Công khai danh tính người mua dâm: Lợi bất cấp hại
Việc đa dạng hóa các hình thức ngăn chặn, xử lý và đẩy lùi tệ nạn này là hết sức cần thiết nhưng việc đề xuất giải pháp công khai danh tính người mua dâm cần phải hết sức thận trọng
Khi những đường dây mua bán dâm giới người mẫu bị triệt phá, cũng là lúc hình ảnh, tên tuổi của những người mẫu bị công khai trên truyền thông. Điều này khiến nhiều người phản ứng, cho rằng để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn mại dâm, cần công khai danh tính người mua dâm, bởi có cầu mới có cung. Giải pháp này có tính khả thi cao và tin chắc sẽ giảm hẳn tệ nạn mại dâm.
Có thể nói, mại dâm dù ở dưới bất kỳ hình thức nào, cũng tồn tại từ xưa đến nay và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Mỗi quốc gia đều có cách thức quản lý riêng để kiềm chế sự phát triển của tệ nạn này, như: ban hành các quy định xử lý thật nặng, công khai danh tính người mua dâm; hoặc công nhận mại dâm là một nghề và áp dụng các biện pháp quản lý đặc biệt…
Các “chân dài” trong đường dây mại dâm của Lê Bảo Lộc Ảnh: Thuận Thiên
Ở Việt Nam, hoạt động mại dâm bị xử lý bằng các chế tài cụ thể, nghiêm khắc như xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự. Tuy nhiên, với tính chất ngày càng phức tạp, công tác quản lý có những khó khăn nhất định.Việc đa dạng hóa các hình thức ngăn chặn, xử lý và đẩy lùi tệ nạn này là hết sức cần thiết nhưng việc đề xuất giải pháp công khai danh tính người mua dâm cần phải hết sức thận trọng. Bởi vì, việc mua dâm ở góc độ nào đó, cũng cần thừa nhận nó là một nhu cầu sinh lý của một con người, có thể do cá nhân sống độc thân hoặc nhiều lý do khác. Khi họ bị xử lý và công khai về hành vi mua dâm, hậu quả có thể xảy ra như mất danh dự nhân phẩm, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân nơi công tác, hạnh phúc gia đình tan vỡ, bị người thân và gia đình xem thường hoặc hậu quả nặng hơn có thể vì xấu hổ mà từ bỏ cuộc sống… Như vậy, với mục đích giáo dục, răn đe người vi phạm, ngăn ngừa hành vi vi phạm có thể xảy ra nhưng ở giải pháp này, hậu quả gây ra cao rất nhiều lần so lợi ích mà nó mang lại.
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi mua dâm bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. Mức phạt nêu trên chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm. Do vậy, để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn mại dâm, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hoạt động mại dâm, đặc biệt là nâng cao mức phạt xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua dâm.
Theo Ngươi lao đông
Người mẫu bán dâm: Chỉ cho đi phục hồi nhân phẩm là chưa đủ răn đe?
Liên quan đến vụ người mẫu, diễn viên bán dâm ngàn USD vừa bị triệt phá, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng hãng Luật gia đình, đoàn Luật sư TP.HCM về vấn đề này.
Hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội
Video đang HOT
Chiều ngày 15/4, thông tin về đường dây người mẫu bán dâm ngàn USD bị Công an TP.HCM phát hiện và bắt giữ, khiến giới nghệ sỹ một lần nữa rúng động, dư luận bàng hoàng. Quan điểm của luật sư về vấn đề này như thế nào?
Tôi rất buồn và vẫn chưa quên được vụ án cũ đình đám của giới nghệ sỹ, người mẫu bị Công an TP.HCM triệt phá từ tháng 6/2012. Những người của công chúng được nhiều người yêu mến, coi là thần tượng có nhiều người làm nhiều việc có ích cho xã hội nhưng lại có những cá nhân kiếm tiền và "kinh doanh" trên thân xác của mình bất chấp dư luận, là trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục và dĩ nhiên là trái pháp luật.
Những hành vi này, không những ảnh hưởng đến những người có hành vi mua bán dâm, người môi giới mại dâm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội và tác động xấu đến giới nghệ sỹ, diễn viên, người mẫu nói chung.
Luật sư Trần Minh Hùng.
Ở góc độ pháp luật, những người mẫu này có thể bị xử lý ra sao, thưa luật sư?
Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành thì hành vi mua, bán dâm không bị coi là vi phạm luật hình sự mà chỉ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc đưa vào trại phục hồi nhân phẩm, chữa bệnh... Chỉ có Điều 256 - Bộ luật Hình sự có quy định về tội của người mua dâm, nhưng là người mua dâm của những trẻ vị thành niên.
Do vậy nếu những người mẫu này có hành vi bán dâm thì cũng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, nếu người mẫu nào có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại dâm.
Lỗ hổng của pháp luật
Với ông chủ công ty đào tạo người mẫu, bị bắt vì có hành vi môi giới mại dâm, phải chịu mức hình phạt nào?
Nếu có căn cứ những người mẫu có hành vi môi giới mại dâm, có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 255 tội môi giới mại dâm. Cụ thể tại Điều 255 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định như sau:
1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Đối với nhiều người;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng.
Tình trạng nghệ sỹ bán dâm hoặc "núp bóng" nghệ sỹ đang là vấn đề dư luận quan tâm. Theo luật sư, chúng ta có thể hạn chế được vấn nạn này?
Hành vi mua bán dâm ngày càng nhiều, công khai và nó đã thành một hiện tượng xã hội. Có người bán dâm tất nhiên phải có người mua dâm, điều đó thể hiện những người bán dâm đa số vì muốn kiếm tiền mà bất chấp tất cả. Những người mua dâm thường có một cuộc sống khá giả mới có thể mua dâm với giá cao ngất ngưởng như vậy.
Việc những người bán dâm hiện nay chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính hoặc nặng nhất chỉ vào trại phục hồi nhân phẩm đã không đủ sức răn đe người vi phạm. Chỉ có Điều 256 - Bộ luật Hình sự có quy định về tội của người mua dâm, nhưng là người mua dâm từ trẻ vị thành niên thì mới vi phạm pháp luật hình sự.
Những người hoạt động mua bán dâm nếu bị bắt lần đầu thì chỉ bị phạt hành chính rồi lại cho về nên sức răn đe không khả thi và đây chính là lỗ hổng của pháp luật của loại tội phạm này. Hoạt động ngoại dâm tinh vi và hết sức chuyên nghiệp cũng là một vấn đề nhức nhối, gây khó khăn cho Cơ quan điều tra.
Xin cảm ơn luật sư!
Nhóm Phóng viên
Theo_Người Đưa Tin
Mua dâm người chưa thành niên, trốn truy nã 15 năm Công an huyện Bình Chánh- Công an TP HCM ra quyết định truy nã Nguyễn Văn Sơn (ảnh, SN 1968, ngụ Kiên Giang, tạm trú ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM) can tội mua dâm người chưa thành niên. Người dân hoặc các tổ chức phát hiện đối tượng truy nã có thể điện báo 113, cơ quan...