Công dụng bất ngờ của trà trắng đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết
Bên cạnh trà xanh và trà đen, trà trắng cũng nổi tiếng với nhiều công dụng với sức khỏe như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chống lão hóa da và thậm chí giúp giảm cân.
Trà trắng chứa rất nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa. Chúng giúp giảm viêm mãn tính bằng cách bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương do các gốc tự do gây ra. Ảnh: gopaldharaindia.
Polyphenol có trong trà trắng còn có thể giúp thư giãn mạch máu, tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa cholesterol xấu bị oxy hóa, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: squarespace.
Trà trắng chứa caffeine và catechin như EGCG. Hai hợp chất này giúp cơ thể đốt cháy chất béo và tăng cường trao đổi chất, giúp bạn giảm cân. Ảnh: shopify.
Trà trắng còn chứa florua, catechin và tannin. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất này có thể giúp chống lại vi khuẩn gây ra mảng bám trên răng. Ảnh: bettys.
Thậm chí, các nghiên cứu trong ống nghiệm còn phát hiện ra rằng chiết xuất trà trắng còn có khả năng ức chế một số loại tế bào ung thư và ngăn chúng lây lan. Ảnh: flywheel.
Video đang HOT
Kháng insulin là một tình trạng có hại liên quan đến nhiều bệnh mãn tính. Ảnh: twinings.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyphenol cũng như những chất có trong trà trắng có thể làm giảm nguy cơ kháng insulin và cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: bigcommerce.
Bên cạnh đó, các hợp chất được tìm thấy trong trà trắng, bao gồm các polyphenol được gọi là catechin, có thể làm giảm nguy cơ loãng xương bằng cách thúc đẩy sự phát triển của xương và ngăn chặn sự phân rã xương. Ảnh: thespruceeats.
Trà trắng và các hợp chất của nó có thể bảo vệ da khỏi tổn thương liên quan đến lão hóa. Ảnh: blucommerce.
EGCG có trong trà trắng có thể giúp chống viêm và ngăn chặn protein đóng cục và gây tổn thương dây thần kinh, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Ảnh: shopify.
Theo Hà Nguyễn/Kiến thức
Đừng phớt lờ vi khuẩn đường ruột
Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe đường ruột.
Ai cũng biết hệ tiêu hóa cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người: nó đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày, chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được cũng như chuyển hóa thành năng lượng lưu trữ và tống khứ chất thải ra khỏi cơ thể chúng ta. Nếu chúng ta không có đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể thì sẽ không sống nổi. Đơn giản như thế.
Nhưng trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng hệ tiêu hóa có một nhiệm vụ còn lớn hơn và phức tạp hơn nhiều: nó liên quan đến rất nhiều mặt về sức khỏe mà dường như không có liên quan gì đến vấn đề tiêu hóa, từ khả năng miễn dịch cho đến căng thẳng tinh thần đến các chứng bệnh kinh niên như ung thư và tiểu đường type 2.
"Chúng ta bây giờ đều biết hệ tiêu hóa có chứa hàng tỉ vi khuẩn không chỉ giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn mà còn giúp cơ thể duy trì sự cân bằng và sức khỏe", Tara Menon, bác sĩ chuyên khoa dạ dày - ruột tại Trung tâm Y học Wexner Đại học bang Ohio, nhận xét. Các chuyên gia cho biết vấn đề mấu chốt có lẽ nằm ở hệ vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn và các vi sinh vật khác có trong dạ dày và đường ruột.
Các nghiên cứu về vi sinh vật vẫn còn sơ khai nhưng đã chỉ ra, hành vi, thực phẩm và môi trường nhất định có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Vậy chúng ta có thể làm gì để cải thiện sức khỏe đường ruột?
Chắc chắn hệ vi sinh vật của mỗi người là độc nhất vô nhị, nhưng có một vài điểm chung về những gì có lợi và có hại cho đường ruột. "Ở những người khỏe mạnh, họ đều có hệ vi sinh vật rất đa dạng. Còn ở những người không khỏe mạnh, mức độ da dạng kém hơn và dường như có sự gia tăng về số lượng vi khuẩn có liên quan đến bệnh tật", bác sĩ Gail Hecht, đứng đầu Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột Hiệp hội Dạ dày - ruột Mỹ, nhận định.
Ở đây, Hecht nhấn mạnh từ "có liên quan" bởi các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ chắc chắn liệu vi khuẩn là tác nhân gia tăng nguy cơ bệnh tật hay bệnh tật mới là nhân tố tác động tiêu cực đến hệ vi khuẩn có trong đường ruột. Theo bà, nhiều khả năng cả hai đều đúng. "Chúng ta vẫn thiếu những bằng chứng cụ thể về mối liên quan giữa bệnh tật và vi khuẩn đường ruột nhưng chúng ta biết là có".
Các nghiên cứu cả ở động vật và con người đều cho thấy một số loại vi khuẩn làm suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ cao về bệnh hen suyễn, dị ứng, thậm chí một số căn bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, chứng xơ cứng và cả ung thư. Sức khỏe đường ruột cũng có liên quan đến chứng lo âu và trầm cảm và các bệnh về thần kinh như tâm thần phân liệt, chứng mất trí...
Vậy điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột? Thực phẩm chắc chắn góp phần hình thành vi khuẩn trong đường ruột và còn nhiều yếu tố khác như điều kiện khi sinh. Nghiên cứu cho thấy trẻ sinh thường khi lớn lên có hệ vi sinh vật đa dạng hơn so với trẻ sinh mổ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Môi trường lớn lên cũng là một nhân tố. "Chúng ta sống trong một xã hội quá sạch sẽ", Hecht nhận xét. Việc tiếp xúc với các vi sinh vật và vi khuẩn có thể tăng cường hệ vi sinh vật của chúng ta. "Hãy ra ngoài trời, đùa nghịch đất cát, chơi với thú cưng... tất cả đều tốt cho đường ruột", Hecht nói.
Căng thẳng cũng có thể tác động lên vi khuẩn đường ruột. Theo nghiên cứu sơ bộ, tình trạng tinh thần và hệ vi sinh vật của một người dường như ảnh hưởng lẫn nhau ở một mức độ nào đó. Việc sử dụng thuốc cũng làm thay đổi hệ vi sinh vật như thuốc giảm đau, thuốc trị chứng ợ chua, trị tiểu đường và thuốc trị các chứng thần kinh. Đặc biệt, thuốc kháng sinh không chỉ diệt vi khuẩn gây hại, mà còn diệt tất cả các loại vi khuẩn khác.
Khi hệ vi sinh vật bị mất cân bằng vì một lý do nào đó, các dấu hiệu thường thấy giúp chúng ta nhận biết đường ruột đang có vấn đề như sưng phù, đầy hơi, tiêu chảy, đau dạ dày, nôn mửa... Tình trạng mất cân bằng thường sẽ tự chữa lành sau một thời gian ngắn, nhưng nếu mãn tính thì phải kiểm tra và điều trị.
Nhưng quan trọng là các bác sĩ đang phát hiện sự bất thường trong vi khuẩn đường ruột mà không gây ra các triệu chứng ngay lập tức, ít nhất không phải là các triệu chứng về dạ dày, đường ruột. "Có những vi khuẩn trong ruột mà không gây đầy hơi hay làm thay đổi tình trạng vận động của bạn... nhưng lại gắn liền với nguy cơ ung thư ruột kết", Hecht nói. Do đó, cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ. "Nên duy trì một chế độ ăn cân bằng, luôn bổ sung đủ nước, tập thể dục thường xuyên và ngủ ngon vào mỗi tối, vì việc giữ sức khỏe tốt sẽ có đường ruột tốt", Menon cho biết.
Tương tự, những thói quen xấu như hút thuốc lá hay lạm dụng rượu bia cũng tổn hại đến hệ vi sinh vật trong đường ruột. Theo Hecht, cũng cần tránh uống các loại thuốc không cần thiết.
Việc hạn chế sản phẩm từ sữa, các loại thịt đã chế biến và có màu đỏ, đường tinh luyện có thể cải thiện sức khỏe đường ruột. Chất xơ cần cho đường ruột được khuyến nghị ở mức 20-40g mỗi ngày bằng cách tăng thêm trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên cám, hạt trong bữa ăn.
Một số nghiên cứu chỉ ra, mức độ tiêu thụ thường xuyên một số loại thực phẩm cụ thể như xoài, quả anh đào, quả việt quất, bông cải xanh, quả óc chó và rau xanh dường như có lợi cho đường ruột. Nhưng thay vì chỉ giới hạn ở các thực phẩm này, theo bác sĩ Robert Hirten, Giáo sư Y khoa tại Trường Y Icahn, chúng ta nên tăng cường các loại thực phẩm khác có cùng điểm chung với các thực phẩm trên, cụ thể là có hàm lượng chất dinh dưỡng và chất xơ cao, đồng thời có chất béo bão hòa và các thành phần tinh luyện thấp.
Tóm lại, theo Hecht, dùng đa dạng các loại thực phẩm khác nhau bao gồm nhiều loại trái cây giàu chất xơ, rau củ quả và ngũ cốc nguyên cám là cách tốt nhất để phát triển một hệ vi sinh vật đa dạng và có lợi cho đường ruột. "Các vi khuẩn đường ruột sống nhờ vào những thứ còn lại trong ruột kết sau khi cơ thể đã tiêu hóa hết các chất dinh dưỡng và chất axit amin. Chúng ta muốn nuôi sống các vi khuẩn này bằng chất xơ, chứ không phải bằng thực phẩm chế biến, có hại".
Hecht cũng khuyến nghị nên phát triển vi khuẩn có lợi bằng cách sử dụng các thực phẩm lên men như yogurt, kim chi... Còn Hirten cũng khuyên nên duy trì chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe và một lối sống lành mạnh hơn là dựa vào các loại thuốc có chứa vi khuẩn có lợi. "Tôi luôn cẩn trọng đối với các chế độ ăn mới hoặc các thuốc bổ sung lợi khuẩn", ông nói.
Hirten cũng nhấn mạnh vì còn có quá nhiều điều chưa nghiên cứu được về hệ vi sinh vật trong đường ruột, nên lời khuyên tốt nhất là hãy "trở về cốt lõi". "Tôi nghĩ rằng ở điểm này, điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là tuân theo một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Nếu chúng tốt cho bạn thì có lẽ cũng tốt cho đường ruột của bạn", ông nói.
Theo nhipcaudautu
Chuyên gia chỉ ra 3 loại thực phẩm giúp phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ Các yếu tố như giảm khả năng miễn dịch, thói quen vệ sinh không tốt hoặc đời sống tình dục thường xuyên đều làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ. Chuyên gia dinh dưỡng Hoàng Hiểu Đồng cho biết: "Thời tiết ngày càng oi bức, một số cô gái thích mặc quần bó sát, dẫn đến tăng nguy cơ...