Công dụng bất ngờ của dưa bở
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức.
Để chữa chứng nhiệt, phiền khát, tiểu tiện rít, không thông thoát, đại tiện táo bón, có thể lấy quả dưa bở 250 g, bỏ vỏ, ăn cả hạt. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, lợi niệu.
Thịt quả dưa bở vị ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu. Đây là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức.
Cuống dưa bở tính hàn, vị đắng, có độc có công năng gây nôn, tống các thứ tồn tích trong dạ dày ra, lợi thủy. Trung y ngay từ thời Nhà Hán đã biết dùng cuống quả dưa bở để thúc nôn phong đàm và thức ăn không tiêu trong dạ dày ra. Y học hiện đại cũng khẳng định rằng, trong cuống quả dưa bở có chất melotoxin, loại thuốc đặc hiệu quan trọng thúc nôn, hạ thủy, làm tiêu tan hoàng đản.
Sau đây là vài bài thuốc từ dưa bở:
Video đang HOT
Chống ngứa, chữa mề đay: Lá cây dưa bở nấu lấy nước tắm.
Chữa mụn trứng lá và có vết sắc tố, làm da nhẵn mịn: Quả dưa bở, táo tàu mỗi thứ 250 g rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, cho thêm 150 g cà rốt đã luộc nhừ, tất cả nghiền cho thật nhuyễn, chia ăn 2 lần trong ngày. Thuốc có tác dụng nhuận phế, kiện tì, dưỡng da rất tốt.
Dưa bở chữa mụn trứng cá và có vết sắc tố, làm da nhẵn mịn.
Chữa đau khớp đầu gối: Hạt dưa bở 100 g, ngâm trong ít rượu trắng, 10 ngày sau lấy ra nghiền nát, mỗi lần ăn 10 g, uống thêm chút ít rượu, ngày 3 lần. Thuốc có tác dụng trừ phong, hoạt huyết.
Chú ý: Những người tì vị hư hàn, bụng trướng tức, đại tiện phân loãng không ăn loại dưa này. Những người bị xuất huyết, thể chất hư nhược thì không được uống các loại nước thuốc bằng cuống quả dưa bở.
Theo SKDS
Dứa không tốt cho người huyết áp cao
Dứa có vị chua ngọt, hơi chát, tính bình, vào hai kinh phế và đại tràng có tác dụng thanh nhiệt, giải thử (chống nắng nóng), chỉ khát (giải khát) tiêu thực, lợi niệu... Thường dùng để trị các bệnh như viêm thận, viêm phế quản, viêm ruột, viêm dạ dày thể giảm dịch vị, chống nắng nóng...
Dưới nhãn quan của y học hiện đại trong dứa có nhiều các vitamin và khoáng chất như A, B1, B2, C, P, PP, E, canxi, sắt, photpho. Ngoài ra, dứa còn có hàm lượng protit, gluxit khá cao.
Ăn nhiều dứa dễ gây ra hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng.
Đặc biệt hơn, các nhà khoa học phát hiện trong dứa có một loại men (enzym) mang tên Bromelin, ở vỏ nhiều hơn quả, có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và những chấn thương. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, trong quả dứa có một số dược chất và nấm ký sinh không có lợi cho sức khoẻ con người, nhất là người có cơ địa dị ứng và tăng huyết áp...
Thứ nhất: Men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại... nặng hơn có thể gây khó thở... Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...
Thứ hai: Chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 - HT) có trong dứa là một dược chất có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Vì vậy, nếu người có tiền sử tăng huyết áp khi sử dụng nhiều dứa dễ gây ra hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát.
Thứ ba: Trong dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...
Hơn nữa, ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa, nên khi chế biến cần loại bỏ quả dập nát loại bỏ hết mắt để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Theo SKDS
Lu lu đực - Giải độc, tiêu thũng Lu lu đực còn gọi là nụ áo, thù lu đực, cà đen, long quỳ. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây phơi hay sấy khô hoặc ngọn non làm thức ăn. Theo Đông y, lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu...