Cọng hành, bó cải bỗng thành “của” quý của nhiều gia đình tại Sài Gòn, thay đổi luôn cách dùng rau thịt trong mỗi bữa ăn!
Giờ “tài sản” của mỗi chị em nội trợ hơn nhau là ở “độ dày” bên trong tủ lạnh. Và những món quà quê thật sự đáng quý hơn bao giờ hết.
Cả 3 chợ đầu mối của TPHCM là Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức ngừng hoạt động do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, việc hơn phân nửa số chợ truyền thống hiện tại cũng tạm đóng cửa dẫn đến việc cung ứng hàng hóa ở TP.HCM trở nên khó khăn.
Ngày trước khi có nhiều sự lựa chọn, người Sài Gòn muốn gì có đó, chỉ cần bỏ một chút kinh phí, thế nhưng ở thời điểm hiện tại kinh phí chưa hẳn đã giải quyết được các vấn đề về lương thực nếu như không thay đổi thói quen.
Người Sài Gòn bỗng dưng quý rau củ như vàng, nhiều món khó mua nên chọn cách tìm người ở quê gửi lên dùng tạm.
NGƯỜI SÀI GÒN THAY ĐỔI THÓI QUEN, BẤT NGỜ QUÝ RAU CỦ QUẢ NHƯ VÀNG
Sản lượng thực phẩm mà 3 chợ đầu mối Thủ Đức – Bình Điền – Hóc Môn cung cấp cho cả thành phố chiếm đến 70%. Chính vì thế mà khi các khu chợ này đóng cửa, thị trường nông sản, thực phẩm ở TP.HCM gặp nhiều khó khăn.
Nhiều người than vãn rằng giờ cứ hễ ra chợ thấy còn gì là mua đó, không cả nể, miễn là thứ đó có thể để được lâu ngày. Hoặc trên tinh thần tương tự, người đi siêu thị không còn mặc cả đồ tươi hay héo, ngon hay dở mà chỉ cần có sẵn và có đủ là được.
Một bức ảnh được lan truyền trên mạng khắc hoạ rõ sự quan trọng của rau củ quả với người Sài Gòn ngay lúc này
Nhận ra điều này, một số gia đình đã thay đổi, giải pháp tối ưu nhất mà họ áp dụng chính là: Thay đổi có kế hoạch và Tiết kiệm.
Thói quen đi chợ của người Sài Gòn không còn là mỗi ngày nữa mà thay vào đó là hàng tuần hay thậm chí hàng tháng để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng.
Nhiều gia đình cũng đã bắt đầu “áp dụng” chính sách tiết kiệm và trân quý các loại lương thực từ đắt đến rẻ. Trái bí, quả cà, mớ rau lúc này là cực kỳ “có giá”.
Video đang HOT
Loạt rau củ quả này được chuyển từ miền Tây lên Sài Gòn, rau khá tươi và giá cả cũng không có sự chênh lệch quá nhiều.
“Bình thường nhà em ăn xong không có thói quen cất thức ăn thừa, lãng phí một chút nhưng bảo vệ được sức khoẻ của cả gia đình vì không phải thức ăn nào để qua đêm cũng an toàn để có thể hâm nóng lại. Còn thời gian này giá cả leo thang, khó mua nên nghĩ cách tiết kiệm đồ ăn. Chia kỹ từng phần ăn, chỉ nấu vừa đủ có khi cũng thiếu chứ không nấu dư” , bạn D.H.U (29 tuổi, ngụ Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ.
Bảo quản thực phẩm cũng là một trong những cách tiết kiệm chúng. Ảnh: Nguyễn Quỳnh Hoa
Bài học về tiết kiệm lương thực, thực phẩm nay đã được người thành thị bậc nhất áp dụng trong xu thế hiện nay. Rất nhiều hình thức tiết kiệm thực phẩm, từ thịt cá đến rau củ quả được người Sài Gòn ứng dụng thực tế chứ không còn trên lý thuyết suông. Chẳng hạn, bữa cơm chỉ nấu vừa đủ chứ không nấu thừa, phần thức ăn thừa nếu có sẽ được bảo quản kỹ lưỡng cho bữa ăn sau, một số gia đình còn lên thực đơn cụ thể để tính toán tránh hao hụt thực phẩm.
“Không biết làm sao nếu không mua được đồ ăn ngay lúc này mà chỉ có có thể cầm cự bằng mì gói, đành rằng không chết vì thiếu đồ ăn nhưng cả gia đình mà cứ trông vào đồ tươi mà không có thì tinh thần đâu nữa mà phấn chấn”, bạn H.U nói.
Nhiều gia đình còn chuẩn bị sẵn thực phẩm cho hai tuần liền
NHỮNG BÀI HỌC ĐẮT GIÁ VỀ “NGÂN HÀNG THỰC PHẨM” GIỮA ĐẠI DỊCH
Chợt nhớ bài học về “ngân hàng thực phẩm” được người dân châu Âu áp dụng từ hơn 30 năm nay. Cụ thể, với mỗi lần thực phẩm đóng gói, nông sản trở nên dư thừa, phải bán đổ bán tháo, Liên minh châu Âu sẽ mua lại và chuyển miễn phí cho các tổ chức từ thiện. Cách làm này đã giúp họ tiết kiệm được rất nhiều các loại thực phẩm.
Từ các thực phẩm ăn liền đến các món có thể dự trữ lâu dài, người dân châu Âu cho vào thùng giấy và phân phát khắp nơi, những nơi có đông người thất nghiệp, vô gia cư. Ngoài ra một số người rộng rãi quỹ thực phẩm có thể đến và góp thêm để tránh lãng phí.
Ở Việt Nam, mô hình “ngân hàng thực phẩm” của một nhóm học sinh ở các trường THPT Hà Nội cũng được duy trì gần 7 năm từ 2014 đến nay. Mô hình này được thực hiện dựa trên hình thức các nhóm học sinh tham gia sẽ vận động, xin những suất ăn dư thừa còn nguyên vẹn về hình thức, chất lượng từ các nhà hàng, doanh nghiệp,… các thực phẩm này được bảo đảm nghiêm ngặt về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng gói kỹ lưỡng trước khi gửi đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Kể từ khi được thành lập đến thời điểm hiện tại, mô hình này đã trao được hàng nghìn suất ăn miễn phí cho người lang thang, cơ nhỡ, người nghèo. Đơn vị tổ chức cũng đã đứng ra kêu gọi hàng chục nghìn người ký cam kết không lãng phí thực phẩm, nâng cao ý thức tiết kiệm, không lãng phí.
Các ngân hàng thực phẩm tránh lãng phí ở châu Âu
Nhìn chung các mô hình này đều hoạt động dựa trên mục đích chung là tiết kiệm – tiết kiệm và tiết kiệm điều mà hàng trăm nghìn người phải làm vào tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, lương thực, thực phẩm trở nên khan hiếm và đắt giá hơn bao giờ hết.
Đi ăn hủ tiếu nhưng hết bàn đành sang quán nước ngồi nhờ, cô gái Sài Gòn "đứng hình" vì đứng lên liền bị tính 10 nghìn tiền "phí ngồi"?!?
Mặc dù không tiếc 45k để ăn 1 tô hủ tiếu, song cô gái trẻ lại bức xúc vì quán nước đòi 10k mà không nói rõ lý do.
Câu chuyện gây tranh cãi ồn ào trên mạng xã hội này vừa mới xảy ra cách đây không lâu tại vòng xoay Cống Quỳnh, quận 1. Nhóm của cô gái lên tiếng "bóc phốt" quán nước có 3 người tất cả, do quá bức xúc với cách thu tiền mập mờ của quán nước gần tiệm hủ tiếu nổi tiếng Sài Gòn nên họ đành phải đăng lên mạng để hỏi ý kiến mọi người.
Cô gái trả tiền cho nhóm chia sẻ rằng cô đưa 2 người em ra bến xe để đi Nha Trang, vì đói bụng nên họ mới tìm quán ăn trong khi chờ đợi: "Lúc mình tới quán là 7h15, mình định vào quán ngồi nhưng quán đã full bàn và đợi hơi lâu, 8h xe chạy nên mình đành qua quán nước ven đường sát bên ngồi ăn để kịp giờ ra xe (mình đã biết trước là mua nước mới được ngồi nhưng vẫn chấp nhận qua ngồi nhé).
Mình đi 3 người kêu 2 ly cam vắt, 1 ly rau má, từ lúc ngồi tới lúc mình ăn hết tô hủ tiếu thì 2 ly cam mới ra, và chưa làm ly rau má cho mình nên mình bảo chú ơi không cần làm nữa, và mình tính tiền đi luôn cho kịp giờ!
3 tô hủ tiếu 135k, 45k 1 tô. 2 ly cam con bé ban đầu order tính 15k/ly, 2 ly 30k. Xong lúc mình đứng dậy chuẩn bị đi thì con bé chạy ra xin mình thêm 10k?".
Nhóm khách trẻ tỏ ra khá hoang mang khó hiểu, hỏi lại luôn rằng tại sao lại thu thêm 10k, liệu có phải do quên mang nước rau má nên tính thêm tiền bù hay không. Song rất tiếc, dù hỏi đi hỏi lại thì cô bé nhân viên quán nước vẫn né tránh và chỉ nói "Chị cứ cho em thêm 10k là được!".
Chính 10k này đã khiến cho nhóm khách trẻ khá tức giận. Ban đầu, cô gái lớn tuổi nhất định kiên quyết không trả để quán nước trình bày rõ lý do thu khoản tiền vô lý, nhưng vì vội đưa 2 người em ra xe khách nên đành rút ví thanh toán nốt cho xong chuyện.
"Bé em mình hối ra xe trễ giờ nên mình trả 10k, rồi về up bài này cho mọi người cùng biết, và nếu có ăn thì nhớ hỏi giá nước hông thì té té ra càng tốt nhé! Làm ăn kiểu đó chỉ dựa được lúc quán hủ tiếu đông thôi nhé, chứ bán khách bên ngoài vậy thì được 3 bữa thôi nha".
Sau khi đọc xong lời chia sẻ của vị khách nữ trẻ tuổi, nhiều bình luận của cư dân mạng thắc mắc không biết cô bóc phốt quán hủ tiếu hay quán nước, và quán nước thì liên quan gì đến quán ăn. Đúng ra là nhóm khách 3 người đã ngồi nhờ quán nước ngoài đường để gọi hủ tiếu sang ăn, do quán ăn hết chỗ. Vấn đề gây tranh cãi ở đây chính là 10k mà quán nước đòi thu nhưng không nói rõ lý do, khiến cô gái trả tiền không chấp nhận được, dù số tiền đó chẳng đáng là bao.
Người thì bình luận bên dưới bài đăng cho rằng 10k quá ít nên thôi coi như làm phước cho quán nước, không cần phải bê lên mạng ầm ĩ. Người thì bảo đăng hẳn hình quán nước lên cho dân tình cùng né. Nhưng cũng có một số người quay ngược sang chỉ trích cô gái, cho rằng cô "bóc phốt" vớ vẩn.
Sự việc này đã thu hút hàng trăm người nhảy vào tranh cãi cùng lúc, hiện tại vẫn đang là tâm điểm bàn tán ầm ĩ trên một group của cộng đồng người Sài Gòn. Nhiều ý kiến cho biết họ đã từng rơi vào hoàn cảnh giống cô gái trên, ở chính quán nước mà cô ấy ngồi bởi họ cũng phải ngồi ké khi tiệm hủ tiếu đông khách hết bàn. Cả chủ nhân bài post lẫn cư dân mạng đều suy diễn rằng 10k này là tiền "phí ngồi", quán nước tự ý thu nhưng không dám nói công khai với khách do không có bảng giá niêm yết rõ ràng.
ĐỘC QUYỀN: Cường Đô la nắm tay Đàm Thu Trang cùng đại gia Minh Nhựa đến chúc phúc cho Phan Thành và Primmy Trương, đây đúng là siêu đám cưới thật rồi! Đây được xem là "siêu đám cưới" đầu năm 2021 được mong chờ nhất giới thượng lưu. Tối nay (29/1) là ngày diễn ra đám cưới của thiếu gia Phan Thành và tiểu thư Primmy Trương. Đây là một trong những "siêu đám cưới" được giới thượng lưu mong ngóng nhất từ đầu năm 2021. Tiệc cưới của cả hai được tổ chức...