Cộng đồng sốt xình xịch với game sinh tồn mới ăn theo Hunger Games
The Culling là tựa game phong cách sinh tồn nơi bạn phải chiến đấu chống lại 15 người chơi khác để giành chiến thắng.
The Culling là một tựa game mới ra mắt trên Steam gần đây và bất ngờ leo lên bảng xếp hạng những sản phẩm đang hot. Về cơ bản, The Culling có lối chơi giống với series phim Hunger Games khi game thủ được thả xuống một hòn đảo lớn cùng với 15 người chơi khác với mục đích là trở thành kẻ sống sót cuối cùng.
Khi tham gia vào The Culling, mỗi trong số 16 người chơi sẽ xuất hiện tại một địa điểm ngẫu nhiên trên bản đồ với hai bàn tay trắng để đảm bảo tính công bằng. Bạn cần phải khẩn trương khám phá môi trường xung quanh, nhặt nhạnh vật dụng nhằm chế tạo vũ khí, bẫy trong vòng 25 phút đầu tiên bởi sau thời điểm đó, cuộc chiến sinh tử sẽ chính thức bắt đầu.
Việc bạn phải đơn độc giữa thiên nhiên hoang dã, săn tìm cũng như bị săn bởi 15 người chơi khác thực sự là một cảm giác căng thẳng khó diễn tả. Bạn không hề được hỗ trợ bởi những công cụ định vị hay icon báo hiệu kẻ địch nào cả và buộc phải dựa vào khả năng quan sát của bản thân. Phần lớn các loại “đồ chơi” trong game đều ở dạng cận chiến như đoản kiếm, rìu, giáo, cờ lê, với ngoại lệ là hai loại vũ khí tầm xa là súng và cung tên nhưng khó tìm thấy hơn.
Cơ chế chiến đấu trong The Culling tỏ ra khá đơn giản với các đòn đánh thường, đánh mạnh và đỡ, tuy nhiên cảm giác chỉ có một kẻ sống sót bước ra khỏi cuộc giao tranh khiến cho nó trở nên gay cấn hơn rất nhiều so với những tựa game khác. Người chiến thắng sau đó có thể “lột đồ” của đối phương và game cứ tiếp diễn như thế cho tới khi nào chỉ còn một trong số 16 nhân vật tồn tại.
Bên cạnh việc chiến đấu trực tiếp, người chơi còn có thể chế tạo các loại bẫy đặt rải rác trên đường đi để hạ gục những kẻ địch vội vàng di chuyển mà không quan sát, đề phòng bị đánh lén từ phía sau hay bố trí ở những vị trí trọng yếu như nơi hòm đồ cứu trợ được thả xuống. Có 5 loại cạm bẫy có trong The Culling bao gồm lưới, mìn, thuốc nổ kích hoạt từ xa, rải đinh và hầm chông.
Để tránh việc những người chơi cuối cùng lang thang khắp hòn đảo rộng lớn mà không tìm được nhau hoặc có ai đó AFK, sau khoảng 10 phút kể từ khi hồi còi báo hiệu trận chiến bắt đầu, toán bộ nhân vật sẽ được dịch chuyển tới đấu trường mang tên gọi The Culmination để phân định thắng bại. Xung quanh địa điểm này được bao bọc bởi khí gas độc, vì thế bạn sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiêu diệt tất cả những đối thủ khác để giành chiến thắng.
The Culling hiện đã có mặt trên Steam dưới dạng Early Access với giá 15 USD. Khoảng 2.400 đánh giá từ các game thủ đang xếp trò chơi này ở mức “Rất đáng chơi” (Very Positive) vì thế nếu như yêu thích bộ phim Hunger Games, chắc chắn đây là sản phẩm mà bạn nên để tâm tới.
Theo GameK
Đây là những trò chơi mà gamer Việt thèm muốn nhưng không crack được
Hoặc những tựa game này chưa thể nào có crack, hoặc có download crack về, game thủ cũng chẳng chơi được như ý mình mong muốn
Video đang HOT
Rise of The Tomb Raider
Denuvo. Không phải lẽ dĩ nhiên mà thời gian gần đây bộ công cụ bảo vệ bản quyền đình đám này trong thời gian qua đã khiến cho không ít lập trình viên phải bó tay, mà thậm chí 3DM còn phải ngừng làm việc trong 1 năm để đánh giá lại thị trường. Trong thời gian qua những tựa game sử dụng Denuvo đã khiến không ít người phải dở khóc dở cười, vì chờ mãi thì không có crack, nhà phát hành thì nhân cơ hội đó mà quyết không giảm giá trong những kỳ nghỉ lễ.
Rise of the Tomb Raider là một ví dụ trong số đó. Sau Just Cause và nhiều tựa game khác, giờ đây game thủ vẫn sẽ phải chờ đợi game giảm giá mới có thể mua về, đơn giản vì các nhóm crack game đã "chào thua" siêu phẩm mới ra mắt trên PC này.
Sau thành công của phần 1 - Tomb Raider vào năm 2013 thì Crystal Dynamics đã thừa thắng tung ra phần tiếp theo về những chuyến thám hiểm của cô nàng Lara Croft khi còn trẻ. Tại tựa game này, Lara Croft sẽ tiếp tục khám phá các hầm mộ đầy bí ẩn để tìm lời giải thích cho sức mạnh bí ẩn mà cô phải chạm trán trong phần trước.
Rise of the Tomb Raider lấy bối cảnh sau phiên bản reboot ra mắt năm 2012 tròn 1 năm. Sau những gì phải trải qua ở hòn đảo nơi nữ vương Nhật Bản Himiko xứ Yamatai hồi sinh, Lara Croft vẫn đang phải cố gắng tìm lấy bản ngã của chính mình và cố tìm lời giải thích cho những hiện tượng siêu nhiên mà khoa học dường như chưa tìm ra câu trả lời.
Và cô bị cuốn vào cuộc phiêu lưu tìm ra chân tướng của "Nhà tiên tri xứ Constantinople", cùng Divine Source, thứ được truyền thuyết mô tả là có khả năng khiến cho con người trường sinh bất lão. Đó là những chi tiết đầu tiên của câu chuyện trong game. Kế đến ra sao, chúng tôi xin nhường lại cho các bạn độc giả tự tay thưởng thức.
The Division
Ngay từ khi được giới thiệu vào năm 2013 tại hội chợ E3 thường niên, The Division đã trở thành cái tên được người hâm mộ kỳ vọng bậc nhất, chứ không phải những cái tên khác của Ubisoft như Assassin's Creed hay Far Cry...
Bối cảnh của game được dưa trên nhiều sự kiện có thật trong lịch sử nước Mỹ. Vào tháng 6 năm 2001, một chiến dịch bí mật đã được triển khai mang tên Operation Dark Winter. Những quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ lúc bấy giờ quyết định thử nghiệm việc cho lây lan một dịch bệnh giả, một cuộc diễn tập bí mật với kiểm tra mức độ sẵn sàng của hệ thống xã hội Mỹ trước những vụ khủng bố sinh học. Và kết quả là, cường quốc này thậm chí còn không chống chịu nổi cơn bĩ cực.
Bây giờ, &'Dark Winter' đã chính thức trở thành hiện thực. Ngày 28/11, cái ngày dân Mỹ nô nức đổ ra đường mua sắm, cái ngày chúng ta hay gọi là Black Friday, thảm họa xảy ra. Những kẻ khủng bố đã để virus cúm lây lan qua những tờ tiền vào đúng ngày dân chúng sử dụng tiền bạc nhiều nhất. Chỉ trong 5 ngày, toàn bộ nền kinh tế lớn nhất thế giới sụp đổ.
Chưa dừng lại ở đó, sự hoảng loạn trong mỗi người dân còn sống sót đã biến nước Mỹ trở thành một chiến trường đúng nghĩa, nơi người chơi, những mật vụ ngầm thuộc đơn vị SHD (Strategic Homeland Division, hay được gọi tắt bằng chính cái tên của game: The Division), những người còn có thể đứng trên đôi chân của mình phải chiến đấu trong từng nhóm riêng lẻ để sinh tồn.
Dù rằng là một game với lối chơi hành động chiến thuật với rất nhiều chỗ cover trên bản đồ để giành lợi thế trong các cuộc giao tranh, nhưng tựa game lại đặt nặng tính nhập vai hơn bao giờ hết. Bản thân chính hệ thống nhiệm vụ "offline" được chia thành ba đường chính, đó là hồi phục ba mảng y tế, công nghệ và an ninh của Manhattan. Thật sự, với một game offline và online quá nhạt nhòa như thế này, thì dù có crack đi chăng nữa game thủ cũng sẽ chỉ có thể chơi 1 mình, mà game này chơi 1 mình thì siêu khó.
Diablo 3
Đến đây thì chúng ta buộc phải ngả mũ trước Blizzard, vì dù game đã ra mắt từ năm 2012, nhưng đến nay Diablo 3 vẫn chưa hề có crack. Không phải vì game sử dụng Denuvo, mà là chính hệ thống giao nhiệm vụ thông qua server Battle.net và việc bắt game thủ phải online liên tục khi chơi đã khiến cho Diablo 3 trở thành bất khả chiến bại. Giờ đây nếu download crack, bạn cũng chẳng thể chơi được vì không có server giao nhiệm vụ. Bạn sẽ cứ chạy lòng vòng trong game đến khi nào chán thì thôi.
Activision Blizzard vừa tự hào tiết lộ tựa game nhập vai chặt chém Diablo III - phát hành vào ngày 12/5/2012 tính đến nay đã vượt qua mốc 30 triệu bản, một con số đáng mơ ước đối với bất kì dòng game nào. Thực tế vào năm ngoái, trò chơi này đã đạt danh hiệu "Game PC bán chạy nhất mọi thời đại" khi doanh số tổng cộng của cả phiên bản gốc lẫn phần mở rộng Reaper of Souls đạt 20 triệu bản trên toàn thế giới.
Nhìn lại chặng đường 3 năm vừa qua, chúng ta có thể thấy Diablo III đã trải qua nhiều bước ngoặt đáng nhớ, xuất phát bằng hàng loạt phản hồi mang tính chất tiêu cực khi trò chơi ra mắt vào năm 2012, dẫn tới đội ngũ phát triển Blizzard buộc phải mạnh tay thay đổi nhằm định hướng lại gameplay của trò chơi. Vào tháng 3/2014, Blizzard cuối cùng cũng quyết định đóng cửa hệ thống nhà đấu giá - Yếu tố được cho là gây ảnh hưởng xấu nhất tới Diablo III khi biến trò chơi thành cuộc thi cày vàng để mua đồ thay vì trực tiếp săn tìm trong game.
Không lâu sau đó cùng trong tháng 3/2014, bản mở rộng đầu tiên của Diablo III - Reaper of Souls mang đến hàng loạt cải cách trong gameplay, đặc biệt là hệ thống trang bị Legendary bên cạnh nhân vật mới Crusader chính thức ra mắt. Sự đúng đắn của những thay đổi này được thể hiện qua việc đông đảo game thủ quay trở lại chơi Diablo III sau một thời gian dài bỏ bê.
CS:GO
Sẽ có người cho rằng, những màn chơi 5 vs 5 đặt bom và gỡ bom của CS:GO rất nhanh nhàm chán và khó thu hút bằng những nhân vật đầy ấn tượng của nhiều game khác. Điều này có phần đúng, nhưng cũng có phần sai.
Cái hay của CS:GO chính là ở kỹ năng và kinh nghiệm sử dụng các vật phẩm trong game để biến chúng thành lợi thế của team. Nếu là một người hay theo dõi các giải đấu lớn của CS:GO, chắc chắn bạn sẽ phải có vài lần ồ lên trong bất ngờ với pha buff flash thần thánh của một game thủ phe CT, rồi sau đó hai người đồng đội ở gần vị trí được buff flash bất ngờ xuất hiện và quét sạch toàn bộ đối phương trong khu vực đó.
Hoặc một tình huống khác khi bạn là game thủ cuối cùng còn sống sót bên phe trộm, và 3 game thủ bên CT đang cố gắng cùng lúc hạ gục bạn và gỡ bom. Đôi khi chỉ một trái molotov giá 400$ sẽ xoay chiều lợi thế, đem về chiến thắng cho bạn trong round đấu đó.
Quay trở lại vấn đề. Một tựa game bắn súng competitive yêu cầu game thủ ba điều họ phải nắm rất rõ: Kỹ năng cá nhân, từ di chuyển đến sử dụng vũ khí, thứ hai là khả năng kết hợp cùng đồng đội và cuối cùng là map awareness, dịch nôm na là khả năng nắm bắt tình huống trong trận đấu. Xét cho cùng, CS:GO lại cuốn hút hơn nhờ vào khả năng điều tiết nhịp độ trận đấu.
FIFA 16
Hiện tại, FIFA 16, tựa game bóng đá nổi tiếng của EA Sport đã chính thức ra mắt cộng đồng game thủ hâm mộ. Trong năm nay, chắc chắn chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng cuộc chiến đầy cân sức giữa một PES 2016 đầy đột phá và mới mẻ, cùng với lối chơi đã trở nên biến hóa, nhưng lại vô cùng gần gũi với những game thủ đã quen với PES 2013, với một FIFA 16 đầy tham vọng để tiếp tục giữ ngôi vô địch sau thất bại của PES 2015 vào năm ngoái.
Tuy nhiên ở thời điểm 1 năm về trước, khi FIFA 15 được EA tung ra, những game thủ hâm mộ tựa game thể thao đến từ EA Canada này, đặc biệt là nhiều game thủ Việt đã phải khóc dở mếu dở vì cơ chế DRM áp dụng cùng với nền tảng phân phối Origin của chính EA đã khiến cho tựa game rất khó crack. Mãi nửa năm sau khi tựa game chính thức ra mắt, những nhóm crack game đình đám trên thế giới mới bắt đầu tung ra những bản fix cho phép những game thủ không có tiền mua key bản quyền có thể thưởng thức game.
Rất có thể, FIFA 16 năm nay sẽ không có nhiều khác biệt. Điều này buộc các game thủ hâm mộ FIFA 16 buộc phải mua key bản quyền để chơi game thông qua Origin với mức giá rơi vào khoảng gần 1 triệu Đồng. Đây là lý do chủ yếu khiến cho game thủ Việt không mấy mặn mà với FIFA 16 ở thời điểm hiện tại. Hầu hết đang chờ crack, hoặc chờ đợt giảm giá cuối năm của EA để "múc" key game về thưởng thức.
Theo GameK
Muốn chơi The Division, chớ dại cập nhật driver card đồ họa vội ! Đây là vấn đề mà nhiều game thủ sở hữu card đồ họa Nvidia đang gặp phải khi thưởng thức The Division Nếu như bạn là một người dùng VGA của Nvidia thì hãy đừng update driver bản mới nhất nếu như muốn chơi tựa game The Division đang rất hot hiện nay. Nvidia tung ra bản driver mới nhất của mình vào...