Công dụng chữa bệnh không ngờ của húng quế
Người ta trồng húng quế chủ yếu làm nguồn cây cho nguyên liệu cất tinh dầu hoặc lấy cây sắc uống chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu.
Hỏi: Húng quế thường được dùng làm gia vị. Nó có tác dụng chữa bệnh không?
(Trần Thanh Bình – An Giang)
Trả lời: Húng quế còn gọi là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, pak bua la phe, phak y tou (Lào), mreas preou (Campuchia), grand basilic, basilic commun.
Tên khoa học Ocimum basilicum L, var. basilicum.
Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Mô tả cây
Cây thuộc thảo, sống hằng năm, thân nhẵn hay có lóng, thường phân cành ngay từ dưới gốc, cao 50 – 60cm. Lá mọc đối có cuống, phiến lá hình thuôn dài, có thứ màu xanh trắng hay hơi tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng 5 đến 6 hoa một. Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhày màu trắng bao qianh.
Phân bố, thu hái và chế biến
Người ta cho rằng cây này vốn nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới thuộc châu Á, châu Âu (như Pháp, Đức, các nước thuộc Liên Xô cũ, Ý, Tây Ban Nha,…). Tại những nước này thường trồng với mục đích như hái lá và toàn cây cất tinh dầu dùng làm thuốc hay trong công nghiệp chất thơm.
Video đang HOT
Húng quế
Ở nước ta, tại miền Bắc trước đây chỉ thấy trồng lấy lá và ngọn làm gia vị. Từ năm 1975, tại một số tỉnh đã trồng trên quy mô lớn để cất tinh dầu húng quế dùng trong công nghiệp chất thơm ở trong và ngoài nước. Ở miền Nam ngoài mục đích để làm gia vị như ở miền Bắc, người ta còn thu hoạch quả (gọi nhầm là hạt để ăn cho mát và giải nhiệt gọi là hột é).
Để làm thuốc người ta chỉ hái lá và ngọn có hoa phơi hay sấy khô. Để cất tinh dầu người ta hái toàn cây, cất tươi hay để hơi héo mới cất.
Công dụng và liều dùng
Ở nước ta trước đây húng quế chỉ thấy được trồng làm gia vị. Tại miền Nam, ngoài công dụng làm gia vị người ta còn thu hoạch hạt để ăn cho mát, hơi có tác dụng chống táo bón. Cho từ 6 – 12g hạt vào nước thường hay nước đường. Đợi cho chất nhầy nở ra rồi uống.
Tại các nước khác người ta trồng húng quế chủ yếu làm nguồn cây cho nguyên liệu cất tinh dầu hoặc lấy cây sắc uống chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng và ngậm chữa đau, sâu răng. Mỗi ngày uống từ 10 – 25g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Hạt có thể dùng đắp lên mắt đau đỏ.
Từ năm 1975, tại miền Bắc một số tỉnh đã trồng húng quế với mục đích dùng cây cất tinh dầu dùng trong công nghiệp chất thơm trong nước và xuất khẩu.
GS. ĐỖ TẤT LỢI
( (Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam))
Nguồn: Sức khỏe đời sống
Những rắc rối về sức khỏe mà ai cũng có thể gặp phải trong mùa hè và cách xử lý hiệu quả
Thời tiết mùa hè thường khá oi bức, ngột ngạt nên có thể dẫn đến những vấn đề như táo bón, chán ăn, tổn thương họng...
Với tình hình thời tiết nắng nóng, độ ẩm tăng cao trong mùa hè thì ngoài những căn bệnh về da, bạn cũng có thể gặp phải hàng loạt rắc rối về sức khỏe khác. Do đó, hãy chủ động nắm rõ các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa hè sau đây và tìm ra hướng xử trí hiệu quả để bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Tổn thương họng do ăn đồ lạnh
Nhiều người thường hay có thói quen nhai đá lạnh trong mùa hè nhưng không biết rằng đây lại là thói quen gây hại trực tiếp tới cổ họng của bạn. Theo đó, vùng cổ họng của bạn sẽ là nơi phải chịu tổn thương trực tiếp nên dẫn đến tình trạng viêm họng, sưng đau họng.
Vậy nên, bạn cần sửa ngay thói quen ăn đồ lạnh cũng như uống nước đá lạnh trong mùa hè để bảo vệ vùng cổ họng của mình tốt hơn.
Khát khô cổ
Khát vốn là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi nó phải hoạt động liên tục trong mùa hè. Khi cơ thể đổ mồ hôi, não bộ cũng sẽ báo hiệu cần bổ sung thêm nước, từ đó hình thành cảm giác khát. Lúc này, uống nước là biện pháp phổ biến giúp khắc phục tình trạng trên.
Dù vậy, nếu bạn uống quá mức lượng nước quy định thì thận sẽ bị quá tải và làm hoạt động của cơ quan này suy giảm. Do đó, hãy chú ý bổ sung từ 2 - 2,5 lít nước hàng ngày để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Táo bón
Với sự thay đổi thất thường về thời tiết, thói quen hay môi trường thì cơ thể bạn sẽ dễ bị đảo lộn nhịp sinh học và dẫn đến những phản ứng khó chịu, bao gồm cả táo bón. Đây cũng là một vấn đề mà nhiều người thường hay gặp phải trong mùa hè. Nguyên nhân có thể đến từ tình trạng thiếu hụt nước hoặc do ăn đồ chiên rán, dầu mỡ, từ đó làm xáo trộn hoạt động của hệ tiêu hóa và gây cản trở quá trình tuần hoàn.
Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ gặp phải rắc rối này trong mùa hè thì bạn nên chú ý bổ sung nhiều rau xanh, uống đủ nước, hạn chế ăn đồ chiên rán, cay nóng...
Chấn thương khi vận động
Việc hoạt động ngoài trời trong thời tiết oi bức có thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ chấn thương lên gấp nhiều lần. Do đó, dù là chấn thương rất nhỏ thì bạn cũng không nên bỏ qua mà cần tạm dừng việc tập luyện, hạn chế vận động và chờ cho khu vực tổn thương hồi phục hoàn toàn. Sau đó mới quay lại việc tập luyện để ngăn ngừa nguy cơ tái phát và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Một vài tình trạng chấn thương điển hình mà bạn có thể gặp phải trong mùa hè là bong gân, sưng viêm khớp, gãy xương, rạn xương...
Mệt mỏi, kiệt sức
Việc để cơ thể thiếu nước trong mùa hè, kèm theo tình trạng ra mồ hôi nhiều có thể là nguyên nhân gây kiệt sức. Vì thế, bạn nên chú ý mang theo nước nếu phải vận động bên ngoài trời nắng lâu để tránh nguy cơ mệt mỏi, mất sức vì thiếu nước.
Source (Nguồn): Today
Theo Helino
Cả trăm con giun đũa trong ruột cậu bé 4 tuổi Bé trai ở Cameroon được đưa đến bệnh viện do bị táo bón, đầy hơi, nôn mửa kéo dài suốt 6 tháng. Bác sĩ chẩn đoán bé có giun đũa ký sinh ở ruột non. Cha mẹ bé cho biết chưa bao giờ xổ giun cho con. Đầu tháng 6, bác sĩ đã phẫu thuật gắp giun, số lượng nhiều đến mức gần...