Công chức tiếp tay đường dây buôn thịt lợn bẩn, dầu “cống rãnh”
Trong một chiến dịch điều tra quy mô lớn về hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng Trung Quốc công bố đã tịch thu hơn 1.000 tấn lợn chết và 48 tấn dầu ăn “cống rãnh” làm từ lợn bệnh và bắt hơn 110 người nghi ngờ bán thịt lợn bệnh cho người tiêu dùng.
Những con lợn bệnh chuẩn bị được xẻ thịt ở một lò mổ tại Giang Tây
Làm giàu từ thịt lợn chết
Chuyên án “thịt lợn bẩn” này được tiến hành từ cuối năm 2013 khi cơ quan công an thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam có được manh mối vụ việc dựa theo phản ánh của người dân tới cơ quan giám sát an toàn thực phẩm và dược phẩm địa phương. Qua điều tra, lực lượng công an xác định được một vài đối tượng cầm đầu nhóm buôn bán thịt lợn chết ở Hồ Nam và từ đó lần ra một mạng lưới buôn bán thịt lợn chết xuyên tỉnh, thành.
Theo Bộ Công an Trung Quốc, hơn 110 người bị bắt là một phần của mạng lưới chuyên mua thịt lợn chết, xẻ thịt và đem tiêu thụ tại 11 tỉnh, thành của Trung Quốc, như: Hồ Nam, Hà Nam, Quảng Tây… Mạng lưới này có 11 nhóm đối tượng đã hoạt động phi pháp từ năm 2008 và có trên hơn 30 cơ sở thu mua, gia công, tiêu thụ.
Video đang HOT
Các nhóm tội phạm có mối quan hệ bạn bè, đồng hương, người thân… Chúng lợi dụng chính sách bồi thường, bảo hiểm lợn sống dành cho những người chăn nuôi để câu kết và mua chuộc nhân viên của các cơ quan bảo hiểm nhằm có được thông tin về những đàn lợn chết bệnh. Mỗi lần “bắn tin”, những nhân viên bảo hiểm đều nhận được một khoản tiền gọi là để “cảm ơn”. Sau đó, đầu nậu liên hệ với chủ chăn nuôi để mua lợn chết với giá thấp.
Từ nguồn cung thịt lợn chết khá dồi dào, chúng xẻ thịt và tiếp tục đút lót một vài nhân viên thuộc các cơ quan kiểm định an toàn thực phẩm để có được giấy chứng nhận hợp quy, bán thịt ra thị trường. Thậm chí, đó còn là những giấy chứng nhận khống, trong đó mục trọng lượng và số lượng do những kẻ buôn lợn chết tự điền vào. Không chỉ bán ra chợ, các đầu nậu này còn chế biến thịt lợn bẩn thành sản phẩm như thịt hun khói, thịt lợn muối và chế biến dầu ăn.
Hàng loạt nhân viên biến chất của các công ty bảo hiểm và cơ quan kiểm định động vật, giám sát an toàn thực phẩm liên quan đến mạng lưới mua bán thịt lợn bệnh đã bị xử lý nghiêm khắc và hồ sơ về hành vi phạm tội đó được chuyển cho cơ quan kiểm sát. Khoảng 75 trong số hơn 110 đối tượng bị bắt đã bị khởi tố.
Nơm nớp trước thực phẩm không an toàn
Theo thống kê của Bộ Công an Trung Quốc, từ tháng 8-2011, các cơ quan công an địa phương bắt đầu mạnh tay xử lý việc thu mua, tiêu thụ gia cầm chết vì bệnh. Tính đến nay, lực lượng công an đã phá được 4.600 đường dây trái phép gia cầm chết.
An toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân Trung Quốc sau hàng loạt bê bối. Trang mạng Sina của Trung Quốc đã liệt kê một số vụ vi phạm quy tắc an toàn thực phẩm gây chấn động gần đây của nước này. Năm 2008, vụ bánh sủi cảo có độc khiến dư luận quốc tế quan tâm. 10 người Nhật Bản đã bị ngộ độc sau khi ăn sủi cảo đông lạnh được sản xuất bởi công xưởng gia công thực phẩm Thiên Dương Thạch Gia Trang. Kiểm tra cho thấy, sủi cảo đông lạnh này bị trộn thêm thuốc trừ sâu do nhân công Trung Quốc bất mãn với chủ công xưởng vì vấn đề tiền lương. Hiện thủ phạm gây ra vụ việc đã lĩnh án tù chung thân. Cũng trong năm 2008, vụ việc sữa bột Tam Lộc dành cho trẻ sơ sinh của Trung Quốc nhiễm melamine bị phanh phui khiến nhiều phụ huynh hoang mang. Sau vụ việc này, nhiều nước đã cấm nhập khẩu sản phẩm sữa được sản xuất từ Trung Quốc.
Năm 2014, vụ thịt quá hạn của công ty Phúc Hỷ Thượng Hải bị phơi bày. Những đại gia trong “làng” kinh doanh đồ ăn nhanh như KFC, McDonald cũng bị liên lụy. Tháng 9 cùng năm, dầu làm từ mỡ lợn của Công ty Cường Quán Đài Loan đã kéo theo các thương hiệu nổi tiếng như Vị Toàn, Đài Đường… vào vòng xoáy bê bối vì dầu ăn kém chất lượng. Tháng 10-2014, truyền thông Trung Quốc phanh phui vụ nhiều hàng ăn để giữ khách đã cho thuốc phiện vào món ăn và phát hiện trên các trang mua bán online hay thị trường chất vị gia, viên nang thuốc phiện cho vào thực phẩm được bán công khai. Cuối năm 2014, một đường dây tuồn lượng lớn thịt lợn chết bệnh ra thị trường ở tỉnh Giang Tây bị phát hiện.
Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm quốc gia Trung Quốc mới đây phải thừa nhận rằng vấn đề an toàn thực phẩm và dược phẩm vẫn đang rất căng thẳng tại nước này và cam kết sẽ giám sát chặt hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc bắt hơn 110 người vì bán thịt lợn bẩn
Trung Quốc đã bắt giữ hơn 110 người bị nghi ngờ bán thịt của những con lợn đã chết vì dịch bệnh.
Theo Reuters, Trung Quốc đã bắt giữ hơn 110 người, bị nghi ngờ bán thịt của những con lợn đã chết vì dịch bệnh, và tịch thu hơn 1,000 tấn thịt lợn hỏng trong vụ truy quyết mới nhất về vị phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ Công An Trung Quốc cho biết hôm 11/1, những người trong mạng lưới tiêu thụ thịt lợn hỏng, nhiễm bệnh thuộc 11 nhóm khác nhau. Từ năm 2008, họ đã thu mua các loại lợn đã chết từ các nông dân với giá rẻ.
Thịt lợn hỏng được bán trên 11 tỉnh tại Trung Quốc, bao gồm tỉnh Hà Nam và Quảng Tây, hoặc được chế biến thành thịt xông khói hoặc là thành dầu ăn để mang đi tiêu thụ. Các cơ quan giám sát cũng bị cáo buộc nhận hối lộ vì đã cung cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho những sản phẩm này.
Cơ quan công an Trung Quốc đã bắt hơn 100 người bị buôn thịt lợn nhiễm độc.
Theo Bộ Công an, nơi đang điều tra mạng lưới này từ năm 2013, 75 đối tượng và một số nhân viên kiểm dịch đã bị khởi tố,
An toàn thực phẩm vẫn là mối quan tâm chính của Trung Quốc sau một loạt các vụ bê bối liên quan đến sữa nhiễm bẩn cũng như là thịt lừa bẩn. Các tập đoàn như Wal-Mart Stores Inc hay McDonald's cũng có liên quan đến các vụ bê bối này.
Trong năm 2013, hơn 10,000 con lợn chết đã được tìm thấy đang trôi nổi trên sông Hoàng Phố ở Thượng Hải sau một cuộc truy quét các băng nhóm tội phạm về việc buôn bán xác động vật ở chợ đen.
Cơ quan giám sát thực phẩm hàng đầu Trung Quốc, cho biết hôm 7/1 vừa qua cho rằng, vệ sinh an toàn thực phẩm là một cuộc chiến ác liệt và cam kết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo NTD
"Săn cáo" của Trung Quốc: 150 quan "tham" trốn ở Mỹ Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin hơn 150 nghi phạm và quan chức tham nhũng của nước này hiện "vẫn đang trốn ở Mỹ", nhưng do Mỹ-Trung không có hiệp ước dẫn độ, nên rất khó có thể đưa họ trở về để xét xử. Lai Changxing đã bị dẫn độ về Trung Quốc năm 2011, sau khi trốn sang Canada...