Công điện hoả tốc của Chủ tịch TP Hà Nội về phòng chống lụt bão
Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký công điện số 08 yêu cầu dân cư ven sông, suối, khu vực trũng thấp có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất chủ động di dời, sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trước diễn biến thời tiết bất thường, khó dự báo, mưa lớn diện rộng sau ảnh hưởng của cơn bão số 2 vừa qua, gây ngập, lụt khu vực đô thị và các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất; gây thiệt hại về người, tài sản và công trình hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Nước sông dâng cao, người dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội) phải bơi thuyền vào nhà. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức
Đặc biệt theo dự báo, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến nước ta nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng trong tháng 8/2024, nguy cơ xảy ra bão, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất an toàn hồ đập cao, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân.
Video đang HOT
Vì vậy, Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị sẵn sàng triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”; nhất là tại các vị trí trọng điểm, xung yếu; rà soát, xác định các khu vực nguy hiểm, nguy cơ mất an toàn ven sông, suối, khu vực trũng thấp…
Đối với những nơi chưa có điều kiện di dời ngay phải có phương án chủ động sơ tán khi có tình huống thiên tai để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Các đơn vị huy động mọi nguồn lực khẩn trương khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua; chủ động bố trí ngân sách địa phương chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, đảm bảo phương châm tuyệt đối không để người dân thiếu chỗ ở, thiếu đói, thiếu vật dụng thiết yếu; hạn chế bệnh dịch, ô nhiễm môi trường sau thiên tai và đảm bảo việc học hành của học sinh.
Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi sát tình hình, diễn biến thiên tai; chủ động đôn đốc các đơn vị liên quan kịp thời triển khai công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; Sở Công Thương phối hợp với Tổng Công ty Điện lực thành phố và các địa phương ưu tiên cấp đủ điện cho các trạm bơm, công trình vận hành tiêu thoát nước, chống úng ngập trên địa bàn, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục phối hợp chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông khi có tình huống thiên tai; phối hợp, hỗ trợ địa phương kịp thời khắc phục các tuyến giao thông bị sạt lở, chia cắt. Sở Xây dựng chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan triển khai công tác phòng chống úng ngập nội thành; phòng chống, khắc phục cây đổ trên các tuyến đường đô thị; đảm bảo an toàn điện chiếu sáng công cộng, cung cấp nước sạch; rà soát, kiểm tra, thống kê các khu nhà tập thể, nhà chung cư đã xuống cấp, các khu nhà không đảm bảo an toàn, các công trình đang xây dựng để sơ tán người, tài sản ra khỏi những khu vực không đảm bảo an toàn…
Mực nước trên hệ thống sông Đồng Nai đang ở mức cao
Tối 21-7, Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai cho biết, mực nước trên hệ thống sông Đồng Nai đang ở mức cao.
Cần đề phòng khả năng mưa lớn kết hợp với lũ gây ngập lụt, sạt lở bờ sông, suối, các khu vực trũng thấp tại địa bàn huyện: Tân Phú, Định Quán và các địa bàn lân cận.
Cảnh báo sông La Ngà (huyện Định Quán) có khả năng xảy ra lũ. Ảnh minh họa: Đăng Tùng
Tại trạm Tà Lài (sông Đồng Nai) mực nước đang xuống chậm, dưới mức báo động 2 (112,5m). Tại trạm Phú Hiệp (sông La Ngà) mực nước đang lên chậm, ở giữa mức báo động 1 (104,5m) và mức báo động 2 (105,5m).
Cảnh báo sông Đồng Nai và sông La Ngà, đoạn từ thượng lưu đến địa bàn các huyện: Tân Phú, Định Quán có khả năng xảy ra lũ. Trong 24 giờ tới, mực nước tại trạm Tà Lài có khả năng lên lại, dao động ở mức thấp hơn 0,3m đến xấp xỉ mức báo động 2 (112,5m), còn mực nước tại trạm Phú Hiệp tiếp tục lên chậm, ở mức cao hơn 0,4-0,6m so với mức báo động 1 (104,5m).
Mực nước trên các sông suối vùng thượng lưu hệ thống sông Đồng Nai ở mức khá cao, có nguy cơ gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông suối, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp tại các sông suối, bãi sông, bờ suối.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2, nhiều nơi mưa lớn Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 trong năm nay, với cường độ cấp 8, giật cấp 10, hướng về phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, Nhiều nơi trên cả nước mưa lớn. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (21/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần...