Cộng đồng quốc tế sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ, Syria vượt qua động đất
Hàng chục quốc gia trên thế giới đã cử nhân viên cứu hộ và gửi hàng viện trợ khẩn cấp, giúp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria nhanh chóng vượt qua hậu quả trận động đất kinh hoàng làm gần 4.000 người thiệt mạng.
Gần một ngày sau hai vụ động đất mạnh gần 8 độ richter làm rung chuyển khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syria hôm 6/2, giới chức ở Ankara và Damascus thống kê đã có khoảng 3.823 thiệt mạng, trong đó 2.379 người trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và 1.444 người ở Syria.
Lực lượng cứu hộ đang tranh thủ từng phút để tìm kiếm những người mất tích. Ảnh: GettyImages
Con số thương vong được dự báo còn tiếp tục gia tăng do nhiều người mất tích, mắc kẹt dưới các đống đổ nát. Thời tiết lạnh và ẩm ướt đang cản trở các nỗ lực cứu hộ. Giới chức địa phương đồng loạt yêu cầu người dân rời khỏi các tòa nhà để đảm bảo an toàn trước nguy cơ có thêm dư chấn.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp nước này vượt qua hậu quả của vụ động đất. Ông Erdogan cuối ngày 6/2 xác nhận 45 quốc gia, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ đề nghị viện trợ và hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn, theo Reuters.
Là đồng minh của Ankara trong NATO, Mỹ rất nhanh chóng cử hai đội cứu hộ gồm 140 người tới khu vực xảy ra động đất tới Thổ Nhĩ Kỳ cùng chó nghiệp vụ và các nhân viên y tế. Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết với người đồng cấp Erdogan rằng, Washington sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết.
Video đang HOT
Một tòa nhà bị đổ sập hoàn toàn vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: GettyImages
Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên đã huy động 10 nhóm tìm kiếm cứu nạn tới khu vực chịu ảnh hưởng của động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, CH Czech cử đội cứu nạn gồm 68 người tới miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ; Hà Lan gửi 15 tấn hàng viện trợ.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, mạng lưới các đội y tế khẩn cấp của WHO đã được kích hoạt để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho những người bị thương và dễ bị tổn thương nhất do ảnh hưởng của trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Chính phủ Ấn Độ cùng ngày thông báo, hai đội ứng phó thảm họa chuyên nghiệp của họ gồm 100 nhân viên cùng chó nghiệp vụ và thiết bị chuyên dụng đã sẵn sàng bay đến khu vực thảm họa.
Nga cử một loạt máy bay sang Syria và Thổ Nhĩ Kỳ giúp khắc phục hậu quả động đất. Ảnh: RiaNovosti
Nga, dù đang đối mặt nhiều khó khăn do tác động của tình hình chiến sự Ukraine, cũng lập tức cử ít nhất 4 máy bay đến khu vực động đất, gồm 3 chiếc tới Thổ Nhĩ Kỳ chở theo các nhân viên cứu hộ của Bộ Tình trạng khẩn cấp và chuyên gia y tế; một máy bay tới Syria, theo RiaNovosti.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trước đó đã lệnh lực lượng ở Syria tham gia trợ giúp lực lượng địa phương trong công tác tìm kiếm và cứu chữa những người bị thương. Nga hiện có hai căn cứ quân sự lớn tại quốc gia Trung Đông, đặt tại các tỉnh Tartus và Latakia.
Iran, một đồng minh gần gũi của Damascus, cũng đã đề nghị trợ giúp người dân Syria vượt qua hậu quả của trận động đất kinh hoàng, Anadolu đưa tin.
Một số quốc gia phương Tây, bất chấp bất đồng quan điểm với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đã liên hệ với các tổ chức quốc tế nhằm cung cấp hỗ trợ phù hợp cho người dân Syria.
Hàng triệu thùng dầu vẫn lênh đênh trên Biển Đen, chờ qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
Tình trạng hàng chục tàu chở dầu ùn tắc tại các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp diễn khi các bên không thể đưa ra giải pháp cho vấn đề bảo hiểm liên quan đến lệnh trừng phạt dầu thô của Nga.
Tàu thuyền neo đậu trên Biển Đen để chờ qua eo biển Bosporus ngày 17/11/2022.
Ảnh: AP
Hãng Bloomberg dẫn lời một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu với điều kiện giấu tên cho biết gần 2 triệu tấn dầu, hay khoảng 15 triệu thùng dầu, đang bị giữ lại tại eo biển Bosphorus và Dardanelles vì không có đủ giấy tờ bảo hiểm theo quy định áp trần giá dầu mới.
Hai tuyến đường thủy này là những nút thắt quan trọng đối với dòng chảy của dầu thô và các mặt hàng khác vận chuyển từ Biển Đen. Trong năm qua, gần 700 triệu thùng dầu đã được vận chuyển qua khu vực này.
Trước đó, dữ liệu theo dõi tàu thuyền của Bloomberg cho biết 26 tàu chở dầu xuất phát từ Kazakhstan đã phải nằm chờ đợi ở ngoài khỏi Thổ Nhĩ Kỳ cùng với khoảng 23 triệu thùng nhiên liệu. Tuy nhiên, phía chính quyền Kazakhstan lại công bố con số thấp hơn.
Từ cuối tháng 11, giới chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo các tàu chở dầu đi qua vùng biển của nước này sẽ phải cung cấp đầy đủ giấy tờ bảo hiểm phù hợp và chờ đợi Ankara xác minh giấy tờ. Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia nhất trí áp giá trần đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng kể từ ngày 5/12.
Các quan chức Mỹ và Anh đang thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xem xét lại yêu cầu về bằng chứng bảo hiểm, đặc biệt khi các hàng hóa từ Kazakhstan không phải chịu lệnh trừng phạt. Song cho đến nay, họ vẫn chưa thể đàm phán thành công.
Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo đã trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat Onal rằng chương trình này chỉ áp dụng cho dầu có nguồn gốc từ Nga và không cần kiểm tra thêm.
Hãng thông tấn TASS cho biết toàn bộ tàu chở dầu và hàng hóa của Kazakhstan đã được bảo hiểm và các công ty cung cấp bảo hiểm - chủ yếu là các công ty bảo hiểm của Anh - đang đàm phán với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Magzum Mirzagaliev, giám đốc điều hành của nhà sản xuất quốc gia NC KazMunayGas ước tính rằng chỉ có 8 - 10 tàu chở dầu bị mắc kẹt ở eo biển Thổ Nhĩ Kỳ là có liên quan đến Kazakhstan.
Báo cáo của cơ quan quản lý cảng địa phương cho biết chỉ có một tàu chở dầu có tên Vladimir Tikhonov đi qua eo biển này kể từ khi quy định mới của Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực. Tác động từ hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các tàu chở dầu thô của Kazakhstan là một ví dụ ban đầu cho thấy các biện pháp trừng phạt và cơ chế giá trần với dầu Nga có thể làm gián đoạn các chuyến hàng dầu thô hợp pháp.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) cùng các đồng minh trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và Australia đã nhất trí áp giá trần đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng kể từ ngày 5/12. Cũng từ thời điểm này, lệnh cấm mua dầu thô của Nga do EU áp đặt chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, các nước trên cũng dự kiến áp giá trần đối với các sản phẩm từ dầu từ ngày 5/2/2023, với các thông số sẽ được thiết lập sau.
Thổ Nhĩ Kỳ ra điều kiện để ủng hộ Phần Lan gia nhập NATO Cùng với Thụy Điển, Phần Lan đã từ bỏ chính sách không liên kết quân sự, đăng ký trở thành thành viên của NATO sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022, nhưng nỗ lực của Phần Lan đang gặp trở ngại từ phía Thổ Nhĩ Kỳ. Biểu tượng NATO tại trụ sở ở Brussels (Bỉ). Ảnh: Reuters...