Công khai danh tính người mua dâm có vi phạm pháp luật?
Mặc dù việc công khai danh tính người mua dâm không vi phạm đến quyền nhân thân của họ, nhưng nó có thể để lại những hậu quả xã hội khác lớn hơn”, luật sư Nguyễn Kiều Hưng nhận định
Mới đây, Tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, lãnh đạo UBND Hà Nội vừa đề nghị Quốc hội nghiên cứu thay thế Pháp lệnh bằng Luật Phòng, chống mại dâm.
Theo đó, Hà Nội cũng đề nghị bổ sung Điều 22 với nội dung: Tăng mức xử phạt hành chính với người mua dâm, công khai danh tính người mua dâm đến đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục. Kiến nghị bổ sung sửa đổi khái niệm bán dâm tại Khoản 1 Điều 3. Sửa cụm từ “giao cấu” thành cụm từ “thỏa mãn tình dục”, để xử lý được hành vi kích dục của người khác giới và hành vi mua bán dâm của người đồng giới.
Liệu rằng khi áp dụng quy quy định mới này, tình trạng mua bán dâm có chiều hướng suy giảm hay không? PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng về vấn đề này.
Ảnh minh họa
Theo dòng sự kiện: Tệ nạn mại dâm: Biến tướng tinh vi
PV: Thưa luật sư, luật sư đánh giá như thế nào về quy định mới này? Theo luật sư quy định này có khả thi hay không?
Theo pháp luật, hành vi mua bán dâm chỉ bị xử lý hành chính và không được xem là một tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự, ngoài trừ hành vi mua dâm người chưa thành niên.
Video đang HOT
Theo quan điểm của cá nhân tôi, biện pháp công khai danh tính của người mua dâm sẽ không làm hạn chế được tình trạng này, vì chúng ta chỉ mới giải quyết được phần ngọn, còn cái gốc thì vẫn còn đó. Có cầu ắt phải có cung, khách quan mà nói, đây là nhu cầu thật của một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Vì mỗi người có một cơ chế sinh lý và hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên không phải ai có nhu cầu này trong một thời điểm nhất định nào đó cũng xấu. Đã đến lúc, như các nước phát triển khác, chúng ta phải nghĩ đến việc xem mại dâm là một nghề, để quản lý và kiểm soát nó tốt hơn, trước mắt chỉ nên thí điểm và nhân rộng theo lộ trình.
Thực tế mà nói, tình trạng mại dâm như “một con ngựa bất kham”, chưa có thuốc đặc trị. Với những công cụ pháp lý hiện tại, nó không có dấu hiệu giảm, thậm chí còn gia tăng với những hình thức tinh vi hơn. Hàng ngày, qua các tuyến đường “nhạy cảm” ở các thành phố lớn, ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp và nhận biết các cô gái bán dâm, có những điểm đã tồn tại hàng chục năm trời nhưng chính quyền sở tại cũng chưa có cách gì dẹp được. Đó là hình ảnh minh chứng sinh động nhất để chứng tỏ rằng, dùng các công cụ pháp lý hành chính khó có thể hạn chế được tình trạng này.
PV: Theo luật sư, việc công khai danh tính người mua dâm có vi phạm pháp luật không? Điều này có ảnh hưởng gì tới danh dự, nhân phẩm của người đó không?
Mặc dù việc công khai danh tính người mua dâm không vi phạm đến quyền nhân thân của họ, nhưng nó có thể để lại những hậu quả xã hội khác lớn hơn, như ảnh hưởng đến hạnh phúc, tương lai sự nghiệp của không ít người mà bản chất của họ không phải là người như vậy. Một người vợ có thể tha thứ và bỏ qua giấy phút “nông nổi” của chồng, nhưng phút “nông nổi” của người chồng bị công khai ra xã hội, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với anh.
Vâng! Xin cảm ơn luật sư!
Theo Thời báo Đông Nam Á
Bổ sung tội 'làm giàu bất hợp pháp': Hiện nay chưa phù hợp?
Nếu đưa được tội làm giàu bất chính vào Luật hình sự thì đó là bước tiến lớn nhưng vấn đề quan trọng là đã sẵn sàng xây dựng hệ thống quản lý nguồn tiền để kiếm soát hay chưa?
Đồng quan điểm với nhiều chuyên gia luật pháp, luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho rằng, điểm mấu chốt của việc hạn chế tham nhũng chính là hệ thống quản lý nguồn tiền thu nhập của các cá nhân, đặc biệt là công chức, viên chức Nhà nước. Việc đó không khó nếu có sự quyết tâm thực hiện của Nhà nước.
Dưới đây là phần trao đổi của luật sư Nguyễn Kiều Hưng với PV về vấn đề trên:
Mới đây Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường có nhắc tới việc đưa tội làm giàu bất hợp pháp (không chứng minh được nguồn gốc tài sản, thu nhập) vào Luật Hình sự, luật sư có ý kiến gì về thông tin này?
Khái niệm "làm giàu bất hợp pháp" là khá rộng, theo tôi, trong ngữ cảnh này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường muốn đề cập vấn đề làm giàu bất chính của cán bộ, công chức có liên quan đến hành vi tham nhũng. Tức là, nếu thấy anh giàu lên một cách bất thường, anh phải kê khai tài sản và chứng minh nguồn gốc của tài sản. Nếu tài sản mà anh có được là bất hợp pháp thì anh phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các tội danh quy định trong Bộ luật hình sự.
Đối với vấn đề tham nhũng đang trở thành "quốc nạn", có nên càng sớm càng tốt đưa tội làm giàu bất hợp pháp vào Luật Hình sự không?
Hiện nay, hệ thống pháp luật chưa có văn bản nào quy định như thế nào là làm giàu hợp pháp, bất hợp pháp, hay thu nhập bất chính, thu nhập chính đáng và thực tế chúng ta cũng chưa có các công cụ kiểm soát nguồn tiền, tài sản từ gốc.
Mặt khác, hành vi làm giàu bất chính với Luật Hình sự hiện tại hoàn toàn có thể điều chỉnh xử lý với các tội danh tương ứng như tội tham ô, nếu nguồn tiền đó có nguồn gốc từ tham ô, hay tội nhận hối lộ nếu chứng minh được nguồn tiền đó có từ việc nhận hối lộ ...Cho nên, trong điều kiện, hoàn cảnh này, tôi thấy bổ sung thêm một tội danh gọi là tội làm giàu bất hợp pháp là chưa phù hợp.
Truy ra nguồn gốc tài sản bất chính sẽ chặn tham nhũng hiệu quả (ảnh minh họa)
Giàu bất thường không chứng minh được sẽ bị truy tố
Luật sư nghĩ sao nếu có quan điểm cho rằng đưa vào luật là một việc cần thiết, là sự mở đường về nhận thức để rút ngắn hơn quá trình thực hiện?
Điều này tôi nghĩ cũng đúng nhưng cần hoàn thiện hệ thống quản lý trước hơn là để luật trên giấy quá lâu.
Nếu muốn xử lý "tội làm giàu bất chính", Việt Nam nên đồng bộ hóa các công cụ quản lý khác như thế nào?
Trước hết, chúng ta phải xây dựng và đồng bộ hóa các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ, bất động sản và các động sản có đăng ký quyền sở hữu khác.
Như đã nói, cần phải làm rõ được các thuật ngữ: tiền, tài sản, thu nhập như thế nào là hợp pháp, bất hợp pháp, chính đáng hay không chính đáng. Sau đó chúng ta cần có các công cụ kiểm soát nguồn gốc, giao dịch, di chuyển của các tài sản đó. Ví dụ, dần dần hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và chuyển dịch hẳn sang thanh toán bằng chuyển khoản, thẻ tín dụng là giải pháp tối ưu, cần thiết khi trong kiểm soát tài sản, tiền tệ.
Theo đó, mỗi người dân sẽ có một tài khoản, một thẻ tín dụng để thực hiện việc thanh toán, khi anh giao dịch vượt quá số tiền quy định buộc anh phải thanh toán qua chuyển khoản hoặc thẻ tín dụng.
Đúng thế, như tôi đã nói ở trên, đây là điểm mấu chốt để có thể kiểm soát được nguồn tiền. Điểm mấu chốt để áp dụng điều luật này là phải đưa giao dịch sang chuyển khoản?
Vậy cần giải pháp nào cụ thể hơn để đẩy nhanh quá trình đưa "tội làm giàu bất chính" vào luật?
Nhanh, chậm phải kể đến sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Chắc chắn như đã phân tích, muốn đưa vào luật, chúng ta cần phải tiến hành hoàn thiện, đồng bộ các quy định pháp luật liên quan. Muốn áp dụng các quy định mới vào thực tế, chúng ta cũng cần phải có những cuộc khảo sát, kê khai tài sản trên từng cá nhân để xác định tài sản hiện tại của họ là bao nhiêu (tài sản gốc), trong quá trình kê khai nếu phát hiện ra tài sản bất hợp pháp thì sẽ xử lý. Nếu không chứng minh được tài sản đó là bất hợp pháp thì xem đó là tài sản gốc. Từ đó, nếu phát sinh tài sản nào ngoài tài sản gốc, hay dịch chuyển tài sản gốc sẽ được theo dõi và kiểm soát qua hệ thống tín dụng cá nhân.
Xin cảm ơn luật sư!
Theo Infonet
'Kiều nữ Hải Dương' tiếp tục quậy' Nếu có giấy xác nhận bị tâm thần, "kiều nữ Hải Dương" sẽ được miễn truy cứu mọi trách nhiệm. Kiều nữ Hải Dương cho rằng... mỗi người tự hiểu Chiều 5/5, Công an xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã đưa bà Phạm Thị Thanh Ngọc (SN 1974, Việt kiều Mỹ, người được mệnh danh "kiều nữ Hải Dương")...