Cộng hòa Czech nâng cấp khí tài gây nhiễu điện tử cho Việt Nam
Gần đây, Lực lượng Tác chiến điện tử Việt Nam đã tiến hành một số dự án nâng cấp để kéo dài niên hạn, tăng hiệu quả phát hiện, gây nhiễu và chế áp điện tử của các khí tài cũ.
Trong đó, tổ hợp R-934U đã được Công ty Retia (Cộng hòa Séc) thực hiện nâng cấp thành công, song song với Dự án hiện đại hóa radar P-18M.
Tổ hợp khí tài gây nhiễu vô tuyến cơ động R-934U của Lữ đoàn 84 – Cục Tác chiến điện tử do hãng Retia nâng cấp. Nguồn ảnh: RETIA A.S
Nhiệm vụ
R-934 là khí tài gây nhiễu vô tuyến cơ động hoạt động trên băng sóng VHF/UHF, tần số từ 100 MHz – 400 MHz ở mọi phương vị (360o).
Nó được thiết kế để phát hiện, theo dõi các nguồn phát sóng vô tuyến và thực hành gây nhiễu/chế áp các hệ thống thông tin liên lạc VHF/UHF, cũng như vô hiệu các hệ thống điều khiển của máy bay chiến thuật đối phương.
Mục đích chính của gói nâng cấp
Đơn giản hóa công tác vận hành và bảo dưỡng, tăng độ tin cậy và tuổi thọ trong khi giảm chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng.
Video đang HOT
Cải thiện chức năng phát hiện tự động các nguồn phát sóng vô tuyến.
Cải thiện chức năng gây nhiễu các nguồn phát sóng vô tuyến đã phát hiện.
Cho phép lựa chọn các dải sóng để tìm kiếm và tiến hành gây nhiễu.
Tích hợp các khí tài trinh sát và điều khiển riêng rẽ trước đây vào cùng một khối duy nhất.
Mở rộng dải sóng và cự ly trinh sát, tăng gấp đôi số lượng các dải sóng có thể chế áp/gây nhiễu đồng thời từ 4 lên 8.
Quá trình nâng cấp giúp tổ hợp có các đặc tính kỹ chiến thuật vượt trội, cụ thể:
Thay thế khối khuếch đại DL200 bằng khối RJD-400 với máy tính và phần mềm điều khiển hoàn toàn mới, công suất đầu ra đạt trên 18 dBm trong các dải sóng từ 100 MHz – 400 MHz.
Dải sóng này có thể chia nhỏ thành các dải từ 100 MHz – 200 MHz, 200 MHz – 300 MHz và 300 MHz – 400 MHz. Thời gian chuyển giữa các dải sóng nhỏ nhất là 50 s, đồng thời giúp tự động hóa hoàn toàn quá trình gây nhiễu đối với các dải sóng đã chọn.
Thay thế khối khí tài trinh sát và điều khiển (RCS) bằng loại mới giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các chức năng so với nguyên bản.
Khối RCS mới gồm khối thu từ 1 kHz – 3 GHz, cho phép thực hiện nhiệm vụ trinh sát các bước sóng và mở rộng chức năng tím kiếm các tín hiệu mới. Nó cũng bao gồm cả khối thu băng hẹp để tiến hành phân tích các dải sóng được lựa chọn.
Thay thế các khối khuếch đại nguồn tín hiệu đầu vào VG 811, VG 813 và VG 814 bằng các khối VG 811RE, VG 813RE và VG 814RE đạt công suất tới trên 50 dBm đồng bộ với tín hiệu đầu ra.
Lắp đặt bổ sung các nhiều khối tiếp nhận và lọc tín hiệu mới. Tăng khả năng gây nhiễu băng thông rộng
Màn hình hiển thị của tổ hợp khí tài gây nhiễu vô tuyến cơ động R-934U. Nguồn ảnh: RETIA A.S
Như vậy sau nâng cấp, tổ hợp R-934U có các tính năng vượt trội, trở thành khí tài gây nhiễu đúng nghĩa “bình cũ, rượu mới”, đáp ứng được yêu cầu chiến tranh điện tử hiện đại.
Trong thời gian tới, R-934U sẽ tiếp tục sánh vai cùng các khí tài trinh sát/chế áp điện tử thế hệ mới đã tiếp nhận hay các khí tài mà Việt Nam quan tâm và có thể đặt mua từ Nga như 1L267 Moskva-1, 1L269 Krasukha-2 và 1RL257 Krasuha-4.
Theo Tri Thức
Khả năng tác chiến điện tử của Nga đang vượt Mỹ
Với việc đưa vào trang bị thêm hàng chục loại tổ hợp tác chiến điện tử mới, khả năng tác chiến điện tử của Nga đang dần đuổi kịp Mỹ.
Với việc đưa vào trang bị thêm hàng chục loại tổ hợp tác chiến điện tử mới, khả năng tác chiến điện tử của Nga đang dần đuổi kịp Mỹ.
Tạp chí Armyrecognition dẫn thông cáo báo chí của Bộ quốc phòng Nga cho biết, Quân đội Nga sẽ đưa vào hoạt động khoảng 20 loại hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới trong thời gian sắp tới và đây chỉ là một phần trong chương trình mua sắm quốc phòng của Nga trong năm 2015.
Trong đó có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đã hoàn tất quá trình phát triển và đã được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng. Các hệ thống tác chiến điện tử mới này bao gồm: Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Krasukha-S4 và Svet-KU.
Tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-2 của Quân đội Nga.
Đa phần các tổ hợp tác chiến điện tử này đều đã hoàn thành các bài kiểm tra cấp nhà nước của Nga cũng như đáp ứng các yêu cầu về khả năng cơ động và độ tin cậy do Quân đội Nga đề ra.
Cũng cần lưu ý rằng trong chương trình hiện đại hóa quân đội của Nga thì lực lượng tác chiến điện tử là một trong ưu tiên hàng đầu, bằng chứng là việc nước này chi hàng tỷ USD cho việc phát triển và mua sắm các tổ hợp chiến điện tử thế hệ mới.
Trước đó Quân đội Nga cũng đã bắt đầu đưa vào trang bị số lượng hạn chế các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất tiên tiến như Borisoglebsk-2V hay Moskva-1 cho một số lữ đoàn bộ binh cơ giới.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Mỹ thừa nhận đang mất vị trí dẫn đầu lĩnh vực tác chiến điện tử Vào hôm 17-3, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Work đã kí biên bản thành lập Uỷ ban Tác chiến điện tử. Được điều hành bởi lãnh đạo phụ trách mua bán vũ khí Frank Kendall và phó Chủ tịch Bộ Tổng tham mưu, Đô đốc James Winnefeld, uỷ ban này có mục tiêu giữ vững vị thế của Mỹ trong lĩnh vực...