Công dụng sức khỏe của trà Ô long
Các chất khoáng vô cơ của trà này giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh, có lợi cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết, chống loãng xương.
Nhiều người thường nhầm lẫn các loại trà khác nhau được trồng từ những giống trà riêng biệt. Nhưng tất cả các loại trà đều “cùng một mẹ”, là cây trà hay còn gọi là cây chè, tên khoa học Camellia Sinensis. Cây trà có nguồn gốc ở Đông Nam Á nhưng ngày nay được trồng phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya hiện là những nước trồng trà nhiều nhất. Tại Việt Nam, cây trà được trồng nhiều nơi, phổ biến nhất ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Yên Bái.
Các loại trà đều có chung “một mẹ” là cây trà có tên khoa học Camellia Sinensis.
Các loại trà phổ biến hiện nay gồm trà xanh, trà trắng và trà đen. Sở dĩ có sự khác nhau giữa các loại trà là do quá trình lên men và chế biến, tạo nên những hương vị, tác dụng khác nhau, tương ứng với các tên gọi phổ biến như trên.
Trà xanh hay còn gọi là lục trà là loại nguyên thủy, sau khi hấp, được sấy khô và không lên men. Trong khi đó, trà trắng, tên gọi khác là bạch trà lại được hấp ngay sau khi hái rồi sấy khô để chống lại sự lên men. Vì vậy, bạch trà được xem là loại thuần khiết nhất. Điểm nổi bật của bạch trà là khi pha nước trà vẫn có màu trắng. Hồng trà, chính là trà đen được ưa chuộng ở phương Tây lại được lên men hoàn toàn trước khi sấy khô.
Trong những loại trà trên, trà Ô long đứng riêng biệt, tạo nên một điểm nhấn thú vị với quy trình bán lên men, tức lên men không hoàn toàn. Chính sự lên men “nửa mùa” với độ khéo léo, chuẩn xác của quy trình chế biến khác nhau sẽ cho ra nhiều chủng trà Ô long đa dạng có hương vị độc đáo và tinh túy.
Để đạt được sự thơm ngon, thuần khiết, trà Ô long cũng được đảm bảo tiêu chuẩn chế biến cơ bản như các loại trà khác như: trồng ở những vùng có điều kiện tự nhiên ưu đãi, được tuyển chọn từ những búp trà non, tươi ngon, được thu hoạch thủ công bằng tay theo nguyên tắc một búp và hai lá trên một nhánh trà.
Video đang HOT
Trà Ô long được ưa chuộng vì hương vị tinh tế và có nhiều giá trị cho sức khỏe.
Sau khi thu hoạch, được phơi và lên men theo mức độ khác nhau sẽ cho ra nhiều loại trà Ô long, như: lên men mức độ nhẹ (10% – 20%) tạo nên trà Bao Chủng (Pouchong tea), được ướp với hoa nhài. Lên men mức độ trung bình (20%-50%) là quy trình chế biến của trà Ô long Đài Loan, trà Thiết Quan Âm (cũng là một dạng của trà Ô long); mức độ cao (từ 50% – 80%) sẽ cho ra một loại trà với tên gọi rất mỹ miều – Ô long Sâm panh (Champagne Oloong)
Quy trình lên men độc đáo của trà Ô long không làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có của cây trà. Ngược lại, nó còn mang đến những giá trị cộng thêm cho sức khỏe người dùng.
Trà Ô long có một lượng dồi dào OTPP (Oolong tea Polymerized Polyphenols), là một hoạt chất tự nhiên, sản sinh khi các enzyme chuyển hóa trong quá trình bán lên men. Chất này giúp cơ thể giảm việc hấp thụ chất béo, giảm cholesterol trong cơ thể. Vì thế, những tách trà Ô long mang lại giá trị cho việc kiểm soát cân nặng của người dùng.
Việc thường xuyên uống trà Ô long có thể giúp giải quyết vấn đề về da và cải thiện màu sắc của da của người dùng. Trà có tác dụng làm ẩm da, tăng tính đàn hồi, làm căng da, đưa máu tưới da, chuyển hóa chất béo, nên có tác dụng loại bỏ phản ứng oxy hóa có hại đối với sức khỏe da, làm tăng sự trao đổi chất, có lợi trong việc giảm cân và duy trì cân nặng.
Ngoài ra, nguồn vitamin phong phú cùng với các acid amin có trong lá trà làm cho trà Ô long trở thành một thức uống bổ dưỡng, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, các chất khoáng vô cơ giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh, có lợi cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết, chống loãng xương có hiệu quả. Hơn nữa, cafein và theophyllin trong lá trà có tác dụng kích thích não, hệ tuần hoàn và hô hấp; tăng cường sức làm việc của trí óc và của cơ làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp tim; giúp tiêu hoá được tốt hơn và giúp lợi tiểu…
Phương Thảo
Theo VNE
Chữa bệnh tiểu đường bằng loại cây mọc hoang dân dã
Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo... là một loại rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, mương, hồ và đầm lầy.
Theo Đông y cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn vào kinh tâm, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc... Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc từ rau bợ.
Bài 1:
Rau bợ 20g, lá sen non 30g tất cả nấu canh ăn hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận, an thần hạ áp, trị sang nở, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hoá chức năng gan...
Bài 2:
Cỏ bợ 50g, rau muống 50g tất cả đem nấu canh, dùng trong 7 - 10 ngày hoặc đến khi hết phù. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù, thích dụng trong các trường hợp phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim, phù do tỳ trợ vận kém ...
Bài 3:
Cỏ bợ 100-200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống liên tục 7- 10 ngày có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, cường thận, mạnh bàng quang, thông niệu đạo, bài sỏi. Thích dụng cho các trường hợp mắc sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản, trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mẩn ngứa, mày đay, rôm sảy...
Bài 4:
Cỏ bợ 50-100g, lá sen non 30g, cỏ nhọ nồi 20g, tất cả sơ chế đem xào hoặc nấu canh ăn 5-10 ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải thử, bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Thích dụng cho những người chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, suy tĩnh mạch chi, rong kinh, phiền nhiệt, háo khát... Ngoài ra có thể vắt lấy nước cốt uống hằng ngày.
Bài 5:
Rau bợ 30-50g, lá vông non 20g, tất cả đem nấu canh ăn 5-7 ngày, bài thuốc có tác dụng nâng cao chính khí, an thần gây ngủ, thư giãn thần kinh, nhuận tràng. Thích dụng trong các trường hợp: suy nhược thần kinh, làm việc trí óc căng thẳng, đau đầu mất ngủ, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại...
Bài 6:
Cỏ bợ 200-300g, rau rửa sạch thái nhỏ, cua đồng 200g, đem sơ chế giã lọc lấy nước cốt. Tất cả đem nấu canh ăn hằng ngày, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, an thần, bồi bổ cơ thể, kích thích quá trình tổng hợp, phát triển, tái tạo tế bào xương. Tốt cho những người gãy xương, loãng xương, trẻ em còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu canxi, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể...
Chú ý: Rau bợ mọc sâu dưới bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt đi vị tanh của bùn. Hơn nữa do rau có tính hàn nên những người tỳ, vị hư nhược hay tỳ thận dương hư có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh không nên dùng.
Theo Trí Thức Trẻ
Nước mát trong mùa nắng nóng Đây là các loại thực - thảo dược rất quen thuộc, rẻ tiền và dễ tìm giúp bạn tự chế biến những đồ uống giải khát bảo vệ sức trong mùa nóng. Dừa Dùng nước dừa uống để bổ dưỡng và giải khát. Ngày uống 2-3 trái, không thêm đường, muối, ướp lạnh càng tốt. Rau má Ngày dùng 50 g cây tươi...