Cộng đồng mạng bình chọn girlgroup Kpop có màn debut ấn tượng: Cái tên được nhắc tới nhiều nhất không phải SNSD, 2NE1 hay BlackPink
Các nhóm nhạc nữ thậm chí còn được chú ý với những màn debut ấn tượng hơn cả những boygroup Kpop.
Được debut và trở nên nổi tiếng ở nền công nghiệp âm nhạc Kpop đông đúc là điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng trong lịch sử, cũng có không ít những nghệ sĩ, nhóm nhạc thành công ngay từ lần đầu tiên ra mắt khán giả. Mới đây, một cuộc bình chọn trên mạng xã hội chỉ ra một số nhóm nhạc nữ Kpop có màn debut ấn tượng nhất bao gồm 2NE1, Wonder Girls, Girl’s Generation, BlackPink,…
Các màn debut được nhắc tới bao gồm Irony- Wonder Girls.
Into The New World- SNSD
Ah- After School
Fire- 2NE1
LACHATA- F(x)
Bad Girl Good Girl- Miss A
I Don’t Know- Apink
Bên cạnh những cái tên đình đám thế hệ 2 còn có một số ca khúc Happiness của Red Velvet, Like Ooh Aah của Twice, Whistle của BlackPink, LATATA của (G)I-DLE là những đại diện giai đoạn 3 Kpop. Đáng chú ý, trong số hơn 8000 lượt bình luận, đa số đều gọi tên Miss A với Bad Girl Good Girl là màn debut đỉnh nhất chứ không phải những ngôi sao đình đám như 2NE1, SNSD hay BlackPink,…
Miss A được bình chọn là nhóm nhạc nữ có màn debut đỉnh nhất.
Thành lập từ tháng 7 năm 2010, Bad Girl Good Girl là ca khúc chủ đề nằm trong album đầu tay của Miss A mang tên Bad But Good. Chỉ sau ba tuần kể từ đó, Miss A đã giành được giải thưởng Mutizen Award đầu tiên trên M.net M! Countdown. Lần lượt, nhóm đã giành vị trí số 1 trên tất cả các chương trình âm nhạc lớn của Hàn gồm M! Countdown, Music Bank, Inkigayo và giành nhiều giải thưởng quan trọng ở MAMA, trong đó có giải daesang Song Of The Year (Bài hát của năm).
Màn trình diễn Bad Girl Good Girlcủa Miss A.
Thật tiếc là sau này, dù vẫn được khán giả yêu thích nhưng Miss A ngày càng ít hoạt động và công bố tan rã ngày 27/12/2017. Mặc dù vậy, đây vẫn được coi là một trong những girlgroup thành công nhất của JYP Entertainment.
Được fan nhắc đến nhiều còn có 2NE1
BlackPink
Twice
Được nhắc tới nhiều trong danh sách nghệ sĩ có màn debut thành công nhất còn có 2NE1, Black Pink, Twice,… Dưới đây là một số bình luận của cộng đồng mạng khi bình chọn:
- Miss A!! Chắc chắn rồi.
- Miss A và 2NE1 nhé!
- Tôi lập tức nghĩ đến Miss A ấy.
- Tôi còn đang định giận dữ vì không nhìn thấy Miss A ở đây
- 2NE1!
- Miss A và TWICE.
- Ca khúc debut huyền thoại là Bad Girl Good Girl.
- Miss A và 2NE1 là đỉnh nhất!
- Miss A và Blackpink!
Còn với bạn, đâu là màn debut đỉnh nhất của các girlgroup Kpop?
Ngọc Trang
Theo saostar.vn
"Thế hệ thứ 2 của Kpop chính thức khép màn, tạm biệt những công thần một thời hoàng kim"
Những đứa trẻ một thời mê mẩn thần tượng Kpop thế hệ 2 nay đã trưởng thành, còn những sân khấu đầy đủ thành viên của bất kì một nhóm nhạc KPop thế hệ 2 nào cho đến lúc này cũng đã trở thành xa xỉ.
Nếu thế hệ đầu tiên của Kpop với H.O.T, Sechskies, Shinhwa... đã đặt những viên gạch đầu tiên, thế hệ thứ 2 với DBSK, BIGBANG, Super Junior, SNSD... lại khiến cho Kpop trở thành cả một đế chế giải trí hùng mạnh hàng đầu châu Á. Hơn một thập kỉ sau, khi những đứa trẻ mê mệt lớp thần tượng thế hệ 2 của Kpop ngày nào đã trưởng thành và vẫn ôm trong mình nhiều kí ức đẹp về một lứa thần tượng hoàng kim, những nhóm nhạc ngày nào lại mải mốt đi tiếp với sự nghiệp ngày một nhạt nhòa, đối mặt với những cuộc kiện tụng, những sứt mẻ đội hình và thậm chí là những scandal chấn động.
Idol thế hệ thứ 2: Những công thần đẩy Kpop đi xa khỏi biên giới
Năm 2003, nhóm nhạc DBSK chính thức ra mắt trên sân khấu "BoA Kwon & Britney Spear ShowCase". 5 gương mặt non nớt vẫn còn nét lo lắng, Xiah Junsu quên cả... hát nhép vì vô tình trượt chân trên sân khấu phun đầy tuyết giả đã trở thành gạch nối đầu tiên giữa Kpop thế hệ 1 và 2.
DBSK của rất nhiều năm về trước
Năm 2005, SS501 debut và ngay lập tức trở thành đối thủ lớn nhất của DBSK khi có ngoại hình long lanh không kém. Cùng trong năm đó, 12 thành viên của thế hệ đầu tiên trong dự án Super Junior cùng nhau chen chúc trên một ô vuông nhỏ của SBS Inkigayo để biểu diễn ca khúc debut tên là "Twin". Năm 2006, "vụ nổ" đầu tiên của BIGBANG đã diễn ra trên sân khấu Music Bank, với một màn... khoe múi rất đáng quên trong khi trình diễn "La La La", ca khúc đến từ một nhóm nhạc thần tượng nhưng lại mang đậm chất hip hop.
Super Junior thuở "đất chật người đông"
Năm 2007, JYP gia nhập cuộc đua sản xuất nhóm nhạc bằng đại diện Wonder Girls, nhóm nhạc sau này trở thành biểu tượng của "giấc mơ Mỹ" trong lòng Kpop. Cũng trong năm đó, 9 cô gái SNSD đã khởi hành chuyến bay đầu tiên của mình vào vũ trụ Kpop với "Into the new world", một chuyến bay không hề suôn sẻ khi ngay lập tức gặp dông bão đến từ liên minh các fandom tiền bối.
Năm 2008, bộ đôi 2PM và 2AM được ra mắt từ nhóm nhạc One Day: một bên là 6 thần tượng quái thú, một bên là 4 hoàng tử với những ca khúc ballad dịu dàng. Tiếp theo sau đó là B2ST, T-Ara, Miss A, SHINee, F(x)..., những cái tên sừng sỏ của Kpop lần lượt ra đời.
MV "Into the new world" - Girls' Generation
Không phải vô cớ mà người ta vẫn thường nói rằng thế hệ 2 của Kpop là một thế hệ hoàng kim. Những thần tượng đơn lẻ của thế hệ thứ 3 với EXO, BTS, Twice, Black Pink... vẫn đang thi nhau xác lập và phá vỡ kỉ lục của chính mình từng ngày, nhưng hoài niệm về Kpop thế hệ 2 là hoài niệm về cả một thế hệ với những bản hit chưa bao giờ cũ. Số lượng nhóm nhạc ít ỏi không ảnh hưởng gì nhiều đến sự đa dạng về hình tượng hay thể loại âm nhạc mà các nhóm nhạc Kpop thế hệ 2 theo đuổi. Nếu đem so sánh những ca khúc được gọi là "hit quốc dân" giữa 2 thế hệ gần đây nhất của Kpop, có thể thấy rằng tầm ảnh hưởng của những bản hit vào thời điểm thịnh vượng của Kpop thế hệ thứ 2 sâu rộng hơn, xứng đáng với tên gọi "quốc dân" hơn là những sản phẩm sau này.
Thật khó để liệt kê hết tất cả những bản hit mà những nhóm nhạc thế hệ 2 đã đóng góp trong vòng mười mấy năm qua chỉ bằng vài dòng ngắn ngủi. Fan Kpop đều có thể thuộc nằm lòng giai điệu hay vũ đạo của "Haru Haru", "Lies" (BIGBANG), "Sorry Sorry" (Super Junior), "Gee", "Genie" (SNSD), "Fire", "I am the best" (2NE1), "Mirotic" (DBSK), "Roly Poly" (T-Ara)... mà không cần một chút cố gắng nào bởi những ca khúc nói trên luôn được phát tự nhiên với tần suất dày đặc, và quan trọng hơn cả là điểm nhấn nằm ở giai điệu gây nghiện luôn luôn khác biệt.
Không chỉ biến Kpop trở thành một "hệ sinh thái" hùng mạnh tại Hàn Quốc, dàn thần tượng Kpop thế hệ 2 đã có công lớn trong việc đem Kpop ra khỏi biên giới quốc gia. Wonder Girls quay về sau khi giấc mơ Mĩ thất bại, mang lại bài học đắt giá về việc chỉ một giấc mơ và vài bài hit không phải là cách để làm nên chuyện tại xứ cờ hoa. DBSK bỏ lại sau lưng hào quang đã đạt được ở Hàn Quốc để bắt đầu lại tại Nhật Bản từ vị trí của một nhóm nhạc vô danh để rồi 4 năm sau, 5 chàng trai được cùng nhau khóc trước hơn 60 ngàn người hâm mộ tại Tokyo Dome - thánh địa mà chưa nhóm nhạc Hàn Quốc nào có thể đặt chân đến. Super Junior hướng về khu vực Đông Á và Đông Nam Á, thương hiệu "Super Show" của nhóm đã đi qua 7 mùa với tổng cộng 134 concert lớn nhỏ. SM Town, YG Family concert mang nghệ sĩ của mình đến với châu Mĩ, châu Âu, bước đầu đánh dấu sự tồn tại của Kpop trên bản đồ âm nhạc quốc tế.
DBSK, hay đúng hơn là THSK, trong lần đầu tiên đặt chân vào thánh địa Tokyo Dome
Đoạn kết của một thế hệ hoàng kim
Ở thời điểm mà các sân khấu ca nhạc tấp nập rộn ràng những gương mặt quen thuộc với công chúng, những bài hit vẫn ra mắt hàng ngày, dường như không có một ai nhớ đến sự khắc nghiệt của bài toán thời gian. Như một quy luật tất yếu, những thứ đi đến đỉnh cao tất nhiên cũng sẽ có lúc thoái trào. Nhưng trong hàng trăm cách kết thúc, hàng chục kịch bản chia tay êm đẹp, phần đông những nhóm nhạc Kpop thế hệ thứ 2 lại chọn cho mình những kịch bản thừa sức hành hạ trái tim của người hâm mộ, những người đã coi Kpop thế hệ thứ 2 là một phần không thể thiếu trong những ngày tháng thanh xuân của mình.
Năm 2009, 3 thành viên của DBSK đột ngột tuyên bố kiện công ty chủ quản ngay khi nhóm đang đứng ở đỉnh cao sự nghiệp. Sân khấu cuối cùng của những vị thần phương Đông nặng trĩu khi 2 người ở lại với cái tên DBSK im lặng quay đi không nhìn 3 "kẻ phản bội" cúi chào khán giả.
Trở lại sau cuộc chia cắt đau lòng bậc nhất lịch sử Kpop, âm nhạc của DBSK không còn có sức ảnh hưởng nhiều như trước. Dù thắng kiện SM Entertainment để hủy bỏ bản hợp đồng nô lệ, Kim Jaejoong, Park Yoochun và Kim Junsu vẫn phải chịu thua trong một cuộc chiến ngầm khác: JYJ bị cấm vận hoàn toàn trong những hoạt động quảng bá âm nhạc trên các đài truyền hình. Thành viên duy nhất còn cơ hội xuất hiện nhiều trên màn ảnh nhỏ là Park Yoochun với vai trò diễn viên, nhưng scandal xâm hại tình dục vào năm 2016 đã đẩy Park Yoochun trở thành tội phạm vĩnh viễn của dư luận dù anh đã được tuyên vô tội trước tất cả mọi cáo buộc.
DBSK trở thành DBSK và JYJ từ năm 2009
Cũng trong năm 2009, sân khấu của Super Junior xuất hiện khoảng trống đầu tiên. Hangeng, nam thần tượng người Trung Quốc rời nhóm vì những áp lực cá nhân và bản hợp đồng nô lệ. Tháng 12 năm 2017, trên sân khấu Super Show lần thứ 7, trưởng nhóm Lee Teuk nghẹn ngào gọi tên cả 13 thành viên Super Junior trong nước mắt. Scandal gây tai nạn khi say rượu vào năm 2009 buộc Kangin tạm ngừng tất cả hoạt động, rồi lần lượt các thành viên khác cũng đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, những khoảng hở trong đội hình khiến cho 12 thành viên còn lại của Super Junior cũng khó có dịp đứng cùng nhau.
Trưởng nhóm Lee Teuk (Super Junior) gọi tên 13 thành viên trên sân khấu Super Show 7
Năm 2012, T-Ara vừa gây sốt khi trở lại với bản hit "Day by day" đi kèm một MV vô cùng kì công thì đã bị nhấn chìm trong scandal bắt nạt thành viên Ryu Hwa Young. Suốt 6 năm sau đó, 6 cô gái T-ara chật vật hoạt động dưới sự bảo vệ của những người hâm mộ còn sót lại và hứng chịu sự công kích không ngừng của công chúng Hàn Quốc. Sự thật về câu chuyện bắt nạt đã được làm rõ vào năm 2018 khi kẻ tưởng chừng là nạn nhân lại biến thành tội đồ duy nhất, nhưng hào quang của T-Ara 6 năm về trước đã vĩnh viễn không thể quay về.
T-Ara bật khóc ngay tại concert "Dear My Family" vào năm 2014
Năm 2013, Park Bom - giọng ca chính của 2NE1 vướng vào nghi án sử dụng thuốc cấm. Hoạt động của 2NE1 gần như bị đóng băng từ scandal của Park Bom cho đến 2 năm sau. Vào tháng 12 năm 2015. 2NE1 ngẩng cao đầu trở lại trên sân khấu MAMA 2015 với đầy đủ 4 thành viên, nhưng không ai có thể ngờ rằng đó lại là sân khấu cuối cùng mà người ta có thể chứng kiến 2NE1 tỏa sáng trên sân khấu với đội hình 4 người. Hành trình của 2NE1 trên đường đua Kpop chính thức dừng lại vào năm 2016 trong sự tiếc nuối và hụt hẫng của không chỉ BlackJack - fandom của 4 cô gái nhà YG.
Sân khấu cuối cùng của 2NE1
SNSD từng mạnh mẽ đứng lên sau biển đen im lặng, suốt nhiều năm liền giữ vững vị trí nhóm nhạc nữ hàng đầu Kpop, cuối cùng cũng không thể hạ cánh với đầy đủ 9 thành viên. Năm 2014, "nữ hoàng băng giá" Jessica rời nhóm. 3 năm sau đó, SNSD chính thức kết thúc hợp đồng với SM, và dù vẫn luôn khẳng định rằng SNSD vẫn chưa từng tan rã thì mảnh vỡ mang tên Jessica đã khiến cái tên SNSD không còn toàn vẹn.
SNSD đã không còn là "S9" khi Jessica rời nhóm
Ngày 18 tháng 12 năm 2017, SHINee cùng biển xanh ngọc của mình quỵ ngã vì sự ra đi mãi mãi của Jonghyun. Đằng sau nụ cười thiên thần của Jonghyun là một nghệ sĩ âm thầm vật lộn với căn bệnh trầm cảm và luôn trăn trở về âm nhạc. Lời cuối cùng mà Jonghyun muốn nghe chỉ là một câu "bạn đã làm rất tốt", nhưng anh không còn có thể lắng nghe khi hàng trăm ngàn người khác muốn nói để anh nghe.
Jonghyun (SHINee) qua đời ở tuổi 27
Sulli rời khỏi F(x), 4 thành viên còn lại cùng người hâm mộ vẫn đang tuyệt vọng trông chờ những kế hoạch comeback. B2ST không thể giữ được cái tên của mình sau tranh chấp với công ty, chấp nhận rời đi với 5/6 thành viên và lập ra một công ty mới. Miss A tan rã khi danh tiếng của Suzy lấn át hẳn danh tiếng của nhóm, để lại nghi án "cơm không lành canh không ngọt" giữa các thành viên. Những nhóm nhạc thế hệ 2 khác cũng dần dần trở nên im hơi lặng tiếng.
Cho đến năm 2019, thật khó để tìm thấy một cái tên quen thuộc của 10 năm trước trên những trang tin tức về âm nhạc, dù không ít người trong số họ vẫn đang chăm chỉ hoạt động. Nếu xét riêng về mặt doanh thu, không một ai có thể qua mặt DBSK với những dome tour vòng quanh Nhật Bản, 2PM vẫn chiếm một phần lớn trong thu nhập của JYP trước khi Twice nổi đình đám.
Tuy nhiên, doanh thu chưa hẳn là yếu tố quan trọng nhất chứng tỏ thành công của một người nghệ sĩ mà những sản phẩm âm nhạc mới là tiếng nói có sức mạnh lan tỏa hơn bất cứ con số nào. Đã bao lâu rồi fan Kpop chưa được thưởng thức một bản hit đến từ một nhóm nhạc ra mắt từ hơn 10 năm trước? Lần lượt DBSK, Oh!GG, Super Junior... đều comeback, nhưng tên tuổi của những huyền thoại một thời cũng không thể nào giúp ca khúc của họ chống chọi được lâu trong cơn lũ âm nhạc Kpop luôn được làm mới mỗi ngày.
Khi DBSK với đội hình 2 người chỉ còn xuất hiện trong những bản báo cáo về doanh thu khủng và giấc mơ 5 người càng ngày càng trở nên xa tầm với, khi con số 13 của Super Junior vẫn còn là niềm tin của E.L.F còn con số 5 của SHINee sẽ vĩnh viễn khuyết đi, khi tất cả những lời xin lỗi không thể trả lại cho T-Ara và Queen's 6 năm tuổi trẻ, khi thủ lĩnh 2NE1 công khai đối đầu với ông chủ YG nhưng chỉ nhận được sự im lặng, nhóm nhạc duy nhất vẫn còn giữ nguyên sức hút suốt 10 năm chỉ còn lại 1. Sau hàng loạt scandal, BIGBANG vẫn là một thế lực không ai có thể coi thường. Nếu như dấu ấn âm nhạc của các nhóm nhạc thế hệ 2 dần phai nhạt thì BIGBANG vẫn là "hit maker" đúng nghĩa, chưa từng có một ca khúc nào của BIGBANG ở trong tình trạng "flop" khi phát hành.
BIGBANG - đại diện duy nhất của Kpop thế hệ 2 còn cạnh tranh được với đàn em ở thành tích âm nhạc
Những ngày qua, BIGBANG đã trở thành một "vụ nổ lớn" theo đúng nghĩa đen chỉ vì một cái tên duy nhất. Từ "BIGBANG Seungri" trở thành "Burning Sun Seungri" rồi sau đó là "nghi phạm Seungri", em út của BIGBANG đã chính thức rút khỏi nhóm, để lại một khoảng trống lớn sau 13 năm BIGBANG là một nhóm nhạc 5 người. BIGBANG có giá trị như một biểu tượng lớn của Kpop, một biểu tượng chưa từng suy chuyển suốt 13 năm.
Cái tên BIGBANG là minh chứng cho việc không hề có giới hạn nào trên con đường duy nhất làm thần tượng, giới hạn duy nhất là tài năng mà mỗi thần tượng sở hữu. Sau 13 năm người hâm mộ ngẩng đầu kiêu ngạo với chiếc lightstick hình vương miện nói thay cho vị trí của những ông hoàng thực sự, lần lượt từng scandal một ập đến biến Seungri và sau đó là BIGBANG trở thành ví dụ của những thần tượng dần mất đi nhiệt huyết ban đầu, đem danh tiếng tích góp được từ tình cảm của người hâm mộ đổi lấy những tư lợi cá nhân.
Seungri chính thức trở thành cựu thành viên của BIGBANG vào ngày 11/3 vừa qua
Khi thần tượng ít nhiều đã đánh mất đi nhiệt huyết của những năm tháng hoàng kim, những đứa trẻ cuồng nhiệt mê mẩn Kpop thế hệ 2 ngày nào cũng trở nên bỡ ngỡ và mệt mỏi trước những cách thức cày view Youtube, ít hô hào trend hashtag để tăng mức độ nổi tiếng cho thần tượng, bỏ cuộc trước những chiến dịch bình chọn giải thưởng tốn nhiều hơn 3 bước đăng kí thành viên.
Ai rồi cũng lớn, những tín ngưỡng và giấc mơ của 10 năm trước đây phải cất sang một bên để nhường chỗ cho cuộc sống thực tại. Đến khi thành trì cuối cùng là BIGBANG cũng đã dần sụp đổ, người hâm mộ các huyền thoại thuộc về thế hệ thứ 2 của Kpop đã phải ngoái đầu nhìn lại mới có thể tìm thấy hào quang một thời.
Tròn 1 thập kỉ kể từ năm 2009, giấc mộng được trở thành một chấm sáng nhỏ trong concert của DBSK, SS501, BIGBANG, SHINee 5 thành viên, Super Junior 13 thành viên, SNSD 9 thành viên... của người hâm mộ Kpop thế hệ 2 lần lượt trở thành những giấc mộng viên vông.
Thần tượng tan đàn xẻ nghé, fandom sống bằng kí ức và hoài niệm, liên tiếp bị phản bội bởi những scandal động trời và chật vật trước những cuộc chia tay, đó là giây phút ta phải chấp nhận rằng sân khấu rực rỡ của một thế hệ Kpop hoàng kim đã tới hồi khép lại.
Theo Tri Thức Trẻ
Không phải BLACKPINK, đây mới là những nhóm nhạc có công "khai phá" hình tượng girlcrush ngùn ngụt sức hút Được biết tới như biểu tượng girlcrush thế hệ mới của Kpop nhưng BLACKPINK lại không phải là nhóm nhạc tiên phong theo đuổi concept mạnh mẽ đầy quyền lực này. Nhắc tới hình tượng girlcrush, phần lớn fan Kpop hiện nay sẽ nghĩ ngay tới BLACKPINK - 4 cô gái tạo thương hiệu với hình ảnh mạnh mẽ, sắc sảo, quyền lực,...