Công chứng viên mắc COVID-19 ở Hà Nội từng họp với 128 người
Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông (Hà Nội), ngày 28/1, bệnh nhân 1883 dự cuộc họp tại Sở Tư pháp trong khoảng 1 tiếng.
Ngay khi nhận được thông tin, quận Hà Đông đã lập danh sách được 128 người có mặt tại hội trường Sở Tư pháp Hà Nội, trong đó xác định được 9 trường hợp F1.
Chiều 3/2, tại phiên họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận thêm 2 ca mắc mới trong cộng đồng, đó là bệnh nhân 1866 là T.N.M. (sinh năm 1970), ở phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy và bệnh nhân 1883 (sinh năm 1976), ở 601N03 Lạc Trung (Hai Bà Trưng).
Đề cập đến lịch sử dịch tễ, ông Hạnh cho biết, bệnh nhân 1866 là F1 của bệnh nhân 1814. Bệnh nhân 1883 là công chứng viên, là F1 của bệnh nhân 1814. “Lịch sử dịch tễ của ca bệnh 1883 khá phức tạp, di chuyển nhiều nơi. Đến nay đã xác minh được 57 trường hợp F1 của ca bệnh 1883, kết quả xét nghiệm 28 mẫu âm tính, còn lại đang chờ kết quả”, ông Hạnh nói.
Tính từ ngày 27/1 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhân 21 ca mắc COVID-19. “Đến nay, thành phố đã cơ bản xét nghiệm xong trên 17.000 người từ vùng dịch trở về và chỉ phát hiện 4 ca dương tính với SARS-CoV-2. Hi vọng những ngày tới số ca tiếp tục giảm xuống, nếu chúng ta truy vết, bắt được tất cả các F0 trong cộng đồng thật nhanh thì sớm không chế được đợt dịch này”, ông Hạnh nói.
Nói thêm tại cuộc họp, ông Hạnh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện nay ở một số nơi xuất hiện tình trạng “lo lắng hơi quá”. “Trong phòng chống dịch bệnh, tất nhiên là không được chủ quan, lơ là. Còn hoang mang, lo lắng quá là không đúng vì nó sẽ làm rối lên, như vậy sẽ không giải quyết được công việc”, ông Hạnh nêu.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, bà Cấn Thị Việt Hà – Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho biết, quận đã nhận được lịch sử dịch tễ của ca bệnh 1883. Theo đó, ngày 28/1, bệnh nhân này dự cuộc họp tại Sở Tư pháp trong khoảng 1 tiếng. Ngay khi nhận được thông tin, quận Hà Đông đã lập danh sách được 128 người có mặt tại hội trường Sở Tư pháp Hà Nội, trong đó xác định được 9 trường hợp F1. Quận Hà Đông cũng đã khoanh vùng phun khử khuẩn trong Sở Tư pháp.
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong cho biết, quận đã xác minh được 1 trường F1 là tiếp viên hàng không liên quan đến ca bệnh 1883 trên đường bay Hà Nội – Sài Gòn. Đến nay, quận Hoàn Kiếm đã cho lấy mẫu xét nghiệm của tiếp viên hàng không này và đang làm thủ tục đưa vào bệnh viện cách ly.
Ông Đinh Hồng Phong cũng cho biết, trong những ngày vừa qua, lực lượng chức năng quận này đã tăng cường xử phạt người dân không đeo khẩu trang với mức phạt từ 1-3 triệu đồng.
“Chúng tôi đã xử phạt được 29 trường hợp, với tổng số tiền là 53 triệu đồng. Với mức phạt cao như vậy, đã đảm bảo tính răn đe, nên trong những ngày vừa qua người dân đã có ý thức hơn trong phòng chống dịch bệnh”, ông Phong nói và đề xuất thành phố cho tạm đóng cửa phố đi bộ từ ngày 5/2.
Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Quang Trung, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng đánh giá ca bệnh mới trên địa bàn quận (bệnh nhân 1883) có lịch sử dịch tễ rất phức tạp, di chuyển nhiều nơi trong những ngày qua, trong đó có cả đi bằng máy bay. Do vậy, ông Trung đề nghị ngành y tế cùng quận vào cuộc gấp rút hơn nữa để xác định các ca tiếp xúc gần để ngăn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho hay, sau khi nhận được thông báo về ca bệnh 1883, đến 4 giờ sáng nay (ngày 3/2), quận đã cơ bản rà soát lấy mẫu xong 200 người sinh sống trong tòa nhà 601N03 Lạc Trung. Quận Hai Bà Trưng cũng đã xác minh được 18 trường hợp F1 của bệnh nhân, trong đó 11 người thân trong gia đình và đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Luật sư không được làm chứng trong giao dịch đất đai
Theo Sở Tư pháp, vẫn còn một số luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp dịch vụ làm chứng thỏa thuận mua bán đất đai.
Công việc này không phù hợp với phạm vi hoạt động dịch vụ pháp lý của luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư, có dấu hiệu không tuân thủ pháp luật về công chứng, chứng thực, thừa phát lại.
Thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng giao dịch đất đai thuộc các tổ chức hành nghề công chứng và UBND cấp xã. Trong ảnh: Công chứng viên Phòng Công chứng số 4 (phải) hướng dẫn người dân làm các thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch liên quan tới đất đai. Ảnh: Đoàn Phú
Giám đốc Sở Tư pháp Võ Thị Xuân Đào cho hay, đơn vị đã chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ tiến hành thanh, kiểm tra khi phát hiện hoặc được người dân phản ảnh về tình trạng nói trên và xử lý theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15-7-2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, HTX.
* Làm chứng cho giao dịch đất đai
Bà N.T.A. (ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) chuyển nhượng cho bà L.T.T. (cùng địa phương) 150m 2 đất nông nghiệp. Hai bên làm hợp đồng chuyển nhượng bằng văn bản và đem ra một văn phòng công chứng để công chứng nhưng bị từ chối với lý do diện tích đất tối thiểu không đủ điều kiện giao dịch (phải từ 500m 2 trở lên đối với đất nông nghiệp sau khi tách thửa). Do đó, 2 bà nhờ Văn phòng Luật sư X. (TP.Biên Hòa) ký xác nhận với tư cách người làm chứng cho giao dịch trên để sau này có cơ sở chứng cứ khi xảy ra tranh chấp. Đồng thời, cả 2 tin rằng, việc luật sư ký xác nhận làm chứng và đóng dấu "đỏ" vào hợp đồng giao dịch như vậy sẽ có tính pháp lý như công chứng, chứng thực.
Luật sư Nguyễn Đức (Hội Luật gia tỉnh) cho hay, Khoản 1, Điều 30, Luật Luật sư năm 2015 quy định, dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm: giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật. Do đó, việc luật sư ký xác nhận với tư cách người làm chứng cho giao dịch trên là trái pháp luật, hiểu không đúng quy định nói trên. Đồng thời, tại Khoản 1, Điều 459 (Bộ luật Dân sự năm 2015) và Điểm a, Khoản 3, Điều 167 (Luật Đất đai năm 2013) quy định, việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực và phải đăng ký tại cơ quan đăng ký theo quy định.
"Nghĩa là luật cho phép luật sư thực hiện các giao dịch theo quy định pháp luật, còn giao dịch trái pháp luật thì hiển nhiên không được làm, nhất là những lĩnh vực công chứng, chứng thực thì luật sư càng không được làm" - luật sư Đức nói.
* Có phải luật không theo kịp thì cấm?
Pháp luật về dân sự không nghiêm cấm việc cá nhân làm chứng cho các sự kiện pháp lý, giao dịch dân sự như: di chúc miệng, nhân chứng trong các vụ án, vụ việc... Điều 77, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Chính vì vậy, có quan điểm cho rằng, vấn đề trên là do luật không theo kịp với sự phát triển quan hệ xã hội để điều chỉnh những giao dịch mới phát sinh trong thực tế nên cấm đoán. Như vậy, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hoạt động nghề nghiệp của luật sư.
Giám đốc Sở Tư pháp Võ Thị Xuân Đào giải thích, quan điểm như vậy chưa đúng. Hiện pháp luật về dân sự, đất đai, công chứng, chứng thực, thừa phát lại và văn bản chỉ đạo của Bộ Tư pháp đã quy định khá rõ vấn đề này. Do đó, các tổ chức hành nghề công chứng, chứng thực, thừa phát lại và luật sư trên địa bàn tỉnh không được thực hiện công chứng, chứng thực, xác nhận hợp đồng, giao dịch liên quan đến chuyển nhượng, tặng cho, ủy quyền... đối với đất đai không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật công chứng, đất đai, xây dựng. Các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải thực hiện nghiêm vấn đề này nhằm mục đích không để các đối tượng lợi dụng, tiếp tay cho hoạt động "tín dụng đen", "phân lô bán nền" đất đai trái phép làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức khi giao kết hợp đồng, giao dịch và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng.
Trong năm 2020, qua kiểm tra 7 tổ chức hành nghề luật sư, Thanh tra Sở Tư pháp đã phát hiện 2 đơn vị để xảy ra sai phạm trong việc thực hiện cung cấp dịch vụ làm chứng trong các hợp đồng thỏa thuận mua bán đất đai và một số giao dịch dân sự khác có thu tiền thù lao hoặc dịch vụ trái quy định pháp luật. Kết quả, Chánh thanh tra Sở Tư pháp đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 đơn vị này số tiền 17 triệu đồng.
Ông Trần Trung Nhân, Trưởng phòng Hành chính và bổ trợ tư pháp (Sở Tư pháp) khuyến cáo, khi có nhu cầu thực hiện các giao dịch liên quan tới đất đai, người dân, tổ chức nên chọn các tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất giao dịch để thực hiện. Có như vậy, vấn đề giao dịch đất đai mới đảm bảo đúng quy định pháp luật, đồng thời được các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền kịp thời cảnh báo hoặc tư vấn cho người dân dừng giao dịch khi phát hiện đất đai nơi đó không đủ điều kiện giao dịch, đang xảy ra tranh chấp, không cho phép chuyển nhượng.
Điểm d, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định, hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định bị phạt tiền từ 7-10 triệu đồng.
Sau 1 năm giao 7,3ha "đất vàng" cho doanh nghiệp, Bà Rịa Vũng Tàu tá hỏa rà soát thủ tục đấu giá Yêu cầu rà soát được đưa ra sau khi Sở Tư pháp cho biết chưa làm rõ, báo cáo trình tự thủ tục, tính pháp lý trong việc xử lý hoàn trả tiền thuê đất, tài sản đầu tư còn lại trên đất sau khi bị thu hồi... UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có công văn hoả tốc gửi Sở...