Cộng hòa Séc ngừng nhập khẩu dầu Nga vào mùa hè năm 2025
Cộng hòa Séc sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Nga kể từ tháng 7 năm tới, Phó Chủ tịch công ty đường ống dẫn dầu MERO mới đây cho biết.
Ảnh: OP
Động thái này là một phần trong mục tiêu đa dạng hóa năng lượng của quốc gia Trung Âu – Séc, mặc dù nó phụ thuộc vào việc hoàn thành dự án nâng cấp trị giá 60 triệu USD cho đường ống Trans Alpine (TAL).
Video đang HOT
Việc nâng cấp sẽ tăng gấp đôi công suất của TAL lên 8 triệu tấn mỗi năm, cho phép tăng lượng dầu thô pha trộn thay thế từ Mỹ Latinh, Ả Rập Xê-út và Biển Bắc – giúp việc chuyển dịch khỏi dầu của Nga trở nên dễ dàng hơn.
Động thái của nhà chức trách Séc còn là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga sau cuộc xung đột taịUkraine. Trước đây, Cộng hòa Séc từng phụ thuộc vào dầu thô của Nga cho một nửa nhu cầu dầu của mình, song nước này đã chuyển hướng chiến lược về phía Tây kể từ năm 1995, khi xây dựng đường ống IKL nối TAL với các nhà máy lọc dầu của mình.
Tuy nhiên, một nhà máy lọc dầu do Orlen SA của Ba Lan sở hữu vẫn tiếp tục xử lý dầu của Nga do được miễn trừ lệnh trừng phạt của EU.
Sự chuyển hướng này không phải là không gặp thách thức. Các khoản đầu tư của khu vực tư nhân sẽ rất quan trọng đối với việc mở rộng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khi chính phủ đã ngừng tài trợ cho các dự án như vậy.
Trên thực tế, đường ống Druzhba, di sản của việc nhập khẩu từ Nga, sẽ vẫn là đường ống dự phòng và thậm chí có thể được sử dụng lại để cung cấp dầu thô thay thế từ Ukraine hay Kazakhstan.
Cách tiếp cận của Cộng hòa Séc thể hiện sự cân bằng thực dụng giữa nhu cầu địa chính trị và các giải pháp do thị trường thúc đẩy, với hy vọng đạt được cả an ninh năng lượng cũng như chuỗi cung ứng đa dạng, theo Reuters.
Năm 2022, Thủ tướng Séc Petr Fiala cho biết sự phụ thuộc của Séc vào Nga đối với dầu và dầu diesel là một trong những “rủi ro an ninh lớn nhất” của đất nước, đồng thời nhấn mạnh cần phải đại tu toàn diện điều này.
Tính đến năm ngoái, Cộng hòa Séc đã nhập khẩu 50% dầu thô và 90% khí đốt từ Nga cho các nhu cầu của mình.
Mỹ không yêu cầu Ấn Độ cắt giảm mua dầu của Nga
Ngày 4/4, ông Eric Van Nostrand, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về chính sách kinh tế khẳng định, Washington không yêu cầu Ấn Độ cắt giảm nhập khẩu dầu của Nga bởi vì mục tiêu của các lệnh trừng phạt và mức trần giá 60 USD/thùng do G7 áp đặt là để đảm bảo nguồn cung dầu toàn cầu ổn định - song song với việc tác động đến doanh thu của Moskva.
Đường ống dẫn dầu Druzhba thuộc Nga. Ảnh: themoscowtimes.com/TTXVN
Ông Nostrand cho biết trên tờ New York Times: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là duy trì nguồn cung dầu trên thị trường, nhưng điều chúng tôi muốn làm là hạn chế lợi nhuận của (Tổng thống Nga Vladimir) Putin".
Bên cạnh đó, ông Nostrand cho rằng người mua có thể mua dầu của Nga với mức chiết khấu sâu hơn bên ngoài cơ chế giới hạn giá, nếu họ không sử dụng các dịch vụ của phương Tây như bảo hiểm và môi giới, từ đó cũng giới hạn doanh thu của Nga.
Trong diễn biến khác liên quan, khi được hỏi về việc bán cho các quốc gia phương Tây các sản phẩm tinh chế được sản xuất từ dầu của Nga, bà Anna Morris, quyền Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ, cho rằng điều đó sẽ không vi phạm lệnh trừng phạt. Bà nêu rõ: "Một khi dầu của Nga được tinh chế, từ góc độ kỹ thuật, nó không còn là dầu của Nga nữa. Nếu nó được lọc ở một quốc gia và sau đó được gửi đi, từ góc độ trừng phạt là hàng nhập khẩu từ quốc gia mua thì đó không phải là hàng nhập khẩu từ Nga".
Ấn Độ đã nổi lên như một trong những khách hàng hàng đầu mua dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga kể từ khi các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt và tạm dừng mua dầu của Moskva.
Lượng dầu Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đạt mức cao kỷ lục mới Lượng dầu Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đã tăng 10 tháng liên tiếp, đạt mức cao kỷ lục 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 6, vượt quá tổng nhập khẩu dầu từ Saudi Arabia và Iraq. Ảnh minh họa: energyintel.com Mạng tin Oilprice.com ngày 3/7 đưa ra thông tin trên theo dữ liệu từ công ty phân tích Kpler được Bloomberg...