Cộng hòa Séc chấm dứt phụ thuộc năng lượng Nga
Ngày 14/1, Cộng hòa Séc cho biết đã tăng cường an ninh năng lượng bằng cách hoàn thành một dự án vận chuyển năng lượng từ châu Âu nhằm chấm dứt phụ thuộc nguồn cung cấp dầu từ Nga.
Đường ống dẫn dầu Druzhba. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nhập khẩu dầu Nga không còn cần thiết nữa vì đất nước này có thể nhận được tất cả nguồn cung cấp dầu từ phương Tây.
Cộng hòa Séc đã đầu tư hơn 61 triệu USD để tăng gấp đôi công suất đường ống TAL của Italy lên 8 triệu tấn mỗi năm.
Trước đó, hồi năm 2023, công ty Mero của Cộng hòa Séc thông báo đã ký một thỏa thuận để chấm dứt phụ thuộc dầu mỏ Nga, theo đó nước này cam kết tài trợ mở rộng đường ống dẫn dầu Transalpine (TAL) cung cấp dầu từ Italy đến Trung Âu.
Tuyến đường ống TAL vận chuyển dầu từ cảng Trieste của Italy đến miền nam nước Đức, sau đó kết nối với tuyến đường ống IKL đưa dầu đến Cộng hòa Séc. Công suất của TAL dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 8 triệu tấn dầu hàng năm bắt đầu từ giữa năm 2025.
Video đang HOT
Bộ trưởng Tài chính Zbyněk Stanjura cho biết nhà máy lọc dầu Orlen Unipetrol không có kế hoạch nhập khẩu bất kỳ loại dầu nào của Nga nữa, bắt đầu từ nửa cuối năm nay.
Trước đây, Cộng hòa Séc nhận khoảng một nửa lượng dầu, tương đương 4 triệu tấn, thông qua đường ống Druzhba từ Nga.
Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary là những quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn nhận dầu từ Nga. 24 quốc gia EU khác đã ngừng mua dầu của Nga để tuân thủ lệnh trừng phạt của EU sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Trước đó, trong ngày 10/1, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, trong đó đưa vào danh sách trừng phạt 183 tàu chở dầu, các công ty bảo hiểm và 2 tập đoàn dầu khí lớn – gồm Gazprom Neft và Surgutneftegas – cùng hơn 20 chi nhánh của các tập đoàn này.
Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt mới nhằm thực hiện cam kết của G7 về cắt giảm doanh thu từ năng lượng của Nga. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nhấn mạnh đây là đợt trừng phạt lớn nhất từng được áp đặt đối với ngành năng lượng Nga, nhắm mục tiêu khiến nền kinh tế nước này phải chịu thiệt hại lên tới hàng tỷ USD mỗi tháng.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, Bộ Ngoại giao nước này cũng sẽ triển khai hành động nhằm vào ngành năng lượng Nga, cụ thể là chặn 2 dự án khí đốt thiên nhiên hóa lỏng đang hoạt động, 1 dự án dầu mỏ lớn của Nga và các thực thể của nước thứ ba hỗ trợ hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga.
Phản ứng trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nước Nga đã gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu.
Các lệnh trừng phạt Nga đang gây tổn hại cho châu Âu
Việc trừng phạt năng lượng Nga đã và đang tạo ra một cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt trên khắp châu Âu, khi lạm phát tràn lan và nền kinh tế trì trệ, đồng thời đang là nguyên nhân ngày càng gây chia rẽ về mặt chính trị.
GDP khu vực đồng euro hầu như không tăng trưởng trong quý 2/2023. Ảnh: AP
Tờ The Telegraph của Anh mới đây nhận định rằng các lệnh trừng phạt đang gây tổn hại, nhưng có lẽ châu Âu chứ không phải Nga mới là nơi chịu những tác động nặng nề nhất.
Nga đã thể hiện khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên và các biện pháp trừng phạt đã không có tác dụng làm suy yếu quyết tâm của Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Trong khi đó, các lệnh trừng phạt chắc chắn đã gây ra rất nhiều tổn hại cho châu Âu.
Khi một mùa đông nữa đang đến gần và giá năng lượng lại tăng cao, những rạ.n nứ.t một lần nữa bắt đầu lộ rõ. Ở Đức, ngày càng có nhiều lo ngại về thiệt hại mà cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra đối với mô hình kinh tế từng phát huy tính hiệu quả của nước này, một phần phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng giá rẻ của Moskva.
"Nền kinh tế của Đức sẽ ra sao? Có phải chúng ta sẽ ngừng sản xuất mọi thứ và giống như nước Anh trở thành một nền kinh tế gần như hoàn toàn dựa vào dịch vụ và thao túng tiề.n tệ? Đó không phải là con đường sắp tới cho nước Đức", một đại biểu người Đức đã nói tại Diễn đàn Ambrosetti diễn ra tuần trước ở Italy.
Công bằng mà nói, không chỉ có xung đột ở Ukraine mới làm xáo trộn trật tự kinh tế và chính trị của Đức và châu Âu. Một ví dụ khác, thị trường ô tô châu Âu đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc.
Kế hoạch của EU loại bỏ dần động cơ đốt trong vào năm 2035 đang được xem là mối lo ngại ngày càng tăng ở các trung tâm công nghiệp Bavaria và Rhine của Đức, khiến giám đốc điều hành của BMW, Oliver Zipse, phải cảnh báo trong tuần này rằng việc sản xuất ô tô số lượng lớn ở châu Âu có thể sẽ biến mất.
Các lệnh trừng phạt Nga đang làm tăng thêm "nỗi đau" này. Tuy nhiên, bất chấp những tác hại rõ ràng, sự ủng hộ dành cho Ukraine cho đến nay vẫn được duy trì tương đối tốt trong giới chính trị EU truyền thống.
Chỉ có Hungary là ngoại lệ. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã từ chối đi theo sự đồng thuận của EU và việc phản đối các biện pháp trừng phạt chỉ là một trong nhiều điểm xung đột.
Balazs Orban, cố vấn chính trị của Thủ tướng Hungary cho biết: "Công dân EU hoài nghi về cách tiếp cận hiện tại. Nhiều nước được hưởng lợi từ cuộc xung đột ở Ukraine ngoại trừ châu Âu".
Khi phát biểu bên lề Diễn đàn Ambrosetti, ông Orban nói: "Các biện pháp trừng phạt không có tác dụng. Chúng ta cần một giải pháp ngoại giao". Nhận xét của ông Orban có lẽ phản ánh quan điểm ngày càng phổ biến ở những nơi khác của châu Âu hơn những gì các nhà lãnh đạo EU mong muốn.
Kể từ tháng 8/2022, EU đã ngừng hoàn toàn nhập khẩu than từ Nga, trong khi lượng dầu của Nga xuất sang EU bị cắt giảm nghiêm trọng và sẽ chấm dứt hoàn toàn vào cuối năm 2025. Điều đó đã và đang tạo ra một cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt trên khắp châu Âu, khi lạm phát tràn lan và nền kinh tế trì trệ, đồng thời đang là nguyên nhân ngày càng gây chia rẽ về mặt chính trị.
CH Séc tích đầy 90% kho chứa khí đốt dù thiếu nguồn cung từ Nga Chính phủ Séc tuyên bố lần đầu tiên trong lịch sử họ không còn phụ thuộc vào khí đốt của Nga. CH Séc đã nhập khẩu lượng lớn LNG từ Mỹ để thay thế khí đốt của Nga. Ảnh: Reuters Theo báo Novinky (Séc) ngày 24/7, các kho chứa khí đốt của CH Séc đã đầy 90% cho mùa sưởi ấm sắp tới,...