Công dụng chữa bệnh của các loài hoa (P1)
Mỗi loài hoa lại có một công dụng chữa bệnh khác nhau. Thậm chí có loài hoa còn chữa được cả những bệnh nan y mà y học hiện đại bó tay.
Kim cúc còn gọi là cúc hoa vàng hay hoàng cúc Đông y cho rằng kim cúc vị đắng – cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều…
Lan Phi Diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Phi điệp, Phi điệp kép. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo. Có tác dụng chữa chứng suy nhược cơ thể, thần kinh suy nhược, đau họng và yếu sinh lý ở nam giới. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thạch hộc hay kẹp thảo.
Video đang HOT
Hoa ngọc lan chủ yếu dùng để uống trà, trà hoa ngọc lan có công dụng làm đẹp da, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.
Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu.
Vị chua ngọt, tính ấm, sắc nước ấm, sắc nước uống có tác dụng trị nôn ra máu, chảy máu mũi. Hoa đỗ quyên trắng hầm với móng giò lợn, chữa chứng ra khí hư…
Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè hoa khế càng tốt. Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn.
Hoa hồng
Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm,tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã dùng hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời.
Hoa quỳnh chữa được rất nhiều bệnh như: sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.
Hoa kim ngân là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc…
Theo Lê Phương (Kiến thức)
Giá đậu - Món ăn ngon, vị thuốc quý cho nam giới
Có lẽ những người nội trợ ai cũng biết đến một loại rau mà không phải trồng, đó là giá đậu để dùng rất đơn giản. Là món ăn ngon, bổ ích và còn là vị thuốc quý.
Giá đậu có tinh chất của đậu cộng với tính chất của mầm đang phát triển, có vị nhạt hơi the, mát, tác dụng vào kinh tỳ, bàng quang, thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, tiêu thực, thông tiểu, trị bụng đầy tức, đi tiêu phân sống, giá đậu có sinh tân dịch nên khi lao động ngoài nắng, nóng khát nên dùng, các giáo viên, ca sĩ, các diễn giả, tuyên truyền viên nói nhiều hay khô cổ, khan tiếng nên ngậm nước giá đậu.
Qua nghiên cứu người ta thấy trong giá đậu có nhiều thành phần hóa học khá đặc biệt: nhiều nước, một ít protid, glucid, sắt, đồng, phốt pho, vitamin nhóm B và C, vitamin E và các men tiêu hóa. Vitamin E có tác dụng đến sự sinh sản và thụ thai. Phụ nữ hiếm con dễ sảy thai nên ăn giá đậu và dùng thêm vitamin E. Khả năng sinh nhiệt của giá đậu thấp, những người béo phì cũng cần ăn giá đậu. Còn những bệnh nhân đái tháo đường là do chân âm hao tổn, tam tiêu khô ráo nên miệng khát, đi tiểu nhiều. Phép chữa là thanh nhiệt sinh tân dịch và chỉ khát. Giá đậu ứng việc chữa bệnh này. Ngoài ra, trong các bữa tiệc nhân dân ta có kinh nghiệm dùng dưa giá giã rượu tốt hơn giá đậu. Vì thế những người uống nhiều rượu nên ăn nhiều dưa giá để khỏi say rượu.
Cách làm giá đậu:
Trước tiên chọn các hạt đậu lớn, tốt, có khả năng mọc mầm. Cho đậu vào nước có pha một ít vôi sống, ngâm trong 3 giờ, rồi chắt nước, cho nước lã vào xả sạch, làm nhiều lần. Cho đậu vào vò hoặc thùng có lỗ ở đáy, đậy bao bố lên trên, nén nhẹ bằng vỉ để cọng giá mập. Tưới nước 3-4 lần trong ngày để đậu ẩm ướt đều, chú ý không để úng nước. Sau 4 ngày sẽ có giá. Người làm giá có kinh nghiệm thì cọng giá thẳng, mập và non. Một kg đậu có thể cho 6kg giá.
Cách làm dưa giá: 1kg giá đậu, 100g hẹ, 100g cà rốt cắt chỉ, 200g củ kiệu, 1 lít nước, 2 thì cà phê muối, 1 thìa cà phê phèn chua, hòa tan muối và phèn vào nước sạch, lọc vào chậu, rau rửa sạch, cho vào chậu, đậy lá chuối hoặc vỉ để rau khỏi trồi. Trong 1-2 ngày có thể ăn được, lá hẹ và củ kiệu làm dưa giá thơm, cọng giá trắng tô điểm bằng lá hẹ xanh và cà rốt đỏ trông thật đẹp mắt. Giá đậu muối chua có vị cay the, chua tăng tính thu liễm, cố sáp, thanh nhiệt giải khát, dưa giá có thêm men lactic làm tiêu hóa tốt, những người ăn chậm tiêu, đi tiêu phân sống, sôi bụng do lên men thối rữa nên ăn dưa giá.
Dưa giá là món ăn thông thường nhưng là sự điều hòa rất khoa học về tính, khí và vị, nên có giá trị về dinh dưỡng và chữa bệnh tốt.
Theo tapchiamthuc
Công dụng bất ngờ từ thực phẩm màu trắng Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều thực phẩm màu trắng quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết công dụng của các loại thực phẩm màu trắng này. Hoa kim ngân Hoa Kim Ngân là một loại hoa phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng...