Công dân, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam vừa là động lực, vừa là người hưởng thành quả của kinh tế số!
Việt Nam đã chuyển từ nước thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình cách đây gần một thập kỷ (từ năm 2010) nhưng từ đó đến nay vẫn mắc kẹt và chưa thể phát triển thành nước có thu nhập trung bình cao.
Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam 2019 lần đầu tiên được tổ chức ngày 9/5/2019 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, ông Eric Sidgwick – Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam đã đề xuất kiến nghị để Doanh nghiệp công nghệ giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Mở đầu bài phát biểu, ông Eric Sidgwick – Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết, thực chất, “bẫy” thu nhập trung bình là một sự chuyển giao khi một nước có mức thu nhập trung bình không còn cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các tiêu chuẩn hàng hóa sử dụng nhiều lao động, lương tương đối cao lên nhưng lại chưa thể cạnh tranh ở những hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn trên một quy mô lớn, do năng suất lao động vẫn còn khá thấp.
Để vượt qua giai đoạn này, ông Eric nói: “Những nước có thu nhập trung bình cao hơn và thu nhập cao tránh được “bẫy” hay “chuyển đổi thành công” là do năng suất nói chung tăng nhanh và bền vững”. Ông lấy dẫn chứng là những nền kinh tế đã “hóa rồng, hóa hổ” của châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc…
Các quốc gia này đã tiến hành chuyển đổi từ việc tích lũy và tái phân bổ (từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ) các nguồn vật lực, nhân lực và lao động thành các sáng kiến thúc đẩy tiến trình công nghệ. Các tiến trình này sau đó sẽ làm tăng năng suất các nguồn lực và tạo động lực gia tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Đó chính là sự chuyển đổi tăng trưởng theo đầu tư sang tăng trưởng trên cơ sở đổi mới sáng tạo. Việt Nam cần phải sẵn sàng với nền kinh tế số để tăng năng suất lao động.
Cách mạng công nghiệp 4.0, về cả tốc độ và quy mô, sẽ tiếp tục tác động lên tương lai của quá trình sản xuất toàn cầu và gia tăng phát triển kỹ thuật sản xuất, mô hình kinh doanh và chuỗi giá trị mới, bao gồm cả việc kết hợp giữa hệ thống sản suất.
Ông Eric nhấn mạnh: “ Công dân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam và chính phủ Việt Nam vừa là động lực, vừa là người hưởng thành quả của kinh tế số”!
Công dân Việt Nam sẽ có khả năng tiếp cận tốt hơn đến nhiều loại hàng hóa và dịch vụ truyền thống cũng như các loại hàng hóa và dịch vụ số mới xuất hiện. Họ sẽ có thêm sự lựa chọn đối với các dịch vụ xã hội và thích ứng với môi trường, có thêm nghề nghiệp số hóa và tăng thêm quyền hạn cho xã hội.
Doanh nghiệp sẽ mở rộng các cơ hội và tiếp cận với thị trường, tiếp cận tri thức thông qua hệ thống tuyển dụng và sử dụng lao động số. Kinh tế số cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu khách hàng rõ hơn và nâng cao các sản phẩm đổi mới sáng tạo thông qua thiết kế số.
Với hoạt động của chính phủ, hiệu quả trong việc thực hiện dịch vụ công sẽ được cải thiện, kỹ năng của lực lượng lao động thông qua giáo dục số được nâng cấp, đẩy mạnh sự giàu có bền vững, đồng đều và có tính thích nghi.
Chuyên gia đưa ra kiến nghị, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục chất lượng cao thông qua dạy nghề, đào tạo đại học và sau đại họ, củng cố tạo ra hệ sinh thái startup thuận lợi tiềm năng cho doanh nghiệp phát triển, theo đuổi sáng kiến chính phủ điện tử và tập trung kiểm soát rủi ro công nghệ.
Theo GenK
Giám sát công dân ở Trung Quốc ngày càng tinh vi, ngoài sức tưởng tượng của bạn
Chuyện Trung Quốc giám sát công dân đã không còn mới mẻ gì nữa. Mới đây, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhấn mạnh rằng nó đã trở nên tinh vi hơn.
Báo Bloomberg dẫn lại báo cáo từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cho biết, một ứng dụng của cảnh sát được dùng để giám sát hoạt động của người dân tại Tân Cương. Hệ thống giám sát được hỗ trợ bởi các công ty công nghệ hàng đầu, đang ngày càng tinh vi hơn trước đây. Nó sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt phát triển bởi một công ty được Alibaba chống lưng, khớp khuôn mặt với ảnh nhận dạng sau đó kiểm tra chéo với hình ảnh trên nhiều tài liệu khác. Báo cáo nói nó kiểm tra từ nhiều nguồn thông tin để phát hiện sớm các hành vi đáng ngờ.
Báo cáo của cơ quan giám sát đã làm sáng tỏ phạm vi hoạt động theo dõi rộng khắp, khi Trung Quốc đàn áp dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nhằm ngăn chặn khủng bố trước khi xảy ra. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng có khoảng hai triệu người Duy Ngô Nhĩ đang chịu giam giữ tại các trại tập trung ở Tân Cương, Bắc Kinh phản đối số liệu này nhưng không bao giờ công bố con số chính xác. Ngoại trưởng Michael Pompeo thúc giục các tập đoàn Mỹ nên cân nhắc cẩn thận trước khi đầu tư vào Tân Cương.
Một trạm kiểm soát được thiết lập ở Tân Cương
"Chúng tôi theo dõi các vụ vi phạm nhân quyền quy mô ở Tân Cương, nơi có hơn một triệu người đang bị kẹt trong cuộc khủng hoảng nhân đạo. Với quy mô lớn hơn những gì đã diễn ra vào năm 1930" - ngoại trưởng nói. Tổ chức nhân quyền HRW cũng nhấn mạnh, các trạm kiểm soát được thành lập ở Tân Cương có thể đã lấy sạch những dữ liệu bên trong điện thoại, nhưng người dân không hề hay biết. Maya Wang, một nhà nghiên cứu người Trung Quốc làm việc cho HRW, nói rằng có những người dân ở Tân Cương nghi ngờ điện thoại đã bị biến thành công cụ giám sát chính họ. Những người này đã chôn chúng ở sa mạc, nhưng việc đó có thể khiến họ gặp rắc rối sau đó nếu hệ thống kiểm soát mất dấu chiếc điện thoại.
Đáp lại các cáo buộc của thế giới, chính phủ Trung Quốc cho biết các biện pháp giám sát ở Tân Cương là cần thiết để ngăn chặn khủng bố và phát triển nền kinh tế khu vực. Còn HRW khẳng định báo cáo này dựa trên khai thác thông tin từ ứng dụng của cảnh sát, bằng kỹ thuật đảo ngược. Ứng dụng này liên kết tới một cơ sở dữ liệu khổng lồ có tên IJOP (Integrated Joint Operations Platform). Đây là một công cụ để thu thập dữ liệu người dân, hoàn thành báo cáo về những hành vi đáng ngờ, thúc đẩy hoạt động điều tra của cảnh sát đối với những cá nhân bị hệ thống gắn cờ là có vấn đề. Hệ thống IJOP là trung tâm của một hệ sinh thái giám sát và kiểm soát xã hội lớn hơn trong khu vực.
HRW cũng nhấn mạnh, các trạm kiểm soát có thể đã lấy sạch dữ liệu bên trong điện thoại, nhưng người dân không hề hay biết
Đáng chú ý, HRW nói rằng IJOP thu thập thông tin chi tiết đến mức, có cả sơn màu xe, chiều cao (đến từng cm),... liên kết tất cả với số thẻ căn cước. Chính quyền Tân Cương giám sát kỹ càng và cân nhắc từng hành vi là hợp pháp hay không, hàng ngày. Ngay cả các hành vi không có yếu tố bạo lực như "hầu như không giao tiếp với hàng xóm", "tránh sử dụng cửa trước" hay "tiêu thụ điện nhiều bất thường" cũng xếp vào đáng ngờ. Thậm chí, gắn cờ cho việc sử dụng 51 công cụ mạng như VPN (mạng riêng ảo), các ứng dụng nhắn tin mã hóa như WhatsApp và Viber.
Hệ thống theo dõi sự di chuyển của mọi người bằng cách giám sát quỹ đạo và dữ liệu vị trí của điện thoại, thẻ ID và phương tiện của họ. Nó cũng đồng thời giám sát việc sử dụng các trạm điện và xăng của mọi người trong khu vực. Tuyên bố từ chính quyền Tân Cương là họ phải thu thập dữ liệu cho hệ thống IJOP theo cách toàn diện nhất, đến từng cá nhân trong từng gia đình.
Chính quyền Tân Cương tuyên bố phải thu thập dữ liệu một cách toàn diện, đến từng cá nhân trong từng gia đình
HRW cũng chỉ ra ứng dụng đáng sợ này được phát triển bởi một đơn vị trong tập đoàn China Electronics Technology Group (CETC), thuộc sở hữu nhà nước. Một tập đoàn trong top 500 Fortune, doanh thu 30 tỷ với lượng nhân viên 169.000 người. Họ cũng có hoạt động ở nước ngoài như xây dựng hạ tầng thành phố thông minh ở Tehran, Iran, và hợp tác kỹ thuật với Siemens của Đức. Trong khi đó, công nghệ nhận diện khuôn mặt do Megvii cung cấp, tên là Face . Tuy nhiên, Megvii từ chối có liên quan đến ứng dụng của cảnh sát, và họ cũng không biết tại sao công nghệ của mình lại được dùng cho hệ thống giám sát. Họ nói rằng mình có hợp đồng làm ăn với CETC, cấp phép Face cho các dịch vụ chính phủ điện tử như thanh toán hóa đơn, mở khóa điện thoại.
Các nhà đầu tư của Megvii gồm có Alibaba của tỷ phú Jack Ma, người đã thừa nhận mình là đảng viên và mới đây công khai củng hộ luật làm việc 996, Sinovation Ventures và Foxconn. Tuy nhiên, không công ty nào trả lời trước các câu hỏi của HRW. Báo cáo kêu gọi Trung Quốc đóng cửa cơ sở dữ liệu đằng sau ứng dụng, cũng như để các chính phủ nước ngoài áp dụng các biện pháp trừng phạt có mục tiêu như cấm visa và đóng băng tài sản đối với các nhà lãnh đạo ở Tân Cương. Nhưng có lẽ Bắc Kinh sẽ bỏ ngoài tai những kêu gọi như vậy.
Camera giám sát có ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ Trung Quốc
Quay trở lại với ứng dụng liên kết với IJOP. Bloomberg nói rằng nó không chỉ đơn giản là thu thập tất cả dữ liệu của người dân. Vượt xa chức năng cơ bản đó, nó còn cung cấp nhiều chức năng khác. Một hệ thống để các quan chức giao tiếp qua các cuộc gọi thoại, email và điện thoại, sử dụng chức năng bản đồ của Baidu để định vị địa lý, cho phép các quan chức tìm kiếm thông tin về những người bằng cách sử dụng tên của họ và nhiều thông tin đầu vào khác. Người dân ở Tân Cương bị đưa vào tầm ngắm của cảnh sát, có thể bởi một số hành vi nhất định. Những đối tượng xếp vào loại có nguy cơ là cá nhân chuyển đến hoặc rời đi nơi cư trú, tải xuống một số phần mềm hoặc nội dung trên điện thoại di động, có liên kết với người nước ngoài,...
Báo cáo có cả ảnh chụp màn hình ứng dụng, gợi ý chính quyền chọn xem có thu thập dữ liệu trong các chuyến thăm nhà, trên đường phố, trong các trại giáo dục chính trị, đăng ký đi du lịch nước ngoài hoặc khi giao dịch với cư dân Tân Cương sống ở đại lục, hay không. Với quan chức có quyền quản trị cao hơn, có thêm lựa chọn thu thập cả thông tin người nước đi vào khu vực Tân Cương. Các quan chức sau đó được nhắc đăng nhập và nhập vào dữ liệu từ chiều cao của một người đến nhóm máu, và mối liên hệ chính trị.
Theo VN Review
Điều hành công ty nghìn tỷ USD, Tim Cook cho rằng tiền bạc không tạo động lực cho mình Giá trị tài sản ròng của Tim Cook được ước tính khoảng 625 triệu USD. CEO Apple, Tim Cook 58 tuổi hiện đang lãnh đạo công ty nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới. Nhưng thực tế ông không giàu có bằng các lãnh đạo ở các công ty lợi nhuận thấp hơn khác. Giá trị tài sản của ông ước tính...