Công đức ở đền chùa: Có nên cầu trúng số, buôn may bán đắt?
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần bỏ tiền vào hòm công đức là đã “tích đức” và càng bỏ nhiều nơi, nhiều “cửa”, nhiều tiền thì đức sẽ càng “dày”.
Lối lên động Hương Tích, vẫn có một số mâm để người dân đặt tiền vào
Theo thống kê của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, hiện nay cả nước có 14.775 ngôi chùa. Có một điểm chung là hòm công đức ở các đền, chùa được bố trí khắp các ban. Tuy vậy, vẫn có một số phật tử đi lễ đều “thích” đặt tiền lên ban thờ, nhét vào tay Phật hơn là bỏ tiền vào hòm công đức.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Quán Sứ cho rằng, muốn bình an phải làm các việc phúc, việc thiện, có lối sống cao thượng, làm chủ cảm xúc, thái độ, thói quen chứ không phải dựa vào số tiền công đức hay nơi đặt công đức.
“Hòm công đức ở các đền, chùa do ban quản lý khu di tích đặt ra. Giáo hội Phật giáo không rõ số lượng hòm công đức ở các đền chùa và cũng không quy định việc đặt hay không đặt hòm công đức. Việc đặt hòm công đức là tốt, tránh hiện tượng kẻ gian lấy cắp. Hơn nữa, khi đặt hòm công đức, người dân sẽ hạn chế hình ảnh phản cảm – nhét tiền vào tay, vào bụng Phật đang ngự trên ban thờ. Chùa sẽ dùng số tiền công đức đó cúng cho sư tăng trong chùa để tu học hoặc làm từ thiện”, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nói.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Cũng theo Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện nay, nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần bỏ tiền vào hòm công đức là đã “tích đức” và càng bỏ nhiều nơi, nhiều “cửa”, nhiều tiền thì đức sẽ càng “dày”.
“Không phải công đức nhiều là lộc nhiều, không phải công đức bao nhiêu thì thánh thần sẽ biết và ban lộc trở lại”, Trụ trì chùa Quán Sứ răn dạy.
Video đang HOT
Đối với việc công đức, theo Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mọi người chỉ nên làm theo đúng tâm, đừng quan niệm cúng nhiều hay cúng ít.
“Đôi khi, những người nghèo khó, không có tiền công đức nhưng họ lại tu tâm dưỡng tính, phát huy trí tuệ, loại bỏ lòng tham, hận thù… đó cũng gọi là công đức.
Ngược lại, những người công đức nhưng với tâm mong cầu được trúng số độc đắc, được buôn may bán đắt, muốn gì được nấy… lòng tham lam tăng thì làm sao có công đức được.
Muốn bình an phải tu tâm, muốn có phúc đức phải tu phúc, tu đức. Không phải bỏ tiền để mua hay đổi chác lấy những điều mình mong đợi”, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói.
Do đó, theo Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, người dân thay vì đến chùa cầu nguyện xin xỏ, vứt tiền bạc vào các mâm trái cây, quả chuông, đế chuông, tay Phật, xoa vào tượng Phật cầu bình an, gây mất mỹ cảm văn hóa Phật giáo thì gửi cúng ở hòm công đức.
Để trả lại không gian tôn nghiêm văn hóa cho các di tích, những điểm đến tâm linh, khi đi lễ chùa, mọi người nên đi vãn cảnh chùa với tấm lòng tâm linh. Chúng ta không nên dùng tiền lẻ chia ra rồi rải khắp các ban bệ, cài lên hoa quả. Như vậy, vừa tốn thời gian, vừa làm mất sự tôn nghiêm nơi cửa Phật.
Theo Danviet
Chùa biên giới xứ Lạng hút khách hành hương trong ngày khai hội
Mùa xuân là mùa lễ hội với nhiều sự kiện đặc sắc được tổ chức cùng lúc tại nhiều địa phương. Ở xứ Lạng, không thể không nhắc tới ngôi chùa mang biểu tượng tâm linh, tình hữu nghị trong cộng đồng quốc tế - chùa Tân Thanh.
Lạng Sơn là tỉnh có nhiều cộng đồng dân tộc anh em cùng chung sống. Chính sự phong phú về thành phần dân tộc dẫn đến sự đa dạng về tín ngưỡng, tạo nên sự xuất hiện của hàng loạt các di tích kiến trúc ở Lạng Sơn như đình, đền, chùa... Đặc tính này hình thành diện mạo khá độc đáo trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Lạng.
Mùng 9 tháng Giêng hàng năm, du khách thập phương và nhân dân trên địa bàn lại tham dự Lễ hội chùa Tân Thanh hành hương, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài cầu mọi sự may mắn và bình an.
Hàng nghìn người đổ dồn về đây khiến ngôi chùa trở nên đông vui, nhộn nhịp. Khách hành hương ngoài ở các tỉnh như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, người dân địa phường, lễ hội còn thu hút đông đảo du khách của nước bạn Trung Quốc thăm chùa.
Dâng lễ tại ngôi chùa.
Ngôi chùa với kiến trúc độc đáo và địa thế đặc biệt là điểm đến của nhiều người. Bên kia quả đồi đã là nước bạn Trung Quốc nên ngôi chùa mang một biểu tượng đặc biệt.
Cụ già người dân tộc Nùng cũng tham gia trẩy hội.
Chùa Tân Thanh thuộc khu vực Cửa khẩu Tân Thanh, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Chùa có kiến trúc thuần Việt, sát với biên giới Việt - Trung có diện tích 21ha, uy nghi, rộng lớn đang là điểm đến của du khách thập phương
Hàng năm cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, đông đảo du khách lại có chuyến hành hương về ngôi chùa đặc biệt này. Đây là Lễ hội trong chuỗi các hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Lạng Sơn năm 2018. Lễ Khai mạc thu hút hàng nghìn người dân địa phương và khách du lịch tới tham dự. Đặc biệt, du khách và nhân dân khi đến đây sẽ có cơ hội hòa vào không khí đặc sắc với các tiết mục văn nghệ do các ca sĩ, nghệ sĩ của Lạng Sơn và đoàn nghệ thuật của nước láng giềng Trung Quốc biểu diễn.
Nhiều tiết mục đặc sắc được biểu diễn taị buổi lễ khai hội.
Múa sư tử Mèo - một loại hình đặc biệt vừa được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cũng được biểu biễn.
Ngoài ra buổi lễ còn có sự tham gia của các ca sĩ và đoàn nghệ thuật của tỉnh Bằng Tường (Trung Quốc)
Chùa Tân Thanh ở biên cương của Tổ quốc không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam. Sự hiện diện của ngôi chùacòn là thông điệp về sự chân thành, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, tình hữu nghị, cam kết cùng phát triển của nhân dân Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Theo Danviet
Giếng cổ ở Đền Hùng la liệt tiền lẻ của du khách ném Tiền lẻ bị nhiều người dân thiếu ý thức ném xuống giếng cổ ở Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ). Hành động này bất chấp các quy định tại nơi thờ tự các vua Hùng. Dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, du khách thập phương đổ về Đền Hùng rất đông. Nhiều người dân phớt lờ quy định, ném hàng nghìn tờ tiền...