Cộng đồng nổi giận với giải thích của Bệnh viện Nhi
Cách giải thích việc cấm quán cơm từ thiện 5.000 đồng của đại diện bệnh viện Nhi bị cộng đồng đánh giá là “né tránh”, “kém cỏi”, “vụng chèo khéo chống”… Nhiều người đề nghị lãnh đạo bệnh viện làm rõ việc này.
Cộng đồng mạng cho rằng Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nên làm rõ việc này để bệnh nhân nghèo được hưởng những bữa ăn miễn phí, giá rẻ đầy ắp tình người. Ảnh: Hoàng Hà.
Trên khắp diễn đàn, chủ đề về quán cơm 5.000 đồng bị cấm ở Bệnh viện Nhi và lý do cấm “ không đảm bảo vệ sinh” được bàn tán sôi nổi. Không ít ý kiến khẳng định có sự “ăn chia” giữa căng tin và bệnh viện. “Bạn nào bảo bệnh viên với nhà ăn không ăn chia nhau thì chắc cả đời chưa bao giờ vào viện”, Fhantom_chaos viết.
Đồng tình, độc giả Đặng Thị Cảnh bức xúc: “Chắc chắn là bệnh viện và căng tin móc nối với nhau để kiếm tiền. Những người dân nghèo phải nhập viện mà không thương họ còn muốn móc cả 25.000 đồng suất cơm sao?”. Còn theo Nguyen Trung Hieu, “nghi vấn nói trên là hoàn toàn có cơ sở” và “nếu không vì lợi ích cá nhân thì tại sao phải cấm đoán?”.
“Quán cơm 5.000 đồng thể hiện nghĩa cử cao đẹp có ích cho xã hội thì bệnh viện phải khuyến khích chứ không thể ngăn chặn không cho bán. Tất cả cũng chỉ vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm thôi”, Nguyen Trung Hieu bình luận.
Lý giải những thắc mắc này, độc giả Phan Cuong cho hay: “Nếu cứ bán 5.000 đồng suất cơm như thế thì về lâu dài căng tin sập tiệm là chắc. Không đuổi họ bán cho ai? Vì đồng tiền thôi và đương nhiên muốn bán cơm ở đó thì phải ăn chia”.
So sánh xuất cơm 25.000 đồng ở căng tin bệnh viện và suất cơm 5.000 đồng của nhóm từ thiện, cộng đồng mạng làm phép tính: “Nhìn hình thì 2 hộp cơm chả khác nhau mấy mà giá thì chênh lệch 5 lần. Nếu bệnh viện không có khả năng giảm 5.000 đồng mỗi suất cơm vì “với giá 20.000 đồng hộp cơm sẽ bèo bọt” thì đừng hỏi tại sao bệnh nhân nghèo không mê một bữa cơm 5.000 đồng”.
Sau khi bị đuổi khỏi Bệnh viện Nhi Trung ương, quán cơm 5.000 đồng lại được phép bán ở Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Facebook Cơm 5 Nghìn.
Video đang HOT
Trước lý do “an toàn thực phẩm” phía Bệnh viện Nhi đưa ra để không cho quán cơm từ thiện hoạt động, nhiều bình luận thắc mắc “thế nào là quy trình chế biến thực phẩm an toàn: Thực phẩm nhiễm bẩn, nhiều vi khuẩn, nguồn nước ô nhiễm, dụng cụ chế biến không sạch hay không có quy trình nấu…”.
Độc giả minhhan thẳng thắn góp ý: “Bác sĩ Hợp, thạc sĩ Thu đều có cách trả lời né tránh. Nếu ông Hợp cho rằng sợ không đảm bảo vệ sinh, gây ngộ độc, không tìm ra được những người này khi sự việc xảy ra vậy tại sao ông không lưu ý là trước khi bán cơm, Trung đã vào ban lãnh đạo, phòng công tác xã hội xin phép”.
Dẫn lại cách giải thích của bà Thu “muốn đóng góp bao nhiêu suất cứ để tiền lại tương đương rồi phòng công tác xã hội giao tiền lại cho căng tin”, minhhan nghi vấn: “Không biết nếu nhà hảo tâm để lại 10 suất thì được bao nhiêu suất sẽ đến tay người bệnh nhỉ? Chưa kể có chuyển cho căng tin đúng là 25.000 đồng không nữa. Là thầy thuốc, lại đảm nhận những chức vụ nhất định trong cơ quan mà lại có những cách phát biểu vậy thì còn kém lắm”.
Độc giả tên Hoa chia sẻ: “Biết bao nhiêu quán cơm bán công khai bên ngoài, được người nhà bệnh nhân mua vào bệnh viện thì không sao nhưng quán từ thiện lại thì lại sợ bệnh nhân bị ngộ độc. Phải chăng do sợ cơm từ thiện làm giảm doanh thu quá lớn từ căng tin?”.
Nhiều người nghèo, bệnh nhân cao tuổi xếp hàng chờ mua cơm 5.000 đồng ở Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Facebook Cơm 5 Nghìn.
Chung quan điểm, nickname DungHD thẳng thắn: “Lý do đảm bảo an toàn vệ sinh mới nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng thực ra chỉ là vụng chèo khéo chống”. Còn độc giả Nguyen Huu Phong Giang nhận định: “Cảm thấy ông Chủ tịch công đoàn (bác sĩ Hợp) này giải thich cho qua chuyên thôi”.
Trước khẳng định của đại diện bệnh viện về việc “căng tin ký hợp đồng với Ban giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho bệnh nhân và cán bộ công nhân viên của bệnh viện”, nhiều ý kiến cho rằng, “chắc gì cơm ở căng tin đã đảm bảo vệ sinh”.
Theo một số bình luận, bệnh viện nên giúp nhóm bán cơm 5.000 đồng được vào căng tin bán. “Tại sao không hướng dẫn các nhóm từ thiện đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho những suất ăn của các bạn đó bán ra? Đến quán bún hay quán phở người ta còn đảm bảo được nói gì đến quán cơm của nhóm từ thiện”, nicknameTrần Thị Thắm thắc mắc.
Nhiều ý kiến tỏ ra thất vọng vì “muốn làm từ thiện sao khó khăn quá”. Dreamy sailor than thở: “Nghe nản hết mức. Cái gì cũng ăn được, chỉ khổ người nghèo”. Một số người đưa ra giải pháp: “Giám đốc bệnh viện nên làm rõ vụ này để người nghèo tiếp tục được hưởng những bữa ăn miễn phí, giá rẻ đầy ắp tình người”.
Theo VNE
Cò "sống" hay "chết" tùy... lãnh đạo bệnh viện?
Hầu hết bệnh nhân các BV vẫn phải đau đầu trước vấn nạn "cò mồi". Phía lãnh đạo bệnh viện không ít người còn khẳng định: Khi nào hết quá tải BV mới hết "cò".
Chân dung "cò"...
Tại một hội nghị bàn phương cách dẹp nạn "cò mồi" BV diễn ra cách đây không lâu tại Hà Nội, nhiều lãnh đạo BV đã rất bức xúc cho biết: lợi dụng sự quá tải của các BV lớn (Bạch Mai, Việt Đức, BV K, BV Mắt TƯ...), những kẻ lưu manh, vô công dồi nghề len lỏi vào BV gạ gẫm đưa bệnh nhân (BN) đi khám, xét nghiệm nhanh chỗ nằm, nơi mổ tốt rồi đưa BN ra ngoài phòng khám tư khám chữa bệnh. Không chỉ có vậy, có "cò" còn in cả danh thiếp ghi đầy đủ tên, họ, chức năng, nhiệm vụ, dịch vụ mà "cò" có thể làm được để BN tin tưởng.
Lợi dụng tình trạng đông bệnh nhân, nghề
Lợi dụng tình trạng đông bệnh nhân, "cò" tung hoành.
"Cò" ngày càng hoạt động tinh vi, trắng trợn hơn trước kia rất nhiều. Thậm chí, chúng còn móc ngoặc với cán bộ, nhân viên BV để đưa BN đi khám nhanh, bác sỹ uy tín...", lãnh đạo một BV lớn ở TƯ chia sẻ. Rồi ông kể, có trường hợp BN đã làm hết các thủ tục rồi, chỉ chờ mai lên bàn mổ thì bị "cò" dẫn sang một BV tư gần đấy mổ. Đến khi bác sỹ (BS) sang phòng tìm chả thấy BN đâu mới biết.
Ông Nguyễn Viết Chức (Công an TP. Hà Nội) cho biết thêm, từ đầu tháng 6 đến nay, Công an TP đã điều tra 31 vụ phạm pháp hình sự tại BV, truy tố 25 người và xử lý hành chính 10 người. Ông Chức cho hay, "cò" thường là đối tượng sống lang thang, có tiền án tiền sự, đóng giả BN, người nhà BN để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây mất trật tự BV...
BS. Vũ Qúy Hợp, Chủ tịch Công đoàn, BV Nhi TƯ:"BV Nhi TƯ cũng là một trong những BV có đông BN đến khám và nhập viện. Nhưng đông thì đông, chúng tôi vẫn hạn chế được tình trạng "cò mồi" bằng cách: Xây dựng một hệ thống khám chữa bệnh quy củ, có hệ thống. Vì thế, tuy BN đông nhưng hệ thống khám chữa bệnh vẫn trôi chảy, "cò" không thể chen vào được. Chúng tôi cũng phòng ngừa "cò" bằng cách bổ sung thêm nhiều chỗ thanh toán viện phí để hạn chế BN đi lại cũng như phòng tránh sự trà trộn, gạ gẫm, móc nối của "cò mồi". Quan trọng nhất, từ lãnh đạo đến cán bộ, nhân viên y tế trong BV đều quyết tâm, đồng lòng chống "cò". Cụ thể, lãnh đạo phải nghiêm khắc nhắc nhở, xử lý nghiêm những cán bộ, nhân viên có biểu hiện móc nối với "cò mồi" phổ biến cho cán bộ, nhân viên trong BV phải tinh mắt, phản ứng nhanh khi phát hiện ra "cò" để kịp thời xử lý đầu tư lăp đặt hệ thống camera ở khu vực phòng
Càng đông bệnh nhân, "cò" càng có đất "dụng võ"...
Chỉ cần tay xách, nách mang đứng lớ sớ ở trước cổng BV Mắt T.Ư hay BV K T.Ư khoảng 5 phút, bạn sẽ ngay lập tức bị đám "cò mồi" bủa vây mời mua sổ khám, đưa đi khám, xét nghiệm... Bên trong sân BV, "cò" cũng chẳng tha.
Bất chấp cái nắng cuối tháng tám như thiêu như đốt, hai chị em chị Hoàng Thị Nga, ở Thanh Vân, Thanh Oai, Hà Nội vẫn ngồi chầu chực ở gần chỗ lên xuống khu vực khám bệnh, BV K T.Ư để chờ kết quả xét nghiệm.
Theo lời kể của chị Nga, tuần trước chị đã xét nghiệm và nội soi dạ dày ở BV Nông nghiệp I. BS BV đó nghi chị bị ung thư nên đã khuyên chị lên BV K xét nghiệm lại. Vì thế chị vội vàng bắt xe lên đây khám.
8h chị đã lên đến BV nhưng nhìn dòng người chật cứng xếp mua sổ khám mà chị muốn nghẹt thở. Đúng lúc ấy, một người phụ nữ khoảng trên 40 tuổi đội nón lụp xụp lân la đến làm quen và ngỏ ý giúp đỡ chị làm khám và xét nghiệm trọn gói, với phí dịch vụ chỉ 80.000 đồng, khi nào lấy kết quả mới thanh toán tiền.
Phần vì sợ đông quá không khám được, phần vì tin tưởng sự tốt bụng của người phụ nữ này, chị Nga đã giao hết giấy tờ và lũn cũn đi theo chị ta.
Loanh quanh một hồi trong BV, cuối cùng người phụ nữ đưa hai chị em đến khám và nội soi dạ dày tại một phòng khám nhỏ, tồi tàn nằm sâu trong ngõ nhỏ đối diện cổng BV với lời an ủi: "Chỗ này cũng là phòng khám của BV, trình độ bác sỹ cũng tương đương mà lại nhanh hơn...".
"Bán tín, bán nghi" nhưng chị Nga vẫn nghe theo lời chị ta như một cái máy. Chỉ đến khi khám và nội soi xong, thấy sự qua loa, đại khái của BS khám nhìn thấy cơ sở vật chất, máy móc của phòng khám quá tạm bợ và bẩn thỉu, chị chột dạ lo lắng thì mọi sự đã rồi.
"Ngồi chờ lấy kết quả mà ruột gan tôi nóng như lửa đốt. Chấp nhận mất tiền mà kết quả chính xác là một lẽ. Đằng này, tôi cảm thấy không tin tưởng vào BS đó và phòng khám đó chút nào. Chả lẽ lại làm thủ tục khám lại trong BV?", chị Nga chép miệng thở dài.
Theo tay chỉ của chị Nga, một người đàn bà đội nón đang tất cả xuôi ngược khắp các khoa, phòng, ngóc ngách của BV để đưa khách đi khám bệnh. Một ngày như thế, chị ta kiếm được không biết bao nhiêu tiền. Nhưng tỷ lệ thuận với số tiền chị ta có được, sẽ có không ít bệnh nhân bị mất tiền oan.
"Cò" ở BV Tai Mũi Họng T.Ư cũng khá đa dạng. Bên cạnh đội ngũ "cò" chuyên nghiệp là lực lượng bán chuyên. Bằng chứng là, cuối tuần vừa rồi tôi đưa bà bác họ từ Hải Phòng lên khám bệnh. Sau khi khám xong ở BV Mắt T.Ư, đầu giờ chiều tôi đưa bác sang BV này. Nhìn những hàng ghế chờ nêm chật những người là người, bác tôi ngao ngán lắc đầu. Thấy vẻ lưỡng lự của bác, một nam bảo vệ ở cổng BV gợi ý thẳng thừng: Chỉ cần bồi dưỡng anh ta dăm bảy chục, anh sẽ dẫn vào khám BS tốt và lấy kết quả ngay. Sợ không về kịp chuyến tàu 6h chiều về Hải Phòng, bác tôi đã từ chối.
"Tự tung, tự tác"?
Sở dĩ "cò" vẫn có đất sống là có sự tiếp tay của cán bộ, nhân viên y tế - một quan chức Bộ y tế nhận định. Dẹp nạn "cò mồi" BV cũng không khó, quan trọng lãnh đạo BV có mạnh tay xử lý không thôi, vị này cho hay. Thực tế, đúng như vị quan chức kia đã nói.
Tệ nạn "cò" BV vẫn diễn biến phức tạp, trong đó có sự phối kết hợp của chính các cán bộ, nhân viên trong BV. Nhưng từ trước đến nay, chỉ có các "cò" bị xử lý chứ chưa có cán bộ y tế nào bị kỷ luật cả. Bộ Y tế mới ra một văn bản chỉ đạo lập tổ công tác chuyên biệt để dẹp nạn "cò" BV, cùng với những quy định khá cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, không biết bộ máy này đã được thành lập và phát huy tác dụng như thế nào mà "cò" vẫn "tự tung, tự tác"...?.
"Tôi xuống BV được hai ngày rồi. Hôm nay là ngày thứ ba. Chầu chực từ sáng đến giờ mà vẫn chưa đến lượt chụp cộng hưởng từ. Trong khi đó, tôi để ý có đến 7,8 người được những người mặc áo blu đưa vào chụp "chen ngang".
Không biết đấy có phải là "cò" không nhưng họ nói là người quen của BS này, người nhà của BS kia thì cũng đành phải chịu. Cứ tưởng "cò" BV đã đỡ hơn mà vẫn còn như thế thì không thể chấp nhận được. Chỉ khổ cho những người ở quê xa như chúng tôi...", ông Nguyễn Văn T (72 tuổi) ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc bức xúc phản ánh.
Từ nhận định của vị lãnh đạo Bộ Y tế và phản ánh của các BN mới biết tệ nạn này quả là khó dẹp, một khi "cò trong", "cò ngoài" cùng liên kết với nhau "làm tiền" BN và lãnh đạo BV thiếu kiên quyết trong việc xử lý.
Theo Lâm Hùng (Pháp luât Viêt Nam)
Bài 3: Liên tục 'bôi trơn', bệnh nhân vẫn bị 'móc túi' Không những phải đối mặt với vấn đề quá tải trầm trọng, người bệnh Việt Nam còn mất thêm niềm tin vào dịch vụ y tế khi họ phải "bôi trơn" tất cả các khâu khi bước chân vào bệnh viện. Những yếu kém liên hoàn khiến tiêu cực tất yếu phát sinh. Người bệnh phải "bôi trơn" các khâu Một trong những...