Công đảng Anh nêu điều kiện ủng hộ thỏa thuận Brexit
Công đảng đối lập Anh đã ngỏ ý có thể ủng hộ thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May nếu bà cam kết thắt chặt quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) trong tương lai sau khi Anh rời khỏi khối này.
Thủ lĩnh Công đảng đối lập của Anh Jeremy Corbyn – ở giữa. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trong một bức thư gửi Thủ tướng May khi bà gặp lãnh đạo EU tại Brussels ngày 7/2, thủ lĩnh Công đảng Jeremy Corbyn cho rằng các nỗ lực của bà May nhằm sửa đổi nội dung thỏa thuận hoặc loại bỏ điều khoản “rào chắn” về biên giới Ireland sẽ thất bại.
Tuy nhiên, ông Corbyn nhấn mạnh nếu Thủ tướng bảo đảm có được những thay đổi trong tuyên bố chính trị về các mối quan hệ tương lai với EU kèm theo thỏa thuận trước khi Anh rời EU vào ngày 29/3 tới, đảng của ông sẽ ủng hộ thỏa thuận này.
Những thay đổi này bao gồm cam kết về một liên minh thuế quan Anh-EU “thường trực và toàn diện,” trong đó Anh có tiếng nói về các thỏa thuận thương mại tương lai với EU.
Thủ tướng May trước đó đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng này, cho rằng liên minh thuế quan sẽ ngăn Anh ký các thỏa thuận thương mại riêng, là một trong những lợi thế của Brexit.
Bên cạnh đó, Công đảng cũng muốn “gắn chặt” với thị trường chung EU. Ông Corbyn nêu rõ cần có sự gắn kết linh hoạt về các quyền và sự bảo hộ, các cam kết duy trì sự tham gia của Anh trong các cơ quan của EU và các chương trình tài trợ vốn, duy trì tiếp cận cơ sở dữ liệu an ninh.
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh Công đảng mong muốn thảo luận kỹ hơn với Thủ tướng May về các đề xuất này với tinh thần xây dựng, và nhằm đạt được một thỏa thuận nhận được sự ủng hộ của quốc hội và gắn kết lại đất nước.
Ông cũng lưu ý rằng mặc dù EU quyết tâm giữ lại điều khoản rào chắn về biên giới Ireland, song sự thay đổi mà ông đề xuất sẽ khiến đòi hỏi này trở nên không cần thiết.
Trước động thái này, người phát ngôn của Thủ tướng May cho biết Thủ tướng sẽ hồi đáp thư của thủ lĩnh đảng đối lập Corbyn, song bà sẽ không thay đổi quan điểm về liên minh thuế quan với EU.
Bà May hiện đang tập trung vào sự thay đổi an ninh về điều khoản rào chắn liên quan đến biên giới Ireland để ngăn tình trạng biên giới cứng, cũng như giành được sự ủng hộ của quốc hội đối với thỏa thuận.
Tối 29/1 vừa qua, Hạ viện Anh bỏ phiếu thông qua một số sửa đổi đối với thỏa thuận Brexit mà các lãnh đạo EU đã nhất trí với bà May hồi cuối năm 2018, theo đó nêu rõ Hạ viện sẽ chỉ ủng hộ thỏa thuận “ly hôn” nếu điều khoản “rào chắn” gây tranh cãi về biên giới với Ireland được xóa bỏ và thay thế bởi “các thỏa thuận khác để tránh một đường biên giới cứng.”
Điều khoản “rào chắn” là chính sách nhằm đảm bảo không có một đường biên giới cứng ngăn cách Cộng hòa Ireland và vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh trong trường hợp Anh và EU không đàm phán được một thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit.
Nói cách khác, điều khoản này để đảm bảo một biên giới mở giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, theo đó ràng buộc London với những quy định về thuế quan của khối cho đến khi hai bên nhất trí được về các mối quan hệ thương mại trong tương lai.
Một số nhà lập pháp Anh kịch liệt phản đối điều này, cho rằng điều này đe dọa sự toàn vẹn biên giới quốc gia, thậm chí có thể dẫn tới việc Anh mãi mãi “mắc kẹt” trong liên minh thuế quan với EU.
Trên mạng xã hội Twitter, Chủ tịch Hạ viện Andrea Leadsom thông báo quốc hội Anh sẽ tranh luận về Brexit vào ngày 14/2 tới.
Trong khi đó, tại Brussels, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker trong cuộc thảo luận “thẳng thắn và mang tính xây dựng” với Thủ tướng May ngày 7/2 đã khẳng định rằng EU sẽ không đàm phán lại thỏa thuận Brexit.
Người phát ngôn Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas cho hay trong cuộc gặp, bà May đã nêu ra một số phương án để giải quyết những quan ngại của Quốc hội Anh về điều khoản rào chắn và hai bên đã nhất trí sẽ cùng nhau làm việc để tìm ra giải pháp.
Theo kế hoạch, ông Juncker và bà May sẽ gặp nhau lần nữa trước cuối tháng Hai này, đồng thời Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier sẽ gặp Bộ trưởng Brexit của Anh Stepen Barclay vào ngày 11/2 tới./.
Theo Vietnam
Thủ tướng Anh trước nguy cơ thêm một lần bỏ phiếu bất tín nhiệm ở hạ viện
Lãnh đạo đảng đối lập Anh Jeremy Corbyn kiến nghị hạ viện nước này bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Theresa May sau khi bà hoãn cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit đến năm 2019.
Ông Jeremy Corbyn phát biểu tại hạ viện Anh
Thủ tướng Theresa May đã dời cuộc bỏ phiếu ở quốc hội về thỏa thuận với châu Âu về việc nước Anh rời khỏi EU (Brexit) đến giữa tháng 1.2019, so với dự kiến ban đầu là ngày 11.12, vì lo ngại sẽ gặp thất bại nặng nề.
Phản đối hành động này, lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn ngày 17.12 kiến nghị hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng và yêu cầu đảm bảo tiến trình bỏ phiếu Brexit diễn ra ngay.
AFP dẫn lời ông Corbyn nói rằng việc Thủ tướng May dời ngày bỏ phiếu Brexit là điều không thể chấp nhận vì trước đó bà đã làm điều này một lần.
Kết quả của cuộc bỏ phiếu nói trên không mang tính ràng buộc và giới quan sát cho rằng nó chỉ nhằm gây ảnh hưởng đến vị thế của Thủ tướng May. Hồi tuần trước, bà May cũng thoát nạn và giữ được chức vụ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền.
Reuters dẫn nguồn tin từ chính phủ cho biết sẽ không đồng ý để cuộc bỏ phiếu theo yêu cầu của ông Corbyn diễn ra trong khi một số đảng phái khác cũng ngỏ ý không ủng hộ.
Các bên cho rằng nếu nghiêm túc, ông Corbyn có thể yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với toàn bộ chính phủ và nếu được đa số nghị sĩ thông qua thì nước Anh sẽ tổ chức bầu cử sớm. Lãnh đạo Công đảng nói quyết định mới nhất của ông chỉ nhắm vào Thủ tướng May chứ không phải toàn bộ chính phủ.
Theo Thanhnien
Thủ tướng Anh đưa ra kế hoạch B cho Brexit, giống hệt phương án A Chưa đầy một tuần sau khi kế hoạch Brexit đầu tiên bị quốc hội "vùi dập", bà May đưa ra bản điều chỉnh, nhưng bị nhiều người chỉ trích và cho rằng không có gì khác so với bản cũ. Thủ tướng Anh trong những ngày qua đã thảo luận căng thẳng với lãnh đạo các đảng phái trong quốc hội để cố...