Công chứng viên bị bắt vì tiếp tay cho đường dây lừa đảo
Với cáo buộc nhận tiền của đường dây lừa đảo nhằm công chứng hồ sơ nhà đất sai quy định, công chức viên ở Kiên Giang bị bắt giam.
Ảnh minh họa
Chiều 16/8, Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) đã bắt tạm giam ông Trần Bình Trọng – Công chứng viên tại Phòng Công chứng số 1, thuộc Sở Tư pháp về hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Trọng cũng bị cơ quan chủ quản đình chỉ công việc, đình chỉ sinh hoạt Đảng để phục vụ điều tra.
Trước đó, cảnh sát đã triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Những người bị bắt giữ khai nhận đã chung chi hàng trăm triệu đồng cho ông Trọng để công chứng các hồ sơ chuyển nhượng nhà đất sai quy trình.
Video đang HOT
Phúc Hưng
Theo VNE
Cán bộ hải quan ở Sài Gòn bị cáo buộc nhận 50 'phong bì'
Bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất về hành vi Nhận hối lộ tiền tỷ, cựu cán bộ hải quan cảng Cát Lái kêu oan.
Ảnh minh họa
Theo điều tra, Nguyễn Tường Duy (49 tuổi) là trinh sát địa bàn của Đội kiểm soát hải quan (Cục Hải quan TP HCM) từ năm 2014. Ông này được giao nhiệm vụ phát hiện, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại... của các tổ chức, cá nhân.
Lợi dụng quyền hạn được giao và tâm lý lo ngại của các doanh nghiệp khi bị kiểm tra hàng, Duy liên hệ với các đơn vị làm dịch vụ hải quan cho những công ty này để thỏa thuận chung chi. Doanh nghiệp nào đưa tiền sẽ không bị Đội kiểm soát kiểm tra thực tế hàng hóa 100%.
Từ ngày 21/12/2015, Duy thông qua mẹ ruột nhận hơn 540 triệu đồng của khoảng 50 doanh nghiệp, cá nhân. Trong đó có 12 đơn vị từng bị Đội Kiểm soát hải quan của Duy phối hợp kiểm tra hàng hóa. Ông này nhận phong bì tại phòng làm việc trong cảng Cát Lái, hoặc tại nhà mẹ trên đường Trần Khắc Chân (quận 1).
Cuối tháng 12/2015, Duy bị công an bắt quả tang nhận tiền tại nhà mẹ, thu giữ 64 bì thư có hơn 964 triệu đồng.
Duy sau đó bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hồi tháng 7 năm ngoái cơ quan điều tra đổi tội danh, cho rằng cựu cán bộ hải quan có hành vi Nhận hối lộ, truy tố ở khung hình phạt cao nhất.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, Duy không thừa nhận tội phạm đã thực hiện.
Duy bị cho là cố ý che giấu những nội dung liên quan gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Cơ quan điều tra đã thu thập danh sách số điện thoại, kết luận giám định giọng nói trong các file ghi âm cuộc gọi giữa Duy và người làm dịch vụ hải quan. Đồng thời, căn cứ vào kết quả đối chất của những người liên quan với mẹ Duy; lời khai các công chức hải quan liên quan... có đủ cơ sở chứng minh hành vi phạm tội của bị can.
Ngoài ra, nhà chức trách xác định Duy còn liên quan đến sai phạm tại Công ty Nam Hà Sơn nên đã khởi tố bổ sung thêm về tội Buôn lậu. Hành vi này của Duy cùng một số bị can liên quan được tách ra để điều tra xử lý trong vụ án khác.
Liên quan vụ án, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã gửi văn bản cho Tổng cục Hải quan, kiến nghị kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý, phòng chống tội phạm... của Cục Hải quan TP HCM. Theo Viện, nguyên nhân dẫn đến vụ án có phần trách nhiệm của Cục hải quan trong việc kiểm tra giám sát thực thi pháp luật.
Ngày 14/8, vụ án được TAND TP HCM lên lịch xét xử nhưng sau đó phải hoãn do luật sư của bị cáo có đơn yêu cầu.
Hải Duyên
Theo VNE
26 hải quan nhận tiền 'bôi trơn' bị bác đơn kêu oan Tòa nhận định hồ sơ vụ án, lời khai các nhân chứng... thể hiện các cán bộ hải quan An Giang và TP HCM đã nhận tiền của doanh nghiệp. Ngày 5/7, sau hơn một tuần xét xử và nghị án, TAND Cấp cao tại TP HCM bác đơn kêu oan của 26 bị cáo nguyên là cán bộ hải quan. HĐXX tuyên...