Công đức của mẹ
Tất cả mọi người đều gọi mẹ tôi là mẹ Nyo. Mẹ tôi không phải là người mộ đạo đến độ đốt đèn cầu kinh thật lâu mỗi tối.
Bà cũng không phải là người chăm chỉ tới những trung tâm thiền định nổi tiếng để mong đạt được cảnh giới tĩnh tại.
Mẹ tôi chẳng phải tuýp người chăm chăm tích công đức bằng cách cúng dường cho sư hoặc cho khách thập phương mỗi tháng hay thậm chí là năm hai lần.
Tôi không muốn mọi người nghĩ mình đang chỉ trích những người làm như vậy, mà chỉ muốn nói rằng: Mỗi người lựa chọn cách sống của mình sao cho phù hợp và tôi không quan tâm tới lựa chọn cá nhân. Tôi chỉ muốn nói về mẹ của mình mà thôi.
Mặc dù mẹ tôi không hành đạo theo những cách thức mà tôi vừa nói. Mẹ có cách sống cuộc sống của riêng mình với một bản tính nhân từ, một trái tim hào phóng và một tâm trí tĩnh tại.
Vậy là sao?
Mẹ tôi không bao giờ phản ứng gay gắt hay tỏ ra cay đắng trước mọi khó khăn gặp phải. Bà đối mặt với bất cứ điều gì số phận mang lại một cách bình thản và giải quyết vấn đề với một sự nhẫn nại vô thường. Với những ai cho rằng mẹ tôi yếu đuối hoặc không tin, tôi tin rằng chính việc đối mặt với khó khăn một cách bình thản là cách mẹ tôi thiền định và tìm tới cảnh giới của tâm hồn.
Minh họa: QUANG CƯỜNG.
Khi một trong những người bạn của mẹ hỏi: “Ma Khin Nyo này, tôi thấy bà lúc nào cũng bận rộn, chẳng có thời gian ngồi trong điện cầu kinh cả”. Mẹ tôi bảo: “Ồ, khi tôi nấu nướng và dọn dẹp, trong lòng tôi tâm niệm những lời Phật dạy. Chẳng phải thế là cầu kinh đó sao?”.
Lòng nhân từ của mẹ tôi dành cho tất cả mọi người, mọi vật và vào bất cứ lúc nào. Tại sao ư?
Mẹ tôi thường nói với chúng tôi rằng: “Đừng có nghĩ đến chuyện mua hoa tai kim cương cho mẹ làm gì (ở Myanmar phụ nữ tầng lớp cao nhất mới đeo hoa tai kim cương) mà chỉ cần chu cấp đủ để hằng ngày mẹ có thể phát đồ ăn cho thật nhiều người”.
Thực ra, mẹ tôi cũng chỉ có sáu người con. Tất cả bạn bè của tôi và các anh tôi, những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, kíp quay phim của bố tôi-một đạo diễn điện ảnh, và cả gia đình của họ đều coi nhà tôi như nơi họ có thể đến và đi bất cứ khi nào họ muốn, dùng bữa, hay có thể tạt qua chỉ để dùng nhờ nhà vệ sinh bất cứ lúc nào, bất kể ngày hay đêm.
Mẹ tôi yêu tất cả những điều đó. Mẹ thích được mang đồ ăn tới cho mọi người, không chỉ những ai ghé qua chơi, mà ngay cả những người bạn và người quen ngẫu nhiên đi ngang qua cổng nhà. Bà sẽ kéo họ vào nhà và bảo: “Này, hãy ngồi xuống và thử món tôi vừa làm hôm nay xem”. Đó cũng là câu bao giờ người ta cũng được nghe từ mẹ tôi.
Hai người đàn ông hay bán chổi cho khu dân cư nhà tôi trông lúc nào cũng mệt mỏi với số chổi phải mang đi dưới nắng nóng. Bất cứ khi nào nhìn thấy, mẹ tôi cũng mời họ vào ăn cơm và sung sướng nhìn họ ăn nhiều, thật nhiều.
Những lúc đó, mẹ tôi sẽ nói: “Thấy không, sẽ thuận tiện hơn cho họ rất nhiều khi ăn ở đây. Đi bộ ngoài trời nắng với đống chổi kia là mệt lắm. Không biết họ có kiếm đủ ăn hay không. Khi họ ăn ở nhà mình, họ có thể tiết kiệm được chút đỉnh còn mẹ thì tích được chút công đức”.
Video đang HOT
Có lần tôi và mẹ đi tàu. Khi tàu dừng lại ở một ga nhỏ, tôi nghe mẹ gọi một người bán hàng rong. Tôi nghĩ mẹ muốn mua đồ ăn nên cũng chẳng để ý. Nhưng khi người bán hàng rong chạy tới thì trên tay bà ấy chỉ có hai chiếc sọt tre.
Mẹ hỏi: “Chị bán sọt đấy à?”.
Người phụ nữ đáp lễ phép: “Vâng, thưa bà!”.
“Bao nhiêu một chiếc vậy?”.
“Mỗi chiếc hai kyat”.
“Tôi mua cả hai”, nói rồi mẹ tôi đưa tiền cho người phụ nữ. Mẹ tôi không bao giờ mặc cả khi mua hàng. Tôi nghĩ vì công đức của mẹ tôi mà chẳng mấy khi có người nói thách với bà.
Không gian trên tàu trở nên chật chội hơn với hai chiếc sọt tre. Tôi phàn nàn: “Sao mẹ lại mua sọt thế? Về Yangon mua cũng được mà”.
Mẹ tôi mỉm cười bảo: “Làm sao có thể mua được với giá đó ở Yangon? Hãy nhìn xem hai chiếc sọt được đan rất cẩn thận. Mẹ thấy bà ấy thật đáng thương. Khi tàu dừng, mẹ đã nhìn thấy bà ấy ngồi dưới cái nắng chang chang với hai chiếc sọt này. Mẹ nghĩ rằng bà ấy đã tự đan và cũng phải mất hai ngày mới xong ấy chứ. Bán hai chiếc sọt này bà ấy được bốn kyat và có lẽ sẽ mua được chút thức ăn cho gia đình”.
Mẹ tôi luôn theo đuổi điều này: Làm những việc công đức nếu điều đó không rườm rà lễ nghi.
Mẹ tôi chỉ ra ngoài cửa sổ: “Hãy nhìn về phía kia mà xem”. Ở phía đó, bằng những sải bước dài bất chấp tuổi đã cao, người phụ nữ vừa bán sọt cho mẹ tôi đang hối hả chạy về phía một dãy lều phía sau những đống rơm trên cánh đồng trơ trụi.
Lòng tốt của mẹ đem lại cho tôi những giây phút hạnh phúc như vậy nhưng đôi khi cũng đem lại cảm giác buồn cười một cách thú vị như trong câu chuyện của One Ko Yin kể cho tôi nghe dưới dây.
One Ko Yin đã lớn tuổi nhưng mới tu tập. Mỗi sáng ông thường đến khu dân cư nhà tôi vào giờ cúng dường đồ ăn cho sư. Ko Yin khá thân với tôi. Một hôm ông kể cho tôi nghe một câu chuyện mà ông cho là khá kỳ lạ.
Trước khi vào câu chuyện của Ko Yin, tôi xin kể trước chuyện mẹ tôi nấu món súp đậu xanh thịt hầm với rau. Mẹ tôi thích thử nghiệm món mới và hôm đó mẹ tôi cho rau thường dùng trong món ăn Trung Quốc vào món ăn Ấn Độ. Kết quả chưa được như ý nên mẹ tôi bổ sung thêm vài món rau khác và thêm nước. Cuối cùng chúng tôi được một món súp cà-ri khá ngon nhưng quá nhiều, đến độ cả sáu người chúng tôi cùng ăn cũng phải ba ngày mới hết.
Cô con gái của một trong những trợ lý của bố tôi ở cùng khu dân cư vẫn thường qua giúp mẹ tôi việc nhà. Thế là mẹ tôi bắt cô bé mang về bằng được hai bát súp đậu xanh thịt hầm, một cho nhà cô bé và một cho nhà Mar Mar ở gần đó.
Mẹ tôi bảo: “Xong rửa bát rồi mang sang đây cho bác nhé!”. Sau đó, mẹ tôi cũng nhanh chóng mang súp sang cho năm nhà hàng xóm xung quanh.
Rồi bà quay sang bảo tôi: “Mỗi nhà thêm có một bát súp cũng chẳng thấm vào đâu, thật tội!”.
Sở dĩ tôi kể về món súp của mẹ vì tôi đã đoán ra kết cục trong câu chuyện của Ko Yin.
Khu dân cư nơi chúng tôi ở tiếp giáp với ba tu viện. Tu viện Ko Yin đang tu tập ở phía sau lưng khu dân cư. Ko Yin có thể vào khu dân cư từ cổng sau và đi ra đường lớn. Nhà đầu tiên anh ta đi qua là nhà Ma Sein. Ma Sein là người phụ nữ đảm nhưng cô ta chẳng mấy để tâm tới đồ ăn mẹ tôi cho, nên khi Ko Yin tới đứng khất thực trước cửa nhà Ma Sein, cô ấy liền trút món súp đậu xanh thịt hầm của mẹ tôi vào chiếc lon trong chiếc bát khất thực và xúc cơm vào chiếc bát đó. Cũng chẳng sao, bởi cô ấy cũng tự mình cúng dường bằng đồ ăn nhà mình.
Ko Yin lại đi sang nhà Mar Mar. Mar Mar thì khác hẳn Ma Sein, lúc nào cũng thấy nằm trên giường, lười tắm giặt. Mar Mar có thể tiêu đến những đồng tiền cuối cùng chồng làm được trong ngày để mua món mì Monhinga đắt đỏ và nằm dài ở nhà mà gọi người bán hàng giao đồ đến. Nếu có đủ tiền thì Mar Mar là tuýp người dám mua cả một con voi. Mar Mar cũng là người bừa bộn, quần áo cởi ra là vứt vào góc nhà, việc vặt trong nhà thì để mặc cho lũ trẻ nên nhà lúc nào cũng như ổ chuột. Trong bếp ít khi có ánh lửa, bởi Mar Mar không muốn nấu nướng mà chỉ đợi mẹ tôi mang cho thứ gì thì ăn thứ đó. Vì thế khi Ko Yin tới trước cửa nhà Mar Mar, cô ta cũng chỉ có món súp đậu xanh thịt hầm là có thể cúng dường được mà thôi.
U Maung Maung Hla, chúng tôi vẫn kính trọng gọi là ông chủ Hla, là người rất mộ đạo. Khi Ko Yin đến, nhà U Maung Maung Hla cũng vừa nấu xong, nhưng với mong muốn có được công đức như mẹ tôi, ông ấy mang món súp đậu xanh thịt hầm của mẹ tôi ra cúng dường. Vậy là, từ cổng sau tu viện tới trước cửa nhà tôi, Ko Yin được cúng dường sáu lon súp đậu xanh thịt hầm.
Kết thúc câu chuyện, Ko Yin nói với tôi bằng một giọng có chút bối rối không hiểu chuyện gì đã xảy ra: “Anh biết đấy, hôm đó tôi đón khách là một vị sư từ bang Shan tới. Và chúng tôi không biết nên ăn lon súp thịt hầm nào trước cả”.
Tôi hỏi: “Sao vậy? Có ít món cúng dường thế sao?”.
“Không phải vậy. Mọi việc xảy ra trùng hợp cứ như thể cả khu cư dân bên đó nấu chung vậy. Tất cả đều cúng dường một món súp thịt hầm rất ngon”.
Gặp con dâu cũ giữa chợ, mẹ chồng nói mỉa: "Cưới trâu phải nuôi thêm nghé lạ" ai ngờ được ngay "cao thủ" đáp trả khiến bà ngượng đỏ mặt quay đi
Hà đứng tim, dù đã xác định sẵn nhưng cô vẫn run run. Cái Hà sợ không phải bà biết sự thật mà không đón nhận mình. Hà chỉ nghĩ giữa chốn đông người, mẹ Minh biết được trong hoàn cảnh này rồi sẽ sốc.
Đáng lý ra Hà cũng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc bên mối tình đầu với mình. Nhưng cuộc đời vốn chẳng như mơ, yêu đương 6 năm tưởng đã đủ dài để cả 2 cùng vững bước vượt qua mọi thử thách bên nhau. Thế mà ngờ đâu cưới nhau về Hà mới hiểu Long không yêu mình nhiều bằng lời nói của mẹ.
Mẹ Long vốn chẳng ưa Hà từ trước vì cô không môn đăng hộ đối. Ý bà vẫn muốn tác hợp cho Long và đứa con gái của người bạn mình, cả 2 đều nhà mặt đường ở thành phố, bố mẹ 2 bên cùng là công chức về hưu, đẹp từ đường đi đến lối lại. Trong khi Hà thì con nhà nông dân nghèo nàn. Trong mắt bà, Hà có phần hèn kém.
Cưới nhau về 6 tháng chưa thấy bầu bí gì, mẹ Long đã đổ tiệt cho con dâu tội vô sinh, cứ tí tí lại nói ý châm chọc. Long đi công tác ở Thái Lan 2 tuần, mẹ chồng con dâu ở nhà lời qua tiếng lại. Chẳng rõ mẹ Long cất vàng ở đâu mà đổ cho con dâu ăn trộm. Hà tức giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tính chờ chồng về rồi giải quyết. Ngờ đâu Long nghe mẹ, một mực bắt vợ phải xin lỗi trước rồi mới đón về nhà.
Hà uất ức viết đơn ly hôn vì nghĩ một người chồng không biết phải trái, đúng sai, không biết bảo vệ vợ thì suốt đời cô không được yên ổn.
Đệ đơn lên phường được hơn 1 tuần, Hà mới biết mình có thai. Nghĩ xót con nhưng cô quyết tâm không quay trở lại căn nhà đó nữa. Hà nghĩ mình sẽ sống đơn thân nuôi đứa nhỏ nên người. Cô chủ động xin việc về quê làm, định cắt đứt hoàn toàn với bên nhà chồng cũ.
Con gái có bầu to, mẹ cô thấy thương nên có tìm gặp Long nói chuyện. Anh nửa ngờ nửa tin tìm về gặp Hà. Cô khóc, khăng khăng nói đó không phải con Long cho yên chuyện. Long về nhà được 2 ngày, mẹ anh tìm hẳn xuống nhà, đứng trước ngõ bên thông gia cũ nói oang oang: "Chửa hoang ở đâu lại đổ vạ cho thằng con tôi. Thời gian nó đi công tác, chỉ có tôi với cô ở nhà, bầu thế nào mà bầu được. Đừng có thấy nó hiền, cả tin mà lừa gạt nó. Thằng Long nó sắp có vợ mới rồi".
Nhiều đêm Hà tủi thân khóc sưng cả mắt. Càng vậy cô càng hận mẹ con Long. Hà nghĩ sau này con lớn, cô cũng không có ý định nói cho nó nghe về ông bố của mình. Long trước đây từng thề sống thề chết yêu thương cô, thế mà vợ sinh con mới được 30 ngày, anh đã cưới cô vợ mới theo sự sắp đặt của mẹ đẻ.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, con gái Hà nay đã lên 5 tuổi. Cô chẳng định sẽ cưới thêm chồng nữa vì vẫn còn thấy ám ảnh với cuộc hôn nhân trước. Nhưng thỉnh thoảng nghe con gái phụng phịu nói: "Các bạn có bố, còn con thì không". Hơn nữa, mẹ cô hay than ngắn thở dài: "Mày cứ thế này mẹ chết chẳng yên tâm mà nhắm mắt, tìm lấy ai đó mà dựa thân đi thôi", Hà lại mủi lòng.
Cô nhận lời kết bạn với vài người. Xác định quan hệ lâu dài nên Hà không ngần ngại nói chuyện mình có con riêng. Chỉ có Minh trong số ấy là chấp nhận điều đó. Với Minh, Hà có con hay chưa, từng cưới chồng hay không không quan trọng. Anh mến sự giản dị, chân thành của cô và thích cái cách cô đối xử nhân ái với tất cả mọi người.
Minh vài lần đưa Hà về nhà ra mắt mẹ nhưng chưa dám nói luôn sự thật người yêu đã có con riêng. Anh cũng thành thật nói chuyện này với Hà: "Anh muốn để thêm thời gian, để mẹ đón nhận em đã. Nói ra lúc này chắc chắn mẹ sẽ bất ngờ, mẹ không hiểu ngay dễ có khi không còn muốn tìm hiểu em. Nhưng anh tin sau khi đã hiểu em, dù biết thêm cả chuyện đó, mẹ cũng sẽ đồng ý. Mẹ là người hiền lành, hiểu biết, dễ thông cảm, em cứ yên tâm".
Thật tình Hà cũng hơi ngần ngại. Nhưng cô không muốn Minh hụt hẫng nên cũng thử cố gắng chờ đợi. Một lần mẹ Minh điện thoại gọi cô sang nhà ăn cơm. Hà định nhân cơ hội đó thưa rõ mọi chuyện xem ý mẹ anh thế nào.
Ngờ đâu hôm đó tới, mẹ anh lại chuẩn bị cỗ bàn đuề huề, định sẽ ra mắt cô với mọi người trong nhà. Hà ái ngại, cô lẽo đẽo xách làn đi chợ với mẹ chồng tương lai mà cứ lấn cấn mãi.
Hai mẹ con đang chọn rau quả thì bất ngờ Hà gặp mẹ Long. Hóa ra bà cũng về đây thăm người thân. Lâu ngày không gặp nhưng mẹ Long vẫn nhận ra Hà. Bà đứng nhìn 2 mẹ con Hà chọn đồ 1 lát, nghe mẹ Minh giới thiệu với người bán hàng: "Người yêu thằng Minh nhà tôi đấy!". Mẹ Long tiến tới ngay sát Hà cười: "Ôi sao trái đất tròn thế này. Không ngờ lại gặp người cũ ở đây".
Hà ngớ người, cô giật mình thấy mẹ chồng cũ, chẳng biết phải đối đáp ra sao.
Mẹ Long không đợi ai bảo gì mà nói thẳng: "Sắp cưới à? Nhà bà tốt phúc đấy, cưới trâu phải nuôi thêm 1 con nghé lạ lớn tồng ngồng chẳng phải cháu mình, thú vị nhỉ?".
Hà đứng tim, dù đã xác định sẵn nhưng cô vẫn run run. Cái Hà sợ không phải bà biết sự thật mà không đón nhận mình. Hà chỉ nghĩ giữa chốn đông người, mẹ Minh biết được trong hoàn cảnh này rồi sẽ sốc.
Nhưng ngờ đâu mẹ Minh rất bình thản, bà khảng khái cười đáp: "Tốt! Như thế là điều tốt mà. Đang yên đang lành tôi có thêm cháu, lộc trời ban đâu phải ai cũng được. Nhà đang neo người, thêm trẻ thêm vui, thú vị là cái chắc bà ạ!".
Dứt lời bà dắt tay Hà đi luôn. Cô ú ớ bước sau chẳng biết nói lời nào. Tận lúc ra chỗ để xe, mẹ Minh mới nói thẳng: "Mẹ biết rồi. Thằng Minh nó nói cho mẹ rồi. Mẹ không trách con giấu mẹ. Mẹ hiểu thể nào rồi con cũng tìm cách nói với mẹ. Con đừng nghĩ ngợi gì nhiều. Đàn bà chúng ta sinh ra đã nhiều cái phải chịu thiệt thòi. Trách kẻ vứt bỏ máu mủ của mình chứ sao lại trách người biết yêu thương, nhân từ với người khác chứ!".
Hà bối rối đứng nhìn mẹ chồng tương lai khóc, nói chẳng nên lời. Suốt dọc đường về mẹ Minh cố kể nhiều chuyện cốt để Hà không nghĩ ngợi thêm. Cô vừa mừng vừa tủi. Hà nghĩ mình thật may mắn vì sau bao bất hạnh, cuối cùng ông trời cũng thương tình cho 2 mẹ con cô 1 bến đỗ tuyệt vời!
Mai Mai
Theo Helino
Quần quật làm mọi việc lớn nhỏ trong nhà vẫn bị mẹ chồng trách mắng, tôi tháo găng tay đáp trả mà bà lắp bắp không nên lời Cãi lại mẹ chồng chẳng phải cách hay. Vậy nên, hôm ấy đang rửa bát mà bị mắng chậm chạp, lười biếng, tôi bình thản đáp trả lại khiến bà không thốt nên lời. Tôi sống chung với mẹ chồng ngay từ ngày đầu về làm dâu. Mẹ chồng tôi nói ghê cũng không phải ghê, nói hiền cũng chẳng phải hiền, mọi...