Công dụng kỳ diệu của nghệ vàng
Nghệ không chỉ làm gia vị để tạo màu cho món ăn mà đặc biệt nghệ còn dùng để làm thuốc, có nhiều loại nghệ nhưng công dụng nhất là loại nghệ vàng.
Nghệ có tên curcuma longa Linn thuộc họ gừng, thân rễ nghệ vàng chứa tinh dầu, ngoài ra còn có chất curcumin… Theo y học cổ truyện, nghệ vàng được phân làm hai vị thuốc. Thân rễ to được gọi là khương hoàng, các củ nhỏ mọc ra từ thân rễ được gọi là uất kim. Uất kim thường có màu đỏ hơn.
Khương hoàng có vị cay, đắng, tính ấm với công năng hành khí, phá huyết ứ, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, sinh cơ. Dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở, phụ nữ sau đẻ máu xấu không sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết, sang chấn, té ngã, vết thương lâu liền miệng… Ngày dùng 6 – 12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Còn uất kim có vị cay, đắng hơi ngọt, tính hàn với công năng hành khí, hóa ứ, thanh tâm, giải uất, lương huyết. Dùng trị can khí uất kết, viêm gan mật, tắc mật, huyết ứ, xuất huyết đường tiêu hóa. Ngày dùng 3 – 9g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Bác sỹ Lê Đắc Quý, Hội Đông y Hà Nội cho biết, nghệ có tác dụng nhuận gan, lợi mật, sát khuẩn, sát trùng. Với y học hiện đại nghệ vàng có tác dụng ức chế virus, chống oxy hóa.
GS. TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, nghệ vàng là cây thuốc quý được đánh giá cao trong số vô vàn các cây thuốc cổ truyền. Hoạt chất chính tạo nên màu vàng và tác dụng của nghệ là curcumin. Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh curcumin có nhiều hoạt tính sinh học quý như chống viêm, chống ung thư, bảo vệ gan, thận…Củ nghệ không chỉ có tác dụng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng mà nó còn có hiệu quả mạnh mẽ lên hầu hết các bệnh mạn tính như: ung thư, các bệnh tim mạch, gan mật, Alzheimer, mỡ máu…
Trong đông y, nghệ vàng dùng để chữa dạ dày, chữa vết thương lở loét, hoặc là trường hợp phụ nữ sau khi sinh khí huyết kém, da dẻ không được tươi sáng, hồng hào. Nhiều người đã dùng bột nghệ bôi khắp cơ thể, giúp cho da đàn hồi tốt và khí huyết lưu thông.
- Hòa nghệ vàng với sữa, sữa chua để bôi lên mặt giúp cho da hồng hào hơn.
- Bột nghệ hòa với mật ong để chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng.
- Bột nghệ rất tốt cho da, đối với các vết thương, bột nghệ giúp da mau liền, mau lên da non và không để lại sẹo.
Cách làm đẹp từ nghệ tươi
Video đang HOT
- Nghệ tươi rửa sạch, thái lát mỏng sau đó giã nhuyễn. Khi nghệ đã nhuyễn bạn cho vào chén và trộn thêm 1 muỗng dầu mè. Trộn đều hỗn hợp và đắp lên mặt và giúp da mịn màng, tươi sáng.
- Nghệ tươi rửa sạch, xay nhỏ lọc lấy nước hòa với mật ong, hoặc sữa tươi uống ngày 2 lần, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh, dưỡng nhan sắc, giúp da mịn màng.
- Trị đau dạ dày: Nghệ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sau đó tán thành bột mịn hòa cùng với mật ong, viên lại thành những viên nhỏ. Mỗi ngày dùng một ít và dùng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ giúp bạn hết bị đau dạ dày.
Nghệ vàng có nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ.
Một số bài thuốc từ nghệ vàng
Kinh nguyệt không đều: Nghệ vàng, xuyên khung, đào nhân, mỗi vị 8g; ích mẫu, kê huyết đằng, mỗi vị 16g; sinh địa 12g. Sắc uống ngày một thang. Uống liền 2 – 3 tuần, trước khi có kinh. Uống vài ba liệu trình cho đến khi các triệu chứng ổn định.
Đau bụng kinh: Uất kim 15g, huyền hồ 10g. Cả hai đều chích giấm. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống trước bữa ăn. Uống 2 – 3 tuần.
Trướng bụng, đau bụng: Khương hoàng hoặc uất kim, hương phụ, sài hồ, đồng lượng 9 – 12g. Sắc uống hoặc làm thuốc bột, ngày một thang, uống trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ.
Viêm gan virus cấp tính: Nghệ 12g; nhân trần, bồ công anh, bạch mao căn mỗi vị 40g; chi tử 16g; đại hoàng, hoàng liên mỗi vị 9g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần lễ.
Viêm gan mãn tính: Nghệ 4g; côn bố, đình lịch tử mỗi vị 12g; hạt bìm bìm, hải tảo mỗi vị 10g; quế tâm 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn.
Sỏi gan, sỏi mật: Uất kim, phèn chua đồng lượng 10g. Hai vị tán bột uống ngày một thang, trước bữa ăn. Nếu có mật gấu gia thêm thì càng tăng công hiệu.
Mụn nhọt: nghệ vàng 100g, củ ráy dại 150g, dầu vừng 150g, nhựa thông, sáp ong 70g. Nghệ và củ ráy gọt vỏ, thái mỏng, giã nát. Cho hỗn hợp này vào dầu vừng nấu nhừ. Lọc bỏ bã, thêm nhựa thông, sáp ong vào đun nóng cho tan, quấy đều để nguội, phết lên giấy bản, dán vào mụn nhọt.
Theo VNE
Bài thuốc hay từ cây thìa là
Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, lá, quả và hạt thìa là còn được dùng để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc.
Thìa là hay thì là có tên khoa học Anethum graveolens. Là một loại rau gia vị quen thuộc có từ lâu đời và không thể thiếu trong nhiều món.
Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, lá, quả và hạt thìa là còn được dùng để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy thìa là có thể phòng trừ tiêu chảy và hạn chế ngộ độc thực phẩm, nên ăn nhiều thìa là trong bữa ăn hoặc sau bữa liên hoan uống ly trà hãm hạt thìa là sẽ rất tốt cho tiêu hóa và tránh đầy bụng, tránh tiêu chảy.
Hạt được dùng để lấy dịch chiết điều chế thuốc chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh hoặc ngậm chữa đau răng. Ngoài ra còn có tác dụng chữa xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mạch não dẫn tới nhức đầu, dùng liều như dưới dạng thuốc hãm: 1 - 2 thìa cà phê hạt thìa là trong một lít nước sôi hoặc 50 - 100ml dịch chiết chia uống trong ngày, nhưng chỉ uống 2 lần, liên tục trong nhiều ngày. Khi có triệu chứng khó ngủ hoặc bị kích thích nhiều quá, cũng có thể uống trà thìa là trước khi ngủ.
Đông y cho rằng, lá thìa là có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận.
Thìa là không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc tốt
Dưới đây là một số phương thuốc tiêu biểu chữa bệnh từ thìa là:
Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1 - 2 muỗng nước sắc lá thìa là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thìa là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: Chất dầu trong hạt thìa là rất hữu hiệu để chữa chứng no hơi, đầy bụng. Lấy hạt thìa là chiên trong một lượng tối thiểu bơ cùng với đồng lượng hạt của cây cỏ cari (fenugreek), hỗn hợp này được xem như một loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính. Để đạt hiệu quả tối đa có thể nướng hạt cho vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, dùng 2 - 3 lần trong ngày.
Giúp hơi thở thơm tho: Hạt thìa là có đặc tính làm phân hóa hơi trong dạ dày, nhai 5 - 7 hạt thìa là mỗi ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho.
Chứng mất ngủ: Ăn canh rau thìa là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.
Chữa bệnh đường hô hấp: Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi, dùng khoảng 60g hạt thìa là chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt sưng tấy: Giã nát lá thìa là tươi thành khối nhão rồi đắp lên mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thìa là đun trong dầu vừng được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.
Chữa rối loạn kinh nguyệt: Thìa là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai, dùng 60g dịch chiết lá thìa là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày.
Theo VNE
Cách phân biệt nấm lim xanh thật và giả Mấy năm nay, nhân dân ta phát hiện ra tác dụng kỳ diệu chữa một số bệnh hiểm nghèo của nấm lim xanh. Thực tế, nhiều người bệnh hiểm nghèo đã vượt qua lưỡi hái tử thần nhờ uống nấm lim xanh. Trong số đó có 2 người vốn là đồng đội của tôi. Đó là ông Trần Huy Vĩnh Ổn, năm nay...