Công chức Hà Nội không được “phát ngôn tuỳ tiện trên mạng xã hội”
Dự thảo chuẩn mực văn hoá phát ngôn quy định, công chức Thủ đô không bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân.
Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội vừa trình UBND TP dự thảo quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan.
Theo dự thảo, việc phát ngôn được thực hiện trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính (trong trường hợp cần thiết, cấp thiết hoặc do lãnh đạo phân công).
“Cán bộ, công chức không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân”, dự thảo nêu.
Video đang HOT
TP.Hà Nội đang xây dựng quy định về chuẩn mực phát ngôn đối với công chức, viên chức. Ảnh minh hoạ: Giang Huy.
Ngoài ra, những người khi phát ngôn phải có tác phong tự tin, cử chỉ đúng mực, tôn trọng các giá trị văn hóa và sự khác biệt trong quá trình phát ngôn, không ngắt lời người khác khi chưa thực sự cần thiết.
Về ngôn ngữ sử dụng trong phát ngôn cần đảm bảo dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ. Hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương; tuyệt đối không nói trống không, cộc lốc, nói quá to hoặc quá nhỏ…
Dự thảo quy định cũng nêu việc khi người cùng giao tiếp nóng giận, bức xúc thì cán bộ, công chức Hà Nội phải bình tĩnh, nhẹ nhàng giải thích, động viên, chia sẻ; tuyệt đối không nóng giận, xúc phạm hay dùng vũ lực đối với người khác, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Người vi phạm chuẩn mực văn hóa phát ngôn tùy mức độ sẽ bị nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật theo quy định.
Theo Sở Văn hoá, mục đích xây dựng quy định nhằm định hướng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội chuẩn mực văn hóa phát ngôn trong giải quyết công việc, quan hệ công tác với tổ chức và cá nhân.
Theo Võ Hải (VnExpress)
Công chức Hà Nội phải ứng xử chuẩn mực nơi công cộng
Hà Nội xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của công chức, với yêu cầu chuẩn mực không chỉ trong cơ quan, đơn vị mà còn cả gia đình, nơi cư trú và trong cộng đồng.
UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo tại cuộc họp về việc xây dựng "Bộ quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị hành chính TP Hà Nội".
Công chức Hà Nội sẽ phải ứng xử theo quy tắc chung. Ảnh: Võ Hải.
Theo đó, TP giao Sở Văn hóa tiếp thu ý kiến, hoàn thiện Bộ quy tắc, trình UBND TP xem xét, báo cáo Thường trực Thành ủy trước ngày 10/12.
Thành phố lưu ý Sở Văn hóa khi hoàn thiện Bộ quy tắc cần bám sát Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức; mở rộng phạm vi điều chỉnh chuẩn mực ứng xử của công chức, viên chức trong gia đình, tại khu dân cư nơi cư trú và trong cộng đồng.
Từ năm 2014, Hà Nội đã tiến hành xây dựng Bộ khung quy tắc ứng xử với các tiêu chí cụ thể cho 6 nhóm: Cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng. Tuy nhiên sau nhiều lần lấy ý kiến, đến thời điểm này Bộ khung quy tắc chưa được ban hành.
Sáng 17/11, tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, trước ý kiến liên quan 2 vụ việc cán bộ TP có hành vi thiếu chuẩn mực (cán bộ thanh tra Sở Giao thông xô xát nhân viên sân bay; cán bộ Sở Ngoại vụ đánh người già), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã và đang tập trung chấn chỉnh đạo đức, ứng xử của cán bộ công chức và cam kết sẽ xử lý nghiêm các sai phạm. Quan điểm của thành phố là trong quá trình cải cách hành chính sẽ chú trọng chấn chỉnh lại tác phong, lối sống của cán bộ, công chức để không xảy ra tình trạng tương tự.
Võ Hải
Theo VNE
Ông Hải nói "về rừng U Minh sống": U minh có nghĩa là gì? Trong phát ngôn của ông Hải, không có cơ sở nào để đoan chắc, quả quyết rằng từ "u minh" là danh từ riêng chỉ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cần phải viết hoa theo quy định của chính tả tiếng Việt. Độc giả Đỗ Thành Dương, Giảng viên Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương Nha Trang (Khánh Hòa)...