Công cụ tìm kiếm Made in Việt Nam liệu có cạnh tranh nổi với Google?
Rất nhiều công cụ tìm kiếm Việt từng một thời tuyên chiến với Google, thế nhưng chỉ một vài năm sau, chúng đã nhanh chóng chìm vào quên lãng. Phải chăng thị trường tìm kiếm là mảnh đất không thể công phá đối với các doanh nghiệp Việt Nam?
Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh: Những cái tên đã trở thành quá khứ
Không khó để kể ra một vài công cụ tìm kiếm Made in Vietnam. Đó chính là Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh, những cái tên ít nhiều quen thuộc, gợi nhớ kỷ niệm xưa với người dùng Internet.
Cả Socbay (Sóc bay), Xa lộ và Tìm nhanh đều ra đời ở vào khoảng thời gian trước năm 2010. Đó là thời kỳ thị trường tìm kiếm Việt vẫn còn ở trong tình thế cạnh tranh giữa Yahoo và Google.
Rất nhiều những sản phẩm tìm kiếm Made in Vietnam đã trở thành quá khứ.
Điểm chung giữa những cái tên này là chiến lược tìm cách đánh vào thị trường ngách để cạnh tranh hòng tìm kiếm chỗ đứng ở những lĩnh vực mà các ông lớn vẫn chưa để mắt tới.
Socbay lựa chọn mảng tìm kiếm từ nhạc, phim, ảnh, rao vặt, tin tức đến từ điển. Xa lộ của Tinh Vân lại nhắm tới các hướng tìm kiếm chuyên biệt như tin tức, blog, diễn đàn. Trong khi đó, mục tiêu của Tìm Nhanh là lợi dụng thế mạnh về tin tức của mình để có thể trở thành một Yahoo của Việt Nam.
Từng đưa ra những mục tiêu rất lớn, thế nhưng cả Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh hay thậm chí là Yahoo đều đã phải dừng bước để nhường sân chơi độc quyền lại cho Google.
Đã có nhiều cách giải thích cho thất bại của Socbay, Xa lộ hay Tìm nhanh. Một trong số đó là bởi nhược điểm về độ lớn của chính thị trường ngách. Khi quy mô thị trường quá nhỏ, rất khó để các doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động, tìm kiếm thêm đất phát triển nhằm tạo ra giá trị thặng dư.
Video đang HOT
Với một hệ sinh thái các sản phẩm khép kín, Google đã quây kín người sử dụng và dễ dàng đè bẹp các đối thủ của mình.
Bên cạnh đó, việc mở rộng các dịch vụ kèm thêm như Google Maps, Google Translate, Google Docs và một loạt các sản phẩm khác đã khiến Google dễ dàng hình thành nên một ệ sinh thái nhằm quây kín người dùng các sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, lý do chính khiến Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh cũng như các công cụ tìm kiếm nội khác sớm dừng bước và tự rút lui bởi tiềm lực về tài chính có hạn.
Việc vận hành các sản phẩm dịch vụ như web nhạc, phim hay thậm chí trình duyệt chỉ cần một vài tới vài chục kỹ sư. Trong khi đó, việc phát triển các công cụ tìm kiếm vốn không phải điều dễ dàng. Bằng chứng là Google đã phải duy trì một bộ máy khổng lồ bao gồm các chuyên gia giỏi nhất thế giới để duy trì vị trí thống trị trên thị trường tìm kiếm của họ.
Đây là một thách thức thực sự với các công cụ tìm kiếm tiếp theo của người Việt nếu có ý định cạnh tranh nhằm giành giật thị phần tìm kiếm với Google.
Công cụ tìm kiếm Việt liệu có cửa cạnh tranh với Google?
Google hiện là công cụ tìm kiếm số 1 trên bình diện toàn cầu. Điều này chỉ duy nhất không đúng ở 2 nước, đó là Trung Quốc và Nga,
Nhiều ý kiến cho rằng Google không thể phát triển tại Trung Quốc do bị cấm chặn. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, ở trước thời điểm bị đánh bật khỏi Trung Quốc năm 2010, dù đã rất cố gắng, Google chưa bao giờ chiếm được quá 30% thị phần tìm kiếm tại đất nước này. Điều đó cho thấy sức mạnh của các công cụ tìm kiếm nội địa tại Trung Quốc.
Nếu như Trung Quốc lựa chọn việc đóng cửa thị trường với các công cụ tìm kiếm ngoại, chính phủ Nga lại chọn cách mở cửa cho Google. Mặc dù vậy, công cụ tìm kiếm nội Yandex vẫn là sản phẩm phổ biến nhất tại Nga khi chiếm tới 53.28% thị phần tìm kiếm.
Tại Nga, dù Google không bị cấm chặn như Trung Quốc, thế nhưng công cụ tìm kiếm nội địa là Yandex vẫn chiếm thị phần cao hơn (53.28% của Yandex so với 43.42% của Google).
Kể từ khi Google không còn độc quyền gói dịch vụ Google Mobile Services – GMB trên Android, người dùng Nga có thêm lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Yandex, thị phần của Yandex cũng vì thế có sự tăng tốc đáng kể.
Yandex cũng khá khôn ngoan khi thực hiện nhiều thỏa thuận với các nhà phát triển trình duyệt khác như Opera, Mozilla và Microsoft để đặt Yandex là công cụ tìm kiếm kiếm mặc định.
Trong tương lai gần, Yandex hiện đang có xu hướng phát triển và tạo nên một hệ sinh thái rộng lớn, theo hướng Amazon của người Nga.
Tại Việt Nam, theo thống kê tháng 11/2018 trên Stat Counter, Google hiện vẫn giữ vị trí số 1 với 95,27% thị phần tìm kiếm. Đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng về thị phần tìm kiếm là Cốc Cốc với chỉ 2,58%.
Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, từng tồn tại nhiều công cụ tìm kiếm Made in Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chỉ còn lại một vài sản phẩm tìm kiếm tương đối đặc thù, đó là các trường hợp của Websosanh và Sosanhgia.
Đâu là hướng đi đúng cho các công cụ tìm kiếm Made in Vietnam?
Theo ông Lê Duy Tiến, thành viên tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam, trong một vài năm tới, nếu không có thay đổi gì đặc biệt, Google vẫn sẽ thống trị thị phần tìm kiếm Việt Nam. Tuy nhiên ông Tiến cũng cho rằng, không hẳn là các công cụ tìm kiếm do người Việt phát triển không có cơ hội vươn lên.
Nhận định về thị trường, vị chuyên gia này cho biết, trong thời gian tới, các công cụ tìm kiếm Việt nên tập trung vào việc phát triển công cụ tìm kiếm trên di động. Bên cạnh đó, cần áp dụng các mô hình tìm kiếm theo xu hướng công nghệ mới. Nếu sử dụng các công nghệ tìm kiếm mới, chúng ta vẫn còn có cơ hội, ông Tiến nói.
Lấy ví dụ về điều này, ông Tiến cho biết, Google đang thử nghiệm việc trả kết quả trực tiếp thay vì danh sách các liên kết trên công cụ tìm kiếm. Nếu đi theo hướng này, các công cụ tìm kiếm Việt Nam có thể có cơ hội lớn trong tương lai.
Theo Báo Mới
Firefox "quan ngại sâu sắc" về việc Microsoft khai tử EdgeHTML chuyển sang dùng Chromium
Mozilla, tổ chức phát triển Firefox, vô cùng lo lắng về động thái gần đây của Microsoft.
Đâu tuân trươc, Microsoft đa thông bao răng ho se khai tư nhân trinh duyêt EdgeHTML. Thay vao đo, phiên ban tiêp theo cua trinh duyêt Edge se sư dung Chromium cua Google, hiên nhân trinh duyêt Chromium đang đươc sư dung trên rât nhiêu trinh duyêt bao gôm Chrome va Opera.
Edge chưa bao giơ la môt trinh duyêt phô biên va tai thơi điêm hiên tai no chi chiêm 4,34% thi phân. Va trong khi Google hoan nghênh hanh đông cua Microsoft, Mozilla lai to ra không hai long.
Mozilla, tô chưc phi lơi nhuân đưng đăng sau trinh duyêt Firefox, to ra vô cung lo lăng vê đông thai gân đây cua Microsoft cung như viên canh Google ngay cang thâu tom internet toan câu. Sau tât ca, chinh Google la công ty đao ngươc thê đôc quyên cua Microsoft trên thi trương trinh duyêt đâu nhưng năm 2000.
Mozilla tuyên bô răng quyêt đinh trao quyên cho Google cua Microsoft se khiên ga không lô tim kiêm đôc quyên quyêt đinh cung câp nhưng gi ngươi dung. Măc du vây, Mozilla cung thưa nhân quyêt đinh tư bo EdgeHTML cua Microsoft chi đơn thuân mang y nghia kinh doanh vơi Microsoft.
"Trên quan điêm xa hôi, công dân va ca nhân, trao quyên kiêm soat cơ sơ ha tâng trưc tuyên cho môt công ty duy nhât la y tương cưc ky tê hai", CEO Chris Beard cua Mozilla viêt.
"Chung tôi canh tranh vơi Google không chi vi đo la môt cơ hôi kinh doanh tôt. Chung tôi canh tranh vơi Google vi sư lanh manh cua internet va đơi sông trưc tuyên phu thuôc vao sư canh tranh va lưa chon. Tuy thuôc vao ngươi dung, cac công ty se thay đôi đê cung câp nhưng điêu tôt đep ma ngươi dung muôn", Beard noi thêm.
Ngoai ra, CEO cua Mozilla cung lưu y răng quyêt đinh cua Microsoft co thê gây kho khăn cho Mozilla. Nêu Firefox kem hâp dân cac nha phat triên khiên kha năng hô trơ dân trơ nên ngheo nan, ngươi dung co thê tư bo trinh duyêt nay.
"Quyêt đinh cua Microsoft se khiên Firefox kho phat triên hơn? Rât co kha năng la như vây. Giup Google manh hơn se tao ra nhiêu rui ro ơ nhiêu khia canh. Va phân lơn câu tra lơi phu thuôc vao nhưng gi cac nha phat triên va doanh nghiêp tao ra cac dich vu va trang web se lam. Nêu môt san phâm như Chromium co đu thi phân, cac nha phat triên va doanh nghiêp web se chăng cân quan tâm tơi viêc cac dich vu va trang web cua ho co hoat đông trên cac nên tang khac ngoai Chromium hay không. Đo la nhưng gi đa xay ra khi Microsoft đôc quyên thi trương trinh duyêt vao nhưng năm 2000 trươc khi Firefox đươc phat hanh. Va no co thê xay ra môt lân nưa", Beard noi.
Beard kêt thuc phat biêu cua minh băng cach kêu goi moi ngươi dung thư Firefox, nhân manh răng trinh duyêt nay đa tôt hơn nhiêu so vơi 18 thang trươc. Theo đanh gia cua The Next Web, Firefox la môt trong sô it cac trinh duyêt trên thi trương tôn trong quyên riêng tư cua ngươi dung. Firefox bây giơ cung rât nhanh, tai cac trang web gân như ngay lâp tưc.
Theo GenK
Quay ngược thời gian, xem 12 website nổi tiếng ngày xưa trông ra sao Internet đã có những bước tiến lớn trong 2 thập kỷ qua. Thời đó, Apple còn là một công ty máy tính đang trong tình cảnh chật vật, AOL là một nhà cung cấp dịch vụ Internet ăn nên làm ra, và Microsoft sắp sửa tung ra Windows 98. Hãy cùng leo lên cỗ máy thời gian và xem thử web mà chúng...