Cộng đồng mạng phẫn nộ, đòi phạt nặng những kẻ ‘bom’ hàng khi cán bộ đi chợ hộ
Cộng đồng mạng kịch liệt lên án hành vi của những kẻ nhờ cán bộ đi chợ hộ rồi “bom” hàng với lý do “chỉ đặt thử xem có đi mua thật không”.
Mới đây, chia sẻ trong livestream “Dân hỏi – Thành phố trả lời”, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sau khi báo chí phản ánh có người dân “bom” hàng – nhờ cán bộ đi chợ hộ nhưng sau đó không nhận hàng, nhiều phường ở TP.HCM xác nhận đã gặp tình trạng này.
“Khi cán bộ giao hàng đến thì người dân không nhận và nói chỉ đặt thử xem có đi mua thật không . Họ nói đặt cho biết vậy thôi”, ông Lê Quang Tự Do nói.
Nhiều người nhờ cán bộ đi chợ hộ rồi “bom” hàng với lý do “chỉ đặt thử xem có đi mua thật không”.
Đặc biệt, sau khi Báo điện tử VTC News đăng tải bài viết nêu ý kiến xoay quanh câu chuyện bom hàng khi cán bộ đi chợ hộ, rất nhiều bạn đọc dành sự quan tâm và để lại hàng ngàn lượt bình luận.
Các bình luận hàm chứa nội dung bày tỏ thái độ phản đối gay gắt trước hành vi “bom” hàng chẳng khác nào trò đùa độc ác của những kẻ có tính phá hoại.
Video đang HOT
Bạn đọc Hoàng Lan lên án: “Dịch bệnh đang bùng phát dữ dội, để an toàn cho người dân, Chính phủ cùng đội ngũ y, bác sĩ và các lực lượng chức năng đã phải gồng mình làm việc không quản ngày đêm lo cho dân, vậy mà còn có những người vô ý thức, độc ác, tàn nhẫn như vậy”.
Tương tự, bạn đọc Lê Quốc Đại chia sẻ: “Thời đại 4.0 rồi nên sống sao cho văn minh, hiện đại một chút, nhất là trong lúc cả nước cùng chung tay chống dịch COVID-19 thì việc đi chợ hộ để hạn chế người dân ra đường tụ tập đông người là việc làm rất nhân văn và hữu ích. Thế nhưng những người bom hàng như vậy thì không biết trong đầu họ nghĩ gì? Họ có thấy lương tâm bị cắn rứt không? Thật không thể chấp nhận” .
“Tại sao trong thời khắc nước sôi, lửa bỏng thế này mà lại có những người còn thời gian để nghĩ ra những trò đùa độc ác như vậy. Không thể dễ dàng bỏ qua cho những hành động vô ý thức này. Mong mọi người hãy đặt mình vào hoàn cảnh của những người đi chợ hộ, vì trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, vì sự an toàn của mọi gia đình, họ phải gánh lấy trách nhiệm cao cả đó. Họ cũng như người thân của chúng ta, chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn họ chứ. Nhìn các cháu trong màu áo xanh tất bật mua hàng hoá mà lòng tôi như thắt lại” – bạn đọc Dương Thị Quỳnh Nguyệt bày tỏ.
Nhiều bình luận bày tỏ sự bức xúc trước hành vi “bom” hàng khi nhờ cán bộ đi chợ hộ.
Bạn đọc Hồ Thị Bích Phượng dùng từ “khốn nạn” khi nhắc đến những kẻ “bom” hàng: “Xin hãy nhớ cho những người bộ đội, tình nguyện mà mấy người bảo “đặt thử xem có đi mua thật không”, họ cũng là con, em, chồng, cha, chú…của một gia đình nào đó. Họ cũng sợ nhiễm bệnh, gia đình họ cũng lo lắng cho họ lắm…Mấy người ở nhà rảnh quá thì làm ơn dùng cái đầu suy nghĩ việc có ích một chút, chứ đừng làm ảnh hưởng đến người khác như vậy” .
Trước sự việc cán bộ đi chợ hộ ở TP.HCM bị những kẻ vô ý thức “bom” hàng, bạn đọc Lê Văn Đạo (trú TP Hà Nội) nêu ý kiến: “Tôi ở ngoài Bắc và nhận thấy mình đang hạnh phúc rất nhiều so với người dân TP.HCM và một số địa phương trong miền Nam. Mọi người đang gồng mình chống dịch với biết bao nhiêu khó khăn. Chính phủ và toàn dân đang làm hết mình có thể để giúp đồng bào TP.HCM sớm ngăn chặn dịch bệnh, giảm thiểu thương vong và đảm bảo đời sống, an ninh xã hội. Vậy mà có những người không tuân thủ các quy định về chống dịch, ra đường thông chốt, chống người thi hành công vụ, đặc biệt có cả hành động đặt hàng một cách đùa cợt như bài viết đã nêu. Tôi rất bất bình và khó chịu với hành vi cho thấy ý thức quá kém này” .
Không chỉ kịch liệt lên án, trên mạng xã hội, dư luận còn yêu cầu cơ quan chức năng phải phạt nặng những kẻ “bom” hàng khi cán bộ đi chợ hộ.
Tài khoản Nguyễn Tri bình luận: “Đây không thể coi là trò đùa cho vui được, cũng không thể coi là vô ý thức. Những người đó hoàn toàn có chủ ý phá hoại, phá rối. Nói là người dân, nhưng cũng có rất nhiều hạng người. Có kẻ chuyên trộm cướp, có kẻ mất hết nhân tính, cũng có người lương thiện.
Đề nghị tổ công tác phải quay phim lại làm bằng chứng, để có thể truy cứu trách nhiệm và phải có chế tài thật nặng. Hành vi nhẫn tâm, mất hết lương tri này không thể chấp nhận, không thể xem nhẹ” .
Nhiều bạn đọc cho rằng nên có hình thức xử phạt đối với hành vi “bom” hàng khi nhờ cán bộ đi chợ hộ.
Cùng quan điểm với Nguyễn Tri, tài khoản Phạm Trí cho rằng: “Cả thành phố, cả nước phải căng mình chống dịch, vậy mà có những kẻ xấu xa như vậy. Phải phạt thật nặng, chế tài thật nghiêm thì mới chấm dứt hành vi đùa cợt này. Phạt 5, 10 triệu không giải quyết gì được cả, phải phạt thật nặng để răn đe” .
Theo nội dung tài khoản Facebook Phạm Thiên Nga chia sẻ, cơ quan chức năng cần ghi lại số điện thoại của người “bom” hàng. Trước mắt, nếu chưa phạt được thì thông báo với bên viễn thông cắt chiều gọi của họ. Sau đó, công an vào cuộc điều tra, xử phạt thật nặng về hành chính và thông báo danh tính người đó lên truyền thông để răn đe.
“Tôi xem qua mà lòng bực tức quá, sao có những người vô ý thức, không chung tay góp sức mà còn có ý tưởng quấy rối. Đây là phần tử đã lộ diện nguyên hình. Yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp phạt nặng, cần thiết cho bóc lịch để noi gương” , một tài khoản Facebook bình luận.
TP.HCM: Bệnh viện dã chiến số 3 đã cho xuất viện 3.800 bệnh nhân COVID-19
Mỗi ngày, Bệnh viện dã chiến số 3 cho xuất viện khoảng 100 bệnh nhân COVID-19, đến hết ngày 14/8, tổng số bệnh nhân được xuất viện là 3.800.
Bác sĩ Lý Quốc Công, Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện dã chiến số 3 TP.HCM cho biết, tính từ 6/7 đến nay, đơn vị này tiếp nhận hơn 5.000 bệnh nhân COVID-19. Đến hết ngày 14/8, khoảng 3.800 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và xuất viện.
"Đây là một tin mừng đối với đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, là động lực để các anh chị em tiếp tục cuộc chiến chống dịch. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để chữa trị cho bệnh nhân và hy vọng con số khỏi bệnh sẽ ngày càng nhiều hơn" , BS Lý Quốc Công nói.
Khi bắt đầu hoạt động, Bệnh viện dã chiến số 3 (khu tái định cư Bình Khánh, phường An Khánh, TP Thủ Đức) được Sở Y tế TP.HCM phân công làm nơi tiếp nhận ca nhiễm không triệu chứng (tầng 1).
Tuy nhiên, sau một thời gian, do số ca nhiễm tại TP.HCM gia tăng, cơ sở này được nâng lên thành nơi tiếp nhận, điều trị bệnh nhân ở tầng 2 và 3 (có triệu chứng và dấu hiệu chuyển nặng) để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Bệnh viện dã chiến số 3 cơ bản đáp ứng được cơ sở vật chất, thiết bị y tế để thực hiện nhiệm vụ của tầng 2. Trên thực tế, bệnh viện làm cả nhiệm vụ của tầng 3 và đang triển khai thêm giường hồi sức tích cực. Cơ sở này đang gấp rút hoàn thiện khu vực hồi sức tích cực với quy mô 70-100 giường.
Tuy nhiên, bệnh viện hiện thiếu nhân sự, trang thiết bị y tế, thuốc, khu vực phòng hồi sức cần phân luồng và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất...
'Bác sĩ 91': Chúng tôi không cho phép mình dừng lại, không được buông xuôi BS Trần Thanh Linh - người điều trị cho phi công người Anh (BN91) cùng đồng nghiệp luôn sẵn sàng, không cho phép bản thân dừng lại, không dược buông xuôi. Sau gần 20 ngày chính thức nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Linh - Phó Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện...