Công điện khẩn về bệnh nhiệt thán từ gia súc lây sang người
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Công điện khẩn về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh nhiệt thán trên gia súc có thể lây lan sang người.
Rắc vôi bột phòng chống dịch bệnh trên khu vực trang trại chăn nuôi gia súc ở địa phương.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 9/2014, tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã xuất hiện gia súc mắc bệnh nhiệt thán và lây sang người do việc giết mổ, ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết.
Qua theo dõi đặc điểm dịch tễ của bệnh, các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc liên tục xuất hiện các trường hợp gia súc mắc bệnh nhiệt thán trong những năm gần đây và thường xuyên có người bị mắc bệnh nhiệt thán do ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết. Do vậy, nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh nhiệt thán trên gia súc là rất cao, đặc biệt ở địa phương đã có ổ dịch nhiệt thán trong thời gian vừa qua.
Để chủ động ngăn chặn triệt để dịch bệnh nhiệt thán lây bệnh cho gia súc và người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng, liên tục bằng nhiều hình thức phù hợp về tính chất nguy hiểm của bệnh nhiệt thán đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động phòng bệnh cho người và gia súc.
Đặc biệt, các địa phương cần chú trọng tuyên truyền để người dân khi phát hiện gia súc nghi mắc bệnh nhiệt thán, gia súc chết bất thường phải khai báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y nơi gần nhất để xử lý triệt để mầm bệnh; không tự ý giết mổ gia súc mắc bệnh, chết để ăn hoặc chia cho mọi người trong thôn, bản cùng ăn; chủ động thu gom chất thải chăn nuôi để tiêu hủy.
Video đang HOT
Phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại chống dịch lở mồm long móng ở bò.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tổ chức rà soát công tác tiêm phòng vắcxin nhiệt thán cho đàn gia súc trên địa bàn, khẩn trương chỉ đạo tiêm phòng bổ sung, tiêm phòng triệt để cho đàn gia súc (bao gồm cả dê) trong vùng có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mặt khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ gia súc và tiêu thụ gia súc mắc bệnh, chết bất thường trên địa bàn xã có dịch và các xã xung quanh trong thời gian có dịch để hạn chế lây lan dịch bệnh nhiệt thán cho gia súc và người./.
Bệnh nhiệt thán ở động vật là bệnh làm gia súc như trâu, bò, ngựa… chết đột ngột do sốt cao, do trực khuẩn nhiệt thán hay còn gọi là trực khuẩn than gây ra. Khi gia súc có bệnh than chết được chôn nông hoặc vứt bừa bãi thì vài chục năm sau trâu bò đến ăn cỏ ở nơi đó vẫn còn bị bệnh, ở Việt Nam, một số tinh miền núi hay có bệnh này.
Người tham gia mổ thịt gia súc ốm, chia thịt, ăn thịt rất dễ bị lây bệnh. Phổ biến là thể lở loét ngoài da, vết xây xát nhanh chóng sưng to rồi vỡ thành mụn loét, có bờ sâu, giữa mụn thối nát màu đen, kèm theo sốt. Nếu người nhiễm vi khuẩn vào đường hô hấp thì thấy chóng mặt, đau ngực, khó thở, ho khan; nếu ở thể ruột thì bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, chướng bụng, thở khó. Người bị nhiễm ở thể phổi và thể ruột rất nguy hiểm có thể dẫn đến chết sau một hai ngày.
Theo Vietnam
Thăm ngôi làng 'xuất khẩu' virus Ebola ra thế giới
Từ một thầy giáo địa phương, virus Ebola đã nhanh chóng lan ra cộng đồng của ngôi làng nhỏ này và giết chết hàng trăm người dân địa phương.
Quang cảnh làng Yambuku năm 1976
Virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola, được phát hiện lần đầu tiên ở châu Phi vào những năm 1970. Nó được đặt tên theo dòng sông Ebola ở Cộng hòa Congo, nơi xuất hiện dịch lần đầu tiên vào năm 1976.
Trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên được xác định vào ngày 26/8/1976 ở một ngôi làng hẻo lánh, cách dòng sông Ebola, Congo khoảng 96km về phía Nam. Nạn nhân đầu tiên của Ebola trên thế giới là một hiệu trưởng địa phương có tên Mabalo Lokela.
Trước khi nhiễm bệnh, Mabalo đã có chuyến công tác dọc theo sông Ebola ở biên giới các quốc gia Trung Phi với một nhóm người dân làng Yambuku từ ngày 12 - 22/8-1976.
Đến ngày 26/8, Mabalo ngã bệnh và ban đầu người ta cho rằng đó là bệnh sốt rét tái phát. Thế nhưng, đến ngày 5/9, tình trạng của Mabalo trở nên nguy kịch, ông bị xuất huyết tràn lan trên cơ thể và qua đời ngày 8/9 năm đó.
Nữ y tá bên cạnh các ngôi mộ chôn nạn nhân Ebola ở làng Yambuku
Trong vòng 1 tuần Mabalo phát bệnh, nhiều trường hợp khác đã bị lây nhiễm ở bệnh viện. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới - WHO, đa số các trường hợp bị lây nhiễm là do &'tiếp xúc với người bị bệnh hoặc dùng lại kim tiêm cũ đã qua sát trùng'.
Theo phong tục địa phương, trong các nghi thức an táng người chết, những người phụ nữ trong gia đình như mẹ, vợ, chị em gái sẽ phải rửa sạch thi thể của Mabalo trước khi chôn cất. Với sự nguy hiểm của virus Ebola, những người này đều bị lây nhiễm và chết ngay sau đó.
Xác các bệnh nhân bị vất ngoài đường vì người nhà sợ sẽ lây sang mình
Trong đợt dịch Ebola đầu tiên này, 318 người đã bị nhiễm bệnh, trong đó có 280 người chết ở Congo và 284 trường hợp nhiễm, 151 người chết ở một khu vực của Sudan. Đối với làng Yambuku, họ đã phải đóng cửa bệnh viện sau khi trận dịch quét qua vì có 11 trong số 17 nhân viên y tế đã chết.
Sau đó, dưới sự trợ giúp của WHO, các ổ dịch đã được cách ly trong các cộng đồng địa phương, quá trình khử trùng được thực hiện triệt để. Trong quá trình khống chế dịch bệnh năm đó, các chuyên gia đã được không quân Congo huy động trực thăng để đến các điểm nóng.
Theo VTC
'Nạn nhân số 0 của đại dịch Ebola đang đe doạ thế giới Các nhà nghiên cứu đã tìm được nạn nhân số 0, người phát tán nguồn virus Ebola nguy hiểm của đại dịch đang đe dọa toàn thế giới hiện nay Đã từng nhiều lần xuất hiện nhưng chưa bao giờ Ebola lại trở thành một đại dịch nguy hiểm như hiện nay, nguyên nhân ban đầu có thể là vì điểm phát bệnh...