Công dân Mỹ, Ukraine trong đường dây giúp nhân viên IT Triều Tiên làm việc ở Mỹ
Các công tố viên Mỹ ngày 16/5 đã thông báo về việc bắt giữ một phụ nữ Mỹ và một người đàn ông Ukraine đã giúp các nhân viên ngành công nghệ thông tin (IT) Triều Tiên nhận được việc làm việc từ xa của hàng trăm công ty Mỹ.
Ảnh minh họa. Nguồn: ia.acs.org.au
Theo đó, công dân Mỹ Christina Chapman bị cáo buộc đã giúp các nhân viên IT Triều Tiên Han Jiho, Jun Chunji, Xu Haoran và nhiều người khác đánh cắp danh tính của công dân Mỹ để kiếm được việc làm từ xa của các tập đoàn Mỹ.
Tổng cộng, Chapman và đồng phạm bị cáo buộc sử dụng danh tính của hơn 60 công dân Mỹ để kiếm được gần 7 triệu USD cho chính phủ Triều Tiên. Các công tố viên cho biết tổng cộng 300 công ty Mỹ bị ảnh hưởng, trong đó có nhiều tập đoàn lớn, bao gồm kênh truyền hình, công ty quốc phòng và nhà sản xuất ô tô.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Chapman đã bị bắt hôm 15/5, trong khi công dân Ukraine Oleksandr Didenko bị chính quyền Ba Lan bắt giữ vào ngày 7/5 theo yêu cầu của Washington.
Video đang HOT
Công dân Ukraine 27 tuổi Didenko bị buộc tội tạo tài khoản giả trên các nền tảng tìm kiếm việc làm công nghệ thông tin của Mỹ, rồi bán chúng cho các nhân viên IT ở nước ngoài. Các nhân viên IT ở nước ngoài sử dụng dịch vụ của Didenko cũng làm việc với Chapman.
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố phần thưởng 5 triệu USD cho thông tin liên quan đến các IT Triều Tiên sử dụng bí danh Han Jiho, Jun Chunji và Xu Haoran cùng người quản lý của họ Zhonghua đã tham gia vào kế hoạch này.
Ngoài ra, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã khám xét các “trang trại máy tính xách tay (laptop)” ở Mỹ. Đây là nơi chứa một loạt laptop dành cho nhân viên IT ở nước ngoài. FBI cho biết rằng thông qua các trang trại này, bao gồm một trang trại Chapman mở tại nhà riêng, các nhân viên IT nước ngoài truy cập được từ xa vào laptop, sử dụng địa chỉ IP của Mỹ để giả mạo rằng họ hoạt động ở nước này.
Theo báo cáo do một tổ chức nghiên cứu ở Washington công bố vào tháng 4 vừa qua, các nhà làm phim Triều Tiên có thể đã giúp tạo ra các phim hoạt hình truyền hình nổi tiếng cho các công ty lớn của phương Tây bất chấp lệnh trừng phạt quốc tế.
Động lực để Triều Tiên xích lại gần Iran
Triều Tiên đang xây dựng mối quan hệ mới với các quốc gia có cùng chí hướng. Gần đây, dường như Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đặc biệt quan tâm đến Iran.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và lãnh đạo tinh thần tối cao của Iran - Đại giáo chủ Ali Khamenei. Ảnh: The Wall Street Journal
Giáo sư Kim Sung Kyung tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên có trụ sở ở Seoul cho biết: "Triều Tiên có lẽ coi đây là cơ hội tốt để bán vũ khí và công nghệ quân sự cho Tehran để đổi lại một số lợi ích kinh tế. Cả hai nước đều đang phải chịu các lệnh trừng phạt".
Vào cuối tháng 4, Triều Tiên đã cử một đoàn chuyên gia cấp cao kinh tế và thương mại đến thăm Tehran trong 9 ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên kể từ năm 2019.
Iran bác bỏ nghi vấn của truyền thông phương Tây rằng các đại biểu Triều Tiên đã thảo luận về hợp tác công nghệ hạt nhân khi đến thăm nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani chỉ trích truyền thông nước ngoài vì những suy đoán định kiến khi đăng tải tin tức sai sự thật và vô căn cứ.
Ngày hôm sau, truyền thông Triều Tiên lên án vòng trừng phạt mới Mỹ áp đặt với Iran là "không công bằng". Vòng trừng phạt mới nhất nhắm vào khả năng sản xuất và sử dụng máy bay không người lái của Iran.
Giáo sư quan hệ quốc tế Daniel Pinkston tại Đại học Troy (Seoul) nhận định Tehran và Bình Nhưỡng có mối quan hệ lâu đời và mặc dù rất khác nhau, nhưng hai nước có một số điểm tương đồng. Theo ông Pinkston, cả hai đều có chung bất bình sâu sắc đối với Mỹ và phương Tây nói chung.
Bộ trưởng Kinh tế Đối ngoại Triều Tiên Yun Jong-ho trong chuyến thăm Iran. Ảnh: Yonhap
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết Triều Tiên và Iran đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Hai quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ dù phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế vì chương trình vũ khí.
Ông Pinkston nhận định, Bình Nhưỡng và Tehran có thể sẽ hỗ trợ chính trị và ngoại giao nhiều hơn cho nhau, ví dụ như việc Triều Tiên ủng hộ Iran trước Israel và Mỹ. Ông Pinkston bổ sung rằng công nghệ thiết bị bay không người lái gần như chắc chắn sẽ thu hút được quan tâm lớn của cả hai bên.
Ngoài ra, Yonhap dẫn nhận định của nhiều chuyên gia đánh giá rằng Triều Tiên có thể hỗ trợ Iran trong công nghệ tên lửa nhiên liệu rắn, ví dụ như tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn siêu vượt âm.
Trong một diễn biến khác, sau chuyến thăm Tehran, Bộ trưởng Kinh tế Đối ngoại Triều Tiên Yun Jong-ho đã tiết lộ về ý định hợp tác với nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Iran là Saipa. Ông Yun Jong-ho nói: "Triều Tiên sẵn sàng hợp tác với tập đoàn ô tô Saipa. Với quan hệ chính trị song phương thuận lợi, hai quốc gia có thể hợp tác trong ngành công nghiệp ô tô".
Thế khó của Mỹ ở châu Phi Bấy lâu nay, Washington luôn tìm cách tái khẳng định họ là một đối tác đáng lựa chọn của các quốc gia ở châu Phi. Tuy nhiên, chiến lược này đang gặp khó khi Trung Quốc cũng đang nỗ lực giành vị thế ở lục địa đen và Nga thì ngày càng tăng cường hiện diện tại châu lục này. Đầu tư của...