“Công cụ”… chỉ đạo, khó giảm lãi suất
Kết quả tăng trưởng tín dụng (TTTD) toàn hệ thống đến hết tháng 6-2020 chỉ đạt 3,26%, thấp hơn nhiều mức mục tiêu theo Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 3-1-2020 là 14%.
Tuy nhiên, đến nay 4 NH thương mại (NHTM) có vốn nhà nước (Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank) chưa xin nâng chỉ tiêu TTTD, trong khi nhiều NHTM khác xin điều chỉnh chỉ tiêu này. Phải chăng đây là tín hiệu tốt cho tăng trưởng kinh tế cuối năm, hay đằng sau đó là gì?
Trần tín dụng có còn phù hợp?
Trước những biến động khó lường của hệ thống NHTM vào cuối thập niên 2010, NHNN đã quay trở lại công cụ điều hành có tính hành chính để kiểm soát tín dụng bơm vào nền kinh tế gây ra áp lực lên lạm phát.
Chỉ thị 01/CT-NHNN đã ấn định mức trần tín dụng của nền kinh tế trong năm 2011 ở mức 20%, các NHTM phải xây dựng kế hoạch TTTD để NHNN phê duyệt. Kể từ đó đến nay, NHNN luôn đưa ra con số mục tiêu cho chỉ tiêu TTTD này của hệ thống và mỗi NH.
Trong quá khứ, các NHTM đẩy mạnh TTTD để phục vụ cho mục tiêu của riêng họ. Một số NH gia tăng giải ngân tín dụng cho nhóm doanh nghiệp có mối quan hệ với ông chủ lớn trong NH, một số khác đẩy mạnh đầu tư cổ phiếu, thâu tóm công ty, dự án…
Tình trạng này đẩy lãi suất huy động vốn luôn ở mức cao, dòng vốn tín dụng dễ dàng vào nền kinh tế tạo ra các bong bóng trong tài sản và áp lực lạm phát cho nền kinh tế. Vì vậy, việc sử dụng công cụ trên đã phần nào chỉnh đốn lại hoạt động tín dụng trong các NH.
Kể từ đó, NHNN cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan, kể cả việc sửa đổi Luật Các TCTD 2017. Theo đó, các NH phân loại khoản cho vay vào các tài sản có rủi ro khác nhau để trích lập dự phòng rủi ro.
Quy định về tỷ lệ an toàn vốn CAR từ Thông tư 41/2016/TT-NHNN đến Thông tư 22/2019/TT-NHNN phải giữ ở mức tối thiểu 9%, dự trữ thanh khoản ở mức 30%, quy định cho vay kinh doanh chứng khoán không quá 5% vốn điều lệ của NH, duy trì dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tối đa 85%… Nghĩa là các quy định này dần định hình hoạt động cho vay tại các TCTD.
Video đang HOT
Như vậy, nếu NH nào thực hiện đúng như quy định ở Thông tư 41 và 22, việc TTTD không hề dễ dàng. Đồng thời, dựa trên quy định của Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN trong việc phân loại nợ, tìm kiếm được khách hàng để cung cấp tín dụng cũng không dễ cho các NH trong thời điểm hiện nay. Bởi lẽ NHNN đã có quá nhiều quy định nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống.
Vậy việc quy định về trần tín dụng mỗi năm liệu có còn phù hợp? Kể từ khi thực hiện theo công cụ trần tín dụng, các NHTM có tuân thủ mức tăng trưởng được phê duyệt mỗi năm từ NHNN, hay phải liên tục xin điều chỉnh tỷ lệ này?
Tính đến nay, ngoại trừ 4 NHTM có vốn nhà nước chưa xin điều chỉnh tỷ lệ TTTD, trong khi nhiều NH khác đã điều chỉnh trần tín dụng này như Techcombank, TPBank, OCB, VIB, VPBank… Với bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, việc thúc đẩy tín dụng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Song vấn đề là nếu các NH tuân thủ đúng các quy định trên, việc TTTD sẽ phải được mở ra cho cả hệ thống, thay vì dùng công cụ này như là cách kiểm soát lạm phát nền kinh tế.
Nới trần tín dụng, khó giảm lãi suất
Lưu ý, để xác định hệ số CAR có an toàn hay không, biến số quan trọng chính là tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) của mỗi NH, mỗi khoản cho vay, NH phải phân loại khoản cho vay này tương ứng với hệ số rủi ro của nó.
Tại Điều 8 Thông tư 41 hay Điều 9 Thông tư 22 (phụ lục 2), gần như việc tuân thủ quy định này chỉ có thể trông cậy vào NHNN trong việc thanh kiểm tra. Bởi với mỗi khoản cho vay khác nhau, NH phải xác định mức độ rủi ro của từng khoản vay đó để xác định được hệ số CAR. Nhưng theo thông tin từ NHNN, cuối năm 2019 có khoảng 15 NH đạt được hệ số CAR trên mức quy định, trong đó có 13 NH trong nước.
Như vậy, nếu hệ số CAR được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, các NH có thể TTTD, không cần thiết phải thực hiện từ mệnh lệnh của Chỉ thị 01/CT-NHNN hàng năm. Vậy nhóm NHTM còn lại chưa thực hiện đúng theo quy định của Luật Các TCTD, các thông tư của NHNN, việc xin xem xét điều chỉnh trần tín dụng gây ra hệ lụy gì?
Với số lượng lớn NH hiện nay nhưng chỉ số ít NH đạt được chỉ tiêu CAR theo quy định, sẽ tạo ra sự vênh trong hệ thống NH? Các NH trong nhóm 2, không đáp ứng hệ số CAR sẽ tăng lãi suất tiền gửi huy động nhỉnh hơn nhóm 1, các NH có hệ số CAR đáp ứng yêu cầu theo quy định. Và khi mặt bằng lãi suất không giảm, không thể kỳ vọng giảm lãi suất cho vay như mong đợi của Chính phủ.
Hiện nhiều NH đã công bố kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm, trong đó NIM của nhiều NH có tỷ lệ khác nhau. NIM cao nhất thuộc về VPBank với 8,9%, đứng thứ 2 là MB gần 4,7% nhờ sự đóng góp của các công ty tài chính tiêu dùng. 3 NHTM khác có NIM trên 4% là HDBank, TPBank và Techcombank.
Nghĩa là, với mỗi NH có chiến lược kinh doanh khác nhau, như cho vay tiêu dùng hay cho vay sản xuất kinh doanh. Đứng trước nhu cầu này, nhiều NH gia tăng huy động vốn tiền gửi để thực hiện cho vay tiêu dùng.
Kết quả 6 tháng đầu năm, Vietcombank có mức TTTD bán lẻ đạt 7,4% và chiếm 51,8% tổng dư nợ, trong khi TTTD chỉ đạt 3,4%. Như vậy, nếu nới trần tín dụng cho các NH, TTTD vào lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng sẽ gia tăng và đẩy lãi suất huy động không thể giảm hơn nữa.
Do vậy, dù là mở rộng trần tín dụng cho những NH đạt được CAR đúng quy định cũng sẽ đưa đến sự dịch chuyển dòng vốn tín dụng lệch về cho vay tiêu dùng, hơn là sản xuất kinh doanh. Điều này càng làm lãi suất huy động khó giảm, trong khi lạm phát của nền kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ 2,8%.
Mức lãi suất thực người gửi tiền sẽ lên đến 3,2% (lãi suất tiền gửi trung bình hiện này trên 6%/năm). Chỉ những giải pháp mạnh tay từ NHNN trong việc giảm lãi suất tiền gửi, mới kỳ vọng giảm lãi suất cho vay theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Qua phân tích trên về công cụ trần tín dụng, việc thực hiện mở trần tín dụng cho nhiều NH sẽ làm nhu cầu huy động vốn càng cao nên lãi suất sẽ không thể giảm. Đặc biệt, trần tín dụng này được đẩy vào cho vay tiêu dùng, bán lẻ càng khó có thể giảm lãi suất huy động của các NH.
Do đó, hoặc không tăng trần tín dụng, hoặc tăng trần tín dụng cho những NH đáp ứng CAR theo quy định, đồng thời với điều kiện tín dụng tăng thêm phải được tập trung vào tín dụng doanh nghiệp. Cách thức này sẽ giảm lãi suất huy động trong dài hạn nhưng không thể thấp bằng mức kỳ vọng.
Tóm lại, chỉ có thể giảm lãi suất thông qua công cụ tái cấp vốn cho những dự án, công trình có tác động lan tỏa để hỗ trợ phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm, cũng như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo Thống đốc NHNN, đây là giải pháp mạnh về chính sách tiền tệ.
Thiết nghĩ, không thể dùng giải pháp chỉ đạo các TCTD triệt để tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay hoặc NHNN sẵn sàng tăng hạn mức tín dụng cho các NH để TTTD. Kết quả 6 tháng đầu năm của các NHTM đã cho thấy những giải pháp này không phát huy được mục tiêu giảm lãi suất cho vay.
Tăng trưởng gây ngạc nhiên của 2 ngân hàng chuyên cho vay trung và dài hạn
Chỉ tiêu gây ngạc nhiên bậc nhất là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Trong khi xu hướng chung của ngành ngân hàng là NIM suy giảm trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm mạnh cả trong ngắn hạn (hỗ trợ tạm thời khách hàng vượt qua dịch Covid-19) và trong trung hạn (theo chủ trương hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước) thì NIM của VIB và TPBank lại tăng trong 6 tháng đầu năm 2020.
NIM của TPBank đã tăng từ mức 4,08% của năm 2019 lên mức 4,33% nửa đầu năm 2020
Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, hai ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay cao nhất hệ thống là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vẫn ghi nhận tăng trưởng cao hơn hẳn mặt bằng chung, đặc biệt là ở mảng tín dụng.
Chỉ tiêu gây ngạc nhiên bậc nhất là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM - biểu thị mức độ hưởng lợi ích chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất tín dụng đầu ra).
Trong khi xu hướng chung của ngành ngân hàng là NIM suy giảm trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm mạnh cả trong ngắn hạn (hỗ trợ tạm thời khách hàng vượt qua dịch Covid-19) và trong trung hạn (theo chủ trương hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước) thì NIM của VIB và TPBank lại tăng trong 6 tháng đầu năm 2020.
Báo cáo phân tích ngân hàng VIB cho kỳ kế toán kết thúc quý II/2020 của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) nhấn mạnh: "Điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ NIM vẫn tiếp tục tăng 0,08% so với quý trước và tăng 0,12% so với đầu năm lên 4,23%".
Trong khi đó, theo tính toán của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), NIM của TPBank đã tăng từ mức 4,08% của năm 2019 lên mức 4,33% nửa đầu năm 2020. VCSC cho hay, tăng trưởng NIM của TPBank trong 6 tháng qua là cao nhất trong danh mục các ngân hàng mà công ty chứng khoán này theo dõi tính đến thời điểm hiện tại.
Tương tự, chỉ tiêu thu nhập lãi (biểu thị doanh thu thuần mảng tín dụng) của VIB và TPBank vẫn tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, cho cảm giác rằng Covid-19 chưa ảnh hưởng đáng kể đến hai ngân hàng này. Cụ thể, thu nhập lãi 6 tháng đầu năm nay của VIB tăng tới 31%, còn TPBank cũng tăng tới 25%.
Ở nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh, chỉ tiêu này ghi nhận xu hướng chững lại rõ rệt do dư nợ tín dụng tăng thấp, lãi suất cho vay giảm và việc tái cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN không cho phép ghi nhận lãi dự thu.
NIM tăng, thu nhập lãi tăng giúp cho thu nhập lãi thuần từ mảng tín dụng của hai ngân hàng tăng mạnh. Với VIB, mức tăng là 27%; trong khi TPBank tăng 30% (trong ngành ngân hàng, thu nhập lãi thuần là nguồn thu chính của tuyệt đại đa số các ngân hàng).
Nhờ nguồn thu từ mảng tín dụng tăng trưởng cao nên cho dù chi phí hoạt động cũng như chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đáng kể, VIB và TPBank vẫn đạt được tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao trong 6 tháng đầu năm 2020, lần lượt 29% và 26%, đạt 2.356 tỷ đồng và 2.034 tỷ đồng.
VIB và TPBank là hai ngân hàng có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay cao nhất hệ thống ngân hàng (theo số liệu kết thúc năm 2019). Cuối quý II/2020, tỷ trọng này ở VIB và TPBank vẫn rất cao, lần lượt 82% và 74%, nhiều khả năng sẽ tiếp tục nằm trong top 3 ngân hàng có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cao nhất hệ thống cùng với ngân hàng OCB.
Về lý thuyết, cho vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn đáng kể so với cho vay ngắn hạn do thời gian cho vay càng dài thì xác suất xảy ra biến cố càng lớn, ngoài ra còn tiềm ẩn rủi ro lệch hạn. Vì vậy mà cho vay trung và dài hạn luôn có lãi suất cao, lợi suất thu về lớn.
Một yếu tố khác giúp mảng tín dụng của VIB và TPBank ghi nhận mức sinh lời tốt trong nửa đầu năm 2020 bất chấp Covid-19 là do tăng trưởng dư nợ cho vay năm ngoái của hai ngân hàng này rất cao (VIB: 34%; TPBank: 24%), cộng thêm các khoản cho vay phần lớn có kỳ hạn dài trên 1 năm, do vậy nguồn thu vẫn còn gối đầu trong nửa đầu năm nay dù tăng trưởng cho vay 6 tháng qua ở mức thấp (VIB: 6,7%; TPBank: 5%).
Ngoài ra, lượng dư nợ cho vay được tái cơ cấu theo Thông tư 01 cũng có tác động nhất định. Lượng dư nợ được tái cơ cấu càng ít thì lãi dự thu càng ít chịu ảnh hưởng (trong ngắn hạn, dài hạn còn phụ thuộc vào chất lượng nợ).
Dồn cổ tức tăng vốn điều lệ Hiện nay còn 14 tổ chức tín dụng (TCTD) chưa áp dụng Thông tư 41/2016/TT của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II (hiệu lực từ 1-1-2020). Vì thế, việc tăng vốn điều lệ (VĐL) đang làm nóng ĐHCĐ nhiều nhà băng. Ồ ạt trình kế hoạch tăng vốn Tăng VĐL là nội dung được...