Cộng hòa Trung Phi bán tiền điện tử quốc gia từ ngày 21/7
Hồi tháng 4, Quốc hội Cộng hòa Trung Phi đã bật đèn xanh cho phép lưu hành các loại tiền điện tử ở nước này.
Một góc thủ đô Bangui của Trung Phi. Ảnh: Reuters
Đài phát thành Nam Phi SABC đưa tin Cộng hòa Trung Phi sẽ ra mắt đồng tiền điện tử của riêng quốc gia này, với tên gọi là Sango, bắt đầu từ ngày 21/7.
“Tiền kỹ thuật số Sango sẽ có sẵn trên thị trường từ ngày 21/7. Khoản tiền tối thiểu để mua đồng Sango là 500 USD. Số tiền này sẽ được nhận dưới dạng tiền điện tử, trong đó có Bitcoin và Ethereum”, tuyên bố từ dự án tiền kỹ thuật số Sango của Cộng hòa Trung Phi nêu rõ.
Các nhà chức trách cho biết đợt giao dịch đầu tiên sẽ tung ra thị trường 210 triệu đồng Sango với giá 0,1 USD mỗi đồng. Trong thời gian tới, họ sẽ tổ chức thêm 12 phiên giao dịch khác, với giá trị của đồng Sango sẽ tăng lên sau mỗi lần.
Video đang HOT
Ngoài ra, giới chức Trung Phi cũng đã đề xuất một gói dự án đầu tư để sử dụng đơn vị tiền tệ mới của nước cộng hòa này. Ví dụ, một khu đất diện tích 250 mét vuông sẽ được chào bán dưới dạng tiền kỹ thuật số Sango, tương đương với giá 10.000 USD.
Đồng Sango cũng có thể được sử dụng để làm thủ tục nhập quốc tịch Cộng hòa Trung Phi, khi một người cần bỏ ra 60.000 USD để làm tiền đảm bảo trong vòng 5 năm.
Những người đã mua tiền xu Sango song không sử dụng có thể đổi sang các loại tiền điện tử khác.
Nhà lãnh đạo Trung Phi Faustin-Archange Touadera hồi đầu tháng 7 tuyên bố tiền điện tử Sango sẽ là đơn vị tiền tệ thế hệ mới của nước cộng hòa này, đồng thời trở thành một giải pháp thay thế tiền mặt.
Theo ông, dự án Sango sẽ giúp giải quyết vấn đề tài chính khó khăn của Trung Phi, nâng mức tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với thị trường địa phương.
Sau khi được Quốc hội “bật đèn xanh” và Tổng thống Touadera ký duyệt, Trung Phi chính thức là quốc gia đầu tiên ở châu Phi sử dụng tiền kỹ thuật số làm phương tiện thanh toán trong nước.
Động thái trên của Trung Phi đã gây ra sự bối rối và chỉ trích trong cộng đồng quốc tế.
Theo Liên hợp quốc, Cộng hòa Trung Phi là quốc gia kém phát triển thứ hai trên thế giới, nơi chỉ có 14,3% trong số hơn 5 triệu dân được sử dụng điện vào năm 2022, trong đó 71% sống dưới mức nghèo khổ quốc tế (dưới 1,90 USD mỗi ngày) và hơn một nửa đang cần hỗ trợ nhân đạo.
Nước kém phát triển thứ hai trên thế giới khởi động dự án tiền điện tử
Hai tháng sau quyết định sử dụng bitcoin làm tiền tệ chính thức, Cộng hòa Trung Phi đã đưa ra Dự án Sango phát triển đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình bất chấp việc nhiều nền tảng tiền mã hoá đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Cộng hòa Trung Phi sẽ khởi động Dự án Sango dựa trên Bitcoin vào ngày hôm nay. Ảnh: the-news-page.com
Ngày 3/7, Cộng hòa Trung Phi, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và đang chìm trong cuộc nội chiến kéo dài 9 năm, đã chính thức khởi động việc xây dựng đồng tiền điện tử của riêng mình mang tên Sango đồng thời cho biết sẽ tạo ra "trung tâm tiền điện tử đầu tiên của châu Phi" với mức thuế phí bằng 0.
Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Faustin Archange Touadéra đã đưa ra thông báo này trong một "sự kiện trực tuyến" để ra mắt "hệ thống kỹ thuật số mới ứng dụng công nghệ blockchain". Tuyên bố kể trên được đưa ra hai tháng sau khi Cộng hòa Trung Phi trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau El Salvador sử dụng bitcoin làm tiền tệ chính thức - cùng với đồng franc CFA - và hợp pháp hóa việc sử dụng tiền điện tử.
Chưa có chi tiết cụ thể nào được đưa ra về các thể thức và thời gian tạo ra "Sango Coin" này cũng như "Crypto Island", một nền tảng cho phép đồng tiền ảo trên trở thành "chất xúc tác cho quá trình token hóa tài nguồn nguyên thiên nhiên dồi dào" của Cộng hòa Trung Phi.
"Sáng kiến Sango", tên của ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Pháp tại Cộng hòa Trung Phi, xuất hiện vào lúc tiền điện tử trên thế giới đang rơi vào khủng hoảng, nơi giá bitcoin rơi tự do và nhiều nền tảng tiền điện tử có nguy cơ phá sản.
Vào cuối tháng Tư, việc Cộng hòa Trung Phi áp dụng bitcoin như một loại tiền tệ tham chiếu đã gây ra sự bối rối và chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Theo Liên hợp quốc, Cộng hòa Trung Phi là quốc gia kém phát triển thứ hai trên thế giới, nơi chỉ có 14,3% trong số hơn 5 triệu dân được sử dụng điện vào năm 2022, trong đó 71% sống dưới mức nghèo khổ quốc tế (dưới 1,90 USD mỗi ngày) và hơn một nửa đang cần hỗ trợ nhân đạo.
Quỹ đầu cơ tiền điện tử 10 tỉ USD sụp đổ chóng vánh, nhiều nhà đầu tư có thể mất trắng Sự kiện quỹ đầu cơ Three Arrows Capital, quản lý 10 tỉ USD chỉ cách đây hơn 3 tháng, nộp đơn phá sản đã gây ra một vòng xoáy đi xuống bao trùm lên nhiều nhà đầu tư tiền điện tử. Three Arrows Capital sụp đổ trong "dòng thác" đi xuống của các loại tiền điện tử. Mới gần đây vào tháng 3,...