người nào ký văn bản ban hành thì người đó phải chịu trách nhiệm. Tất cả những người đề xuất, kiến nghị không phải chịu trách nhiệm. Tuỳ theo mức độ, tính chất của vấn đề, khiển trách cảnh cáo hoặc cách chức. Nên quy định chặt chẽ.
Thứ hai, mọi văn bản luật pháp phải đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng để xin ý kiến người dân để hoàn thành dự án luật. Có thể nhanh hay lâu thời gian tùy vào từng trường hợp cụ thể. Với hai biện pháp này, tôi tin mọi việc sẽ được hạn chế.
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Theo Danviet
Tòa án Hải Phòng nói gì về việc nghỉ phép tập thể đi du lịch nước ngoài?
Sáng nay (5.4), một số cơ quan báo chí đưa tin phản ánh việc Tòa án TP.Hải Phòng đã tổ chức cho cán bộ công chức nghỉ phép tập thể để đi du lịch nước ngoài trong ngày làm việc. Chiều 5.4, Tòa án TP.Hải Phòng đã có văn bản gửi báo Dân Việt để thông tin rõ thêm về chuyến đi này.
Theo đó, kế hoạch tổ chức đi tham quan nước ngoài đã được Ban chấp hành công đoàn cơ quan TAND TP.Hải Phòng xây dựng từ nhiều năm nay. Đây là nguyện vọng của đông đảo cán bộ công chức, người lao động cơ quan và đã được các tổ công đoàn, các bộ phận thảo luận thống nhất.
Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết và báo cáo xin phép Tòa án nhân dân (TAND) tối cao và Thành phố, TAND TP.Hải Phòng tổ chức cho 29 cán bộ công chức của cơ quan và 2 cán bộ công chức tòa án quận, huyện đi tham quan.
Tất cả các thành viên trong đoàn trước khi đi đều phải làm đơn xin nghỉ phép báo cáo TAND tối cao và Thành ủy Hải Phòng theo quy định. Trong số 29 người thuộc TAND TP tham gia chuyến đi, rất nhiều cán bộ công chức trong nhiều năm chưa nghỉ phép một ngày nào, trong đó, nhiều người công tác trên 20 năm, cá biệt có người công tác liên tục trên 30 năm chưa nghỉ phép một ngày nào.
Thời gian đi từ đêm ngày 28.3 đến 1.4.2018 (2 ngày làm việc và 2 ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật).
Nguồn kinh phí tổ chức chuyến đi do cán bộ, công chức, người lao động tự đóng góp, trong đó có một phần nhỏ do BCH công đoàn cơ quan Tòa án TP.Hải Phòng hỗ trợ. Nguồn kinh phí hỗ trợ của Ban chấp hành công đoàn đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Chuyến đi được TAND TP.Hải Phòng chuẩn bị lên kế hoạch phân công công việc cụ thể, đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc cơ quan.
Các thành viên tham gia đi trước đó đều đã lên kế hoạch làm việc và làm việc ngoài giờ để đảm bảo tiến độ công việc.
Trong thời gian đoàn đi tham quan du lịch, lãnh đạo Tòa án TP.Hải Phòng đã có kế hoạch bố trí 50 cán bộ công chức, người lao động gồm lãnh đạo, các cán bộ chủ chốt và các chức danh khác ở lại cơ quan và phân công làm việc đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao, không ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị.
Theo Danviet
Day dứt của Thủ tướng Phan Văn Khải khi từ nhiệm sớm, nhận lỗi trước nhân dân Trả lời chất vấn trước Quốc hội lần cuối cùng vào tháng 6/2006, trên cương vị người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải bày tỏ nhiều day dứt về nhiều lĩnh vực điều hành như những tồn tại của bộ máy công quyền, tệ tham nhũng tiêu cực... Nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, ông xin từ nhiệm...