Công chức Nhật bỏ vest để tiết kiệm điện
Chính phủ Nhật Bản đang vận động các nam công chức nước này không mặc trang phục vest trong mùa hè, để tiết kiệm điện làm mát thông qua chiến dịch có tên gọi “ Super Cool Biz 2011″.
Các quan chức Nhật Bản trong buổi phát động chiến dịch Super Cool Biz 2011. Ảnh: AP
Mùa hè 2011 được cho là một giai đoạn khó khăn đối với một bộ phận người dân Nhật Bản, do nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ngừng hoạt động dẫn đến nguồn cung cấp điện cho Tokyo thiếu hụt. Nhằm tiết kiệm điện và đối phó với những ngày nóng trong mùa hè, chiến dịch “Super Cool Biz” đã được khởi động.
Video đang HOT
Các nam công chức Nhật được vận động cởi bỏ những bộ vest thường thấy và thay vào đó là trang phục thoải mái khi đi làm để tiết kiệm điện làm mát. Theo AP, chiến dịch này được cựu bộ trưởng môi trường Nhật Bản Yuriko Koike giới thiệu từ năm 2005. Đây là một phần trong những nỗ lực đối phó với tình trạng nóng lên của trái đất.
Giữa lúc cả nước Nhật đang chung tay giải quyết hậu quả của động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân, ý tưởng về “Super Cool Biz” lại một lần nữa nhận được sự ủng hộ của giới công chức Nhật Bản.
Các cuộc khảo sát trên cả nước của văn phòng nội các Nhật Bản cho thấy số lượng công chức tham gia chiến dịch này ngày càng tăng lên. Năm 2009 có 57% trong tổng số 2.000 người được hỏi cho biết Cool Biz được thực hiện tại nơi làm việc của họ. Con số này đã tăng lên đáng kể so với 47% của năm 2007 và gấp 3 lần so với năm 2005.
Giới chức Nhật hy vọng có thể thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng thông qua chiến dịch này cả ở trong và ngoài công sở. “Đây không chỉ là giải pháp tạm thời cho mùa hè này. Đây là một sự kiện lớn để thay đổi cuộc sống và phong cách sống của người dân Nhật Bản”, một công chức Nhật nói.
Theo VNExpress
Nhật lo bão Songda làm tăng khủng hoảng hạt nhân
Công ty điện lực Tokyo (Tepco) hôm qua thừa nhận nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi chưa sẵn sàng để đối phó với cơn bão Songda đang tới gần.
BBC dẫn lời Tepco cho hay một số tòa nhà chứa lò phản ứng đã bị hở sau thảm họa động đất sóng thần hôm 11/3, làm dấy lên những lo ngại rằng mưa lớn và gió giật trong cơn bão Songda sẽ khiến nguyên liệu hạt nhân bay vào không khí và hòa vào nước biển. Diễn biến này, nếu xảy ra, sẽ làm trầm trọng thêm khủng hoảng hạt nhân tại đất nước mặt trời mọc.
Tòa nhà chứa lò phản ứng số 1 của nhà máy Fukushima Daiichi bị hư hại sau thảm họa kép. Ảnh: AFP
"Chúng tôi đã có những nỗ lực hết mình, nhưng không thể hoàn tất việc che phủ tất cả các tòa nhà chứa lò phản ứng bị hư hại. Chúng tôi xin lỗi vì thiếu những biện pháp hiệu quả để chống lại mưa và gió nếu cơn bão tới khu vực nhà máy", một quan chức Tepco nói.
Trong thời gian qua, công ty điện lực Tokyo đã đưa các chất chống tán xạ, như nhựa nhân tạo, vào các tòa nhà bị hư hại chứa các lò phản ứng số một và số bốn. Tuy nhiên, một vài tòa nhà khác vẫn bị hở, sau khi bị hư hại vì những vụ nổ khí hydro bắt nguồn từ thảm họa kép hôm 11/3.
Cố vấn đặc biệt Goshi Hosono của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã chỉ trích Tepco, với lời khẳng định những biện pháp an toàn hiện tại không thể được cho là thích hợp.
Bão Songda với sức gió khoảng 216 km/h đang di chuyển theo hướng đông bắc và được dự báo sẽ đổ bộ vào Nhật Bản trong ngày mai, Cơ quan Khí tượng nước này cho biết. Hiện chưa rõ nhà máy Fukushima Daiichi có nằm trong đường đi của cơn bão này hay không.
Theo VNExpress
Tiết kiệm diện tích với nội thất đa năng Với những sản phâm thông minh này, bạn không cân phải mua nhiêu món đô mà vân sông tiên nghi đông thời giúp tiêt kiêm diên tích cho căn nhà. Nôi thât đa năng đang trở thành xu hướng bởi sự tiên dụng và tiêt kiêm diên tích cho căn nhà. Với những sản phâm thông minh này, bạn không cân phải mua...