Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành cơn bão số 1 của năm 2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều 31/5, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Bắc khu vực Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão và trở thành cơn bão số 1 của năm 2024, có tên quốc tế là MALIKSI.
Vị trí tâm bão lúc 13h ngày 31/5. Ảnh: nchmf.gov.vn
Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (từ 62 – 74 km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Bắc với tốc độ khoảng 15 – 20 km/h.
Cơ quan khí tượng nhận định, rãnh áp thấp nối với cơn bão số 1 trên khu vực phía Bắc Hoàng Sa; vị trí tâm bão khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông.
Ngoài ra, đêm 31/5 và ngày 1/6, khu vực vịnh Bắc Bộ, Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7 – 8. Độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2; riêng vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông cấp 3 .
Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.
Xuất hiện bão Sao La gần Biển Đông, hướng đi phức tạp
Cơn bão có tên Sao La đang trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon (Philippines). Cơ quan khí tượng đang theo dõi chặt chẽ hướng đi của cơn bão này.
Sáng 25.8, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon đã mạnh lên thành bão, có tên Sao La (đây là một trong 10 tên bão do Việt Nam đề xuất).
Hình ảnh về cơn bão Sao La. Ảnh WINDY
Cơ quan khí tượng dự báo, cơn bão này có đường đi phức tạp, đang được theo dõi chặt chẽ.
Nếu cơn bão Sao La không di chuyển vào Biển Đông thì tháng 8 là năm không xuất hiện cơn bão, áp thấp nhiệt đới nào trên Biển Đông. Trong vòng 30 năm qua, chỉ có 2 năm là 2011 và 2015 không có bão trên Biển Đông vào tháng 8. Điều này cũng phản ánh tác động của năm El Nino khiến bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện ít hơn bình thường.
Theo dự báo dài hạn, trong thời kỳ từ 21.8 - 20.9, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện từ 1 - 2 cơn trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc bộ, Trung bộ.
Từ nửa cuối tháng 8 - tháng 11, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5 - 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 2 - 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ.
Trước đó, trong tháng 7 đã xuất hiện 2 cơn bão trên khu vực Biển Đông là cơn bão số 1 (Talim) và cơn bão số 2 (Doksuri). Trong đó, cơn bão số 1 đã đổ bộ vào khu vực phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vào ngày 18.7, sau đó đi dọc theo biên giới Việt - Trung và suy yếu thành một vùng thấp trên khu vực các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn.
Ngoài ra, cơn bão số 2 xuất hiện trên khu vực đông bắc Biển Đông nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Xem nhanh 12h ngày 25.8: Dự báo thời tiết hôm nay
Bão số 1 giật cấp 14 trên vịnh Bắc bộ, đang áp sát Quảng Ninh Bão số 1 đang ở trên khu vực phía đông bắc của vịnh Bắc bộ, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 140 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - cấp 11, giật cấp 14. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 4 giờ ngày 18.7, vị...