Cộng hòa Congo triển khai tiêm chủng ngừa sốt vàng da cho 4 triệu người
Ngày 6/8, Cộng hòa Congo đã phát động một chiến dịch tiêm chủng phòng ngừa bệnh sốt vàng da hàng loạt, hướng tới hơn 90% dân số từ 9 tháng đến 60 tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng sốt vàng da tại Nam Sudan. Ảnh mimh họa: WHO
Quốc gia này nằm trong vành đai bệnh sốt vàng da châu Phi. Hơn 4 triệu người tại 11 địa phương của Congo là đối tượng của đợt tiêm chủng lần này với mục tiêu đạt được tỷ lệ bao phủ vaccine hơn 95% trên toàn quốc.
Chiến dịch được hỗ trợ bởi Liên minh vaccine (Gavi), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Giám đốc điều hành các chương trình quốc gia của Gavi, Thabani Maphosa, cho biết: “Bệnh sốt vàng da đặc hữu ở Tây và Trung Phi, làm gần 60.000 người châu Phi tử vong mỗi năm, nhưng những người này có thể được cứu sống nhờ loại vaccine hiệu quả cao này”.
Trên 13.800 chuyên gia y tế đã được Chính phủ Congo huy động cho chiến dịch dự kiến kéo dài trong 7 ngày. Trong đó, Pointe Noire là địa phương duy nhất không tham gia chiến dịch lần này vì nơi đây đã được hưởng lợi từ một chiến dịch tiêm chủng khác trước đó với mức độ bao phủ vaccine là 93%.
Tỷ lệ tiêm phòng sốt vàng da đã tăng từ 54% năm 2005 lên 80% năm 2015. Người đứng đầu Nhóm tiêm chủng và các bệnh có thể phòng ngừa được (MEV) của Văn phòng WHO tại Congo, Edouard Ndinga, cho biết “Với sự giúp đỡ của các đối tác, Chính phủ Congo sẽ cố gắng hết sức để đạt được các mục tiêu của chiến dịch và kiềm chế dịch bệnh đang hoành hành tại quốc gia này”.
Video đang HOT
Chiến dịch này là một phần của chiến lược toàn cầu nhằm loại bỏ dịch sốt vàng da vào năm 2026. Chiến dịch sẽ được lồng ghép với một chiến dịch tiêm chủng khác, chống lại bệnh sởi và rubella, do Chính phủ CH Congo thực hiện với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới.
Dịch sốt vàng da đã xảy ra trong những năm gần đây ở CH Congo (và ở các nước láng giềng như Angola và CHDC Congo) là mối đe dọa đối với đất nước này và đang có khả năng cao bùng phát thành đợt dịch bệnh mới. Sốt vàng da là một bệnh xuất huyết cấp tính do virus lây truyền qua muỗi nhiễm bệnh, có khả năng gây tử vong, song đã có một loại vaccine cực kỳ hiệu quả để chống lại bệnh này.
Chiều 22/4: 31 tỉnh, thành nào đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi?
Đến chiều 22/4, cả nước đã tiêm gần 211,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại. Sau 1 tuần triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, đến nay đã có 31 tỉnh, thành phố tiêm cho trẻ trong độ tuổi này.
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy, đến 14h00 ngày 22/4, cả nước đã tiêm gần 211,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 21/4 đã tiêm hơn 723.490 liều vaccine phòng COVID-19, cao gấp 1,5 lần số mũi tiêm so với ngày trước đó.
Tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của người trên 18 tuổi là 100%; mũi 3 là 53,7%; tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của trẻ từ 12- 17 tuổi lần lượt là 100% và 96%.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 193.152.894 liều, trong đó mũi 1: 71.424.009 liều; Mũi 2: 70.067.924 liều; Mũi bổ sung: 15.103.741 liều và Mũi 3: 36.557.220 liều.
Sau 1 tuần triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, đến sáng nay có 31 tỉnh, thành triển khai tiêm cho trẻ trong độ tuổi này. Ảnh: Trần Minh
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.280.462 liều, trong đó mũi 1: 8.843.756 liều; Mũi 2: 8.436.706 liều.
Liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, sáng 22/4, TP Đà Nẵng triển khai tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Dự kiến, thành phố tổ chức tiêm từ ngày 22-27/4, số liều vaccine sử dụng cho đợt này là 10.300 liều. Đà Nẵng sẽ ưu tiên tiêm trước cho nhóm trẻ 11 tuổi đang học lớp 6 tại các trường trên địa bàn.
Tại điểm tiêm Cung Thể thao Tiên Sơn (quận Hải Châu), công tác tổ chức tiêm vaccine diễn ra đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho trẻ đến tiêm. Sở Y tế thành phố đã cử cán bộ hỗ trợ tại điểm tiêm chủng; bố trí xe cấp cứu, bác sĩ trực sẵn sàng xử trí nếu có trường hợp biến chứng sau tiêm xảy ra.
Ngành Y tế Đà Nẵng đã bố trí 45 điểm tiêm tại 8 địa điểm trên địa bàn thành phố, dưới sự phụ trách của 7 Trung tâm Y tế quận/huyện và Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Ngày đầu tiên (22/4), triển khai 10 điểm tiêm tại hai địa điểm là Bệnh viện Ung bướu và Cung Thể thao Tuyên Sơn cho khoảng 500 học sinh.
Như vậy, sau 1 tuần triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, đến sáng nay có 31 tỉnh, thành phố triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là TP Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, TP HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Bạc Liêu, Thanh Hoá, TP Cần Thơ và TP Đà Nẵng.
Tính đến chiều ngày 21/4, số liệu báo cáo của 28 tỉnh, thành phố về Bộ Y tế cho thấy đã có gần 127.000 liều vaccine được tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.
Đến nay ghi nhận một số trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi... Không ghi nhận trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi. Sơ bộ ban đầu tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi thấp hơn thông báo của nhà sản xuất.
Việt Nam cũng đã nhận được 4,6 triệu liều vaccine Moderna từ Úc viện trợ để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Hiện cơ quan chức năng của Bộ Y tế đã phân bổ hơn 2,3 triệu liều để phục vụ công tác tiêm chủng của các địa phương. Số vaccine còn lại sẽ phân bổ cho các địa phương ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục kiểm định chất lượng.
Theo Bộ Y tế, xác định vaccine phòng COVID-19 vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả. Vì vậy, cần đẩy mạnh thần tốc hơn nữa việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng theo chỉ định; hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong tháng 4/2022;
Đẩy nhanh việc cung ứng vaccine, quyết tâm cao nhất để hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong quý II/2022.
Tiếp tục nghiên cứu việc tiêm vaccine mũi thứ 4 cho các đối tượng chỉ định, nhất là các đối tượng nguy cơ cao.
Bộ Y tế bảo đảm cung ứng đủ vaccine, các địa phương tổ chức tiêm chủng an toàn, khoa học, hiệu quả.
Bộ Y tế: Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 sau 3 tháng thì tiêm vaccine phòng COVID-19 Thông tin tại cuộc gặp mặt báo chí về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi sáng ngày 13/4, GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, ước tính có khoảng 3,6 triệu trẻ ở nước ta đã mắc COVID-19. Việc tiêm chủng cho đối tượng này được thực hiện sau 3 tháng...