Công dân Mỹ bị tù ở Triều Tiên “nhập viện”
Một công dân Mỹ từng bị tuyên án 15 năm tù lao động khổ sai tại Triều Tiên hiện đang trong tình trạng sức khỏe suy giảm và phải nhập viện do bị ốm ở trại cải tạo lao động trong vòng 2 tuần qua.
Bà Terri Chung bật khóc bên bức ảnh anh trai Kenneth Bae.
Hồi tháng 5, tòa án tối cao Triều Tiên đã tuyên phạt Kenneth Bae, một công dân Mỹ gốc Hàn Quốc, 15 năm tù lao động khổ sai về tội chống phá nhà nước. Tòa án nói rằng ông Bae, 45 tuổi, đã lợi dụng việc kinh doanh du lịch để thành lập các nhóm hòng lật đổ chính phủ Triều Tiên.
Bae bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái sau khi dẫn một nhóm du khách đi qua khu vực phía bắc Tiều Tiên
Em gái của ông Bae, Terri Chung, cho hay anh trai bà đã bị nhốt tại một nhà tù dành cho người nước ngoài, và phải đi cày và làm ruộng cho tới tận gần đây.
Tuy nhiên, ông Bae đã gặp phải một loạt các vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh tim, đái đường cũng như bị đau chân và lưng. Ông này đã được chuyển từ trại cải tạo lao động tới một bệnh viện nhà nước.
Bà Chung nhận được thông tin về anh trai từ đại sứ Thụy Điển tại Triều Tiên, người tới thăm ông Bae mới đây. Vị đại sứ này đã tới thăm Bae vài lần kể từ khi ông bị bắt và cũng là người duy nhất tới thăm Bae, bà Chung cho hay.
Các thông tin về ông Bae được bà Chung đưa ra trong một buổi cầu nguyện cho ông tại nhà thờ Seattle hôm 10/8 với sự tham gia của hơn 100 bạn bè, gia đình và những người ủng hộ.
Bà Chung cũng đã đọc một lá thư của ông Bae gửi những người ủng hộ, được viết hôm 13/6, trong đó ông đề nghị họ hối thúc vụ việc với các giới chức Mỹ.
“Cách duy nhất mà tôi có thể tự do và trở về nhà là được ân xá. Để làm được điều đó, cần có sự nỗ lực hơn nữa từ phía chính phủ Mỹ”, ông Bae viết.
Bộ ngoại giao Mỹ đã kêu gọi Triều Tiên thả ngay ông Bae vì các lý do nhân đạo, nhưng không cử đặc phái viên cấp cao tới Bình Nhưỡng để đàm phán, như đã làm trong quá khứ.
Video đang HOT
Một đơn thỉnh cầu trên mạng do con trai ông Bae khởi xướng nhằm kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama tìm kiếm một lệnh ân xá đặc biệt cho ông Bae đã thu hút gần 8.000 chữ ký.
Cũng có những lời kêu gọi khác nhằm trả tự do cho ông Bae, trong đó có một kêu gọi là huyền thoại bóng rổ Mỹ Dennis Rodman, người đã tới Triều Tiên hồi tháng 2. Nhưng bà Chung cho hay giới chức Mỹ đã cam kết với bà rằng họ đang âm thầm theo đuổi các nỗ lực ân xá.
Hồi tháng trước, có thông tin nói rằng cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter có kế hoạch tới Triều Tiên để giải cứu Bae, nhưng thông tin này đã bị bác bỏ sau đó.
Bae, người sinh tại Hàn Quốc và chuyển tới Mỹ cùng gia đình năm 1985, đã phần lớn sinh sống tại Trung Quốc trong 7 năm qua, nơi ông thành lập một công ty du lịch chuyên dẫn các nhóm du khách tới một khu vực ở phía bắc Triều Tiên, bà Chung cho hay.
An Bình
Theo Dantri
Tranh cãi vụ nghi phạm bắn chết thanh niên da màu được trắng án
Suốt từ cuối tuần đến nay, nhiều cuộc biểu tình lớn đang nổ ra tại các thành phố tại Mỹ sau khi tòa án thành phố Sanford, bang Florida tuyên bố nghi phạm da trắng Zimmerman trắng án trong vụ bắn chết người thanh niên 17 tuổi da màu Trayvon Martin.
Các cuộc biểu tình đã khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama phải lên tiếng tiếng kêu gọi người dân kiềm chế sau khi người biểu tình và các nhóm bảo vệ nhân quyền đồng loạt xuống đường thể hiện sự giận dữ.
George Zimmerman (giữa) được trả tự do tại tòa
Trước đó trong tối muộn ngày thứ Bảy theo giờ địa phương, một bồi thẩm đoàn 6 người gồm toàn phụ nữ của bang Florida đã tuyên bố nhân viên bảo vệ George Zimmerman vô tội trong nghi án sát hại Trayvon Martin, khép lại hành trình xét xử liên quan đến vấn đề chủng tộc kéo dài và khiến nước Mỹ "sục sôi".
Zimmerman, 29 tuổi, đã bị cáo buộc truy đuổi Martin, 17 tuổi, qua một khu dân cư có cổng chắn tại thành phố Sanford và bắn chết nạn nhân không có vũ khí trong một cuộc xô xát vào tối 26/2/2012.
Cảnh sát Florida ban đầu còn từ chối đề nghị khởi tố với Zimmerman, khiến nhiều cuộc biểu tình lớn nổ ra tại một số thành phố. Cuối cùng đến tháng 4/2012, người này mới bị bắt và kết tội giết người cấp độ hai và ngộ sát. Nếu bị kết tội, Zimmerman có thể phải nhận án tù chung thân cho tội giết người cấp độ 2, hoặc 30 năm tù cho tội ngộ sát. Thế nhưng bồi thẩm đoàn sau khi nghe ý kiến các bên lại tuyên trả tự do ngay tại tòa cho Zimmerman.
Ngay sau khi tòa tuyên án, các cuộc biểu tình đã nổ ra đồng loạt trong đêm thứ Bảy tại hàng loạt thành phố của Mỹ, bao gồm San Francisco, Philadelphia, Chicago, Washington và Atlanta. Trong ngày Chủ nhật, thêm nhiều cuộc tuần hành diễn ra tại New York.
Tại Oakland, California, người biểu tình còn đập phá nhiều cửa kính, phun sơn lên xe ô tô bên đường. Tuy vậy hầu hết các cuộc biểu tình trong đêm qua đều diễn ra hòa bình dưới sự theo dõi chặt chẽ của cảnh sát.
Người biểu tình đổ ra đường phố New York
Tuy nhiên Tổng thống Obama đã kêu gọi mọi người kiềm chế và chấp thuận phán quyết. "Chúng ta là một quốc gia của luật pháp và bồi thẩm đoàn đã ra tuyên bố", ông Obama nói. "Giờ đây tôi kêu gọi mọi người dân Mỹ tôn trọng lời kêu gọi bình tĩnh suy nghĩ từ hai người làm cha mẹ đã mất đứa con trai nhỏ tuổi của mình".
Những hình ảnh về cuộc bạo loạn chết chóc tháng 4/1992 tại Los Angeles, vốn nổ ra sau một vụ án liên quan đến chủng tộc tương tự, hiện vẫn còn ám ảnh các quan chức lực lượng thực thi pháp luật.
Trong khi đó NAACP, tổ chức hoạt động nhân quyền lớn nhất tại Mỹ, đã kêu gọi mọi người cùng ký bức thư kiến nghị Bộ trưởng tư pháp Eric Holder khởi tố vụ án dân sự với Zimmerman.
"Quyền dân sự cơ bản nhất - quyền được sống - đã bị vi phạm trong đêm George Zimmerman truy đuổi và sau đó cướp đi cuộc sống của Trayvon Martin", bức thư của NAACP có đoạn viết. "Chúng tôi yêu cầu Bộ tư pháp khởi tố vụ án dân sự với ông Zimmerman về sự xâm phạm quá mức này".
Các công tố viên cho rằng Zimmerman, người truy đuổi Martin và làm trái đề nghị của một đội cảnh sát, là người khơi mào cho cuộc xô xát.
Một số hình ảnh về phản ứng của người Mỹ sau vụ xử Zimmerman
Nạn nhân Martin trước khi tử nạn
Người biểu tình tập trung tại quảng trường Thời Đại, New York
Biểu tình phản đối bản án tại Seattle
Nhiều vụ đập phá đã xảy ra
Biểu tình tại Los Angeles
Theo Dantri
Khi nhà báo... quyến rũ! Những vai phóng viên trên phim luôn được khắc họa với vẻ đẹp năng động, can đảm, đạo đức nghề nghiệp kiên định và rất quyến rũ! Phóng viên điều tra Mikael Blomkvist (Daniel Craig) trong phim "The Girl With A Dragon Tattoo" (2011) Nhân vật Mikael Blomkvist là một nhà báo quả cảm, sẵn sàng phanh phui mọi bí mật xấu xa...