Công chúa từng đấu vật với 1.000 người để kén chồng
Công chúa Mông Cổ Hốt Thốc Luân từng chỉ chấp nhận kết hôn với người đấu vật thắng mình vào thế kỷ 13.
Hốt Thốc Luân là chút của Thành Cát Tư Hãn, con gái của Hải Đô, hãn (người đứng đầu) của Hãn quốc Sát Hợp Đài, từng được coi là một phần của đế quốc Mông Cổ (tồn tại năm 1206 – 1368). Hải Đô là anh họ của Hốt Tất Liệt, người sáng lập ra triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.
Sinh ra vào khoảng năm 1260 và lớn lên cùng 14 người anh em, Hốt Thốc Luân rất giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và đấu vật. Cô được mô tả là xinh đẹp và có vóc người cao lớn. Công chúa là chiến binh đắc lực cho cha mình, đặc biệt là trong những trận đánh với nhà Nguyên của người chú Hốt Tất Liệt.
Tranh vẽ cảnh Hốt Thốc Luân đấu vật với người cầu hôn. Ảnh: Gallica Digital Library.
Hốt Thốc Luân đặt ra yêu cầu đặc biệt với những người muốn cưới cô: họ phải đánh bại công chúa trong trận đấu vật. Người cầu hôn sẽ mất 100 con ngựa nếu thua cuộc. Hốt Thốc Luân được cho là đã đánh bại 1.000 người và thu được hơn 10.000 con ngựa, theo ghi chép của nhà thám hiểm Marco Polo và nhà văn Ba Tư Rashad al-Din, người chu du châu Á vào thời điểm đó.
Có một chàng trai tự tin đến mức đặt cược 1.000 con ngựa để thách thức Hốt Thốc Luân. Bố mẹ của công chúa ưng ý chàng trai này và đã khuyên cô cố tình thua. Tuy nhiên, Hốt Thốc Luân cuối cùng vẫn chiến thắng.
Hốt Thốc Luân cuối cùng không chọn chồng qua đấu vật. Có nhiều sử liệu khác nhau về hôn nhân của cô. Al-Din nói rằng cô kết hôn với Hợp Tán, hãn của Hãn quốc Y Nhi thuộc đế quốc Mông Cổ sau khi phải lòng ông. Những sử liệu khác nói rằng cô kết hôn với một tù nhân hoặc cận thần của cha mình. Một số người cho rằng cô chấp nhận kết hôn chỉ để dập tắt tin đồn rằng cô có quan hệ mờ ám với chính cha mình.
Hải Đô qua đời vào năm 1301. Ông muốn Hốt Thốc Luân trở thành người kế vị nhưng bị các con trai phản đối. Hốt Thốc Luân trở thành người trông coi lăng mộ của cha và qua đời năm 1306, ở tuổi 46.
Hốt Thốc Luân được cho là nguồn cảm hứng của một trong những vở opera nổi tiếng nhất: Turandot của nhà soạn nhạc lừng danh Giacomo Puccini. Vở opera lấy bối cảnh ở Trung Quốc, công chúa lạnh lùng Turandot yêu cầu người cầu hôn phải giải ba câu đố, nếu trả lời sai, người đó sẽ mất mạng.
Ngày nay, đấu vật, cưỡi ngựa và bắn cung vẫn là những môn thể thao quốc gia của Mông Cổ và chúng được tổ chức thi đấu tại lễ hội Nadaam vào mỗi mùa hè.
Mông Cổ có những đô vật nổi tiếng ở tầm quốc tế nhưng điểm chung của các đô vật Mông Cổ là họ đều là nam giới. Trong nhiều thế kỷ, phụ nữ Mông Cổ không được phép thi đấu môn thể thao này.
Đô vật Mông Cổ trong lễ hội Naadam ở Ulan Bator tháng 7/2015. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, Jack Weatherford, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Macalester, ở Mỹ cho rằng các hành động của đô vật hiện đại cho thấy họ thừa nhận lịch sử về các đô vật nữ.
“Các đô vật mặc chiếc áo đặc biệt với tay áo dài nhưng không che vai và phần thân trước để hở hoàn toàn, như một cách để thể hiện cho đối thủ thấy mình là nam. Kết thúc mỗi trận đấu, người chiến thắng giang tay ra, ưỡn ngực, từ từ đưa tay lên cao như chim, xoay người các hướng cho mọi người xem”, Weatherford cho biết.
“Đó một điệu nhảy ăn mừng chiến thắng, nhưng đó cũng là cách họ tôn vinh nữ ‘vận động viên’ vĩ đại nhất trong lịch sử Mông Cổ, công chúa đấu vật mà chưa một người đàn ông nào đánh bại được”, Weatherford viết.
Giai thoại chôn cất Thành Cát Tư Hãn khiến thế giới tìm 'đỏ mắt' chưa thấy
Vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn của đế chế Mông Cổ qua đời. Ông được chôn cất ở một địa điểm bí mật mà đến nay giới khảo cổ chưa tìm ra. Người Mông Cổ làm những gì để giữ kín vị trí chôn cất Thành Cát Tư Hãn?
Thành Cát Tư Hãn vang danh sử sách là nhà chinh phục nổi tiếng của đế chế Mông Cổ. Ông dẫn dắt binh lính chinh phạt được nhiều vùng đất rộng lớn và trù phú trải dài từ châu Á sang châu Âu. Nhờ vậy, Mông Cổ trở thành một đế chế hùng mạnh.
Một trong những bí ẩn lớn nhất về Thành Cát Tư Hãn đó là nơi chôn cất của ông. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, các nhà khảo cổ cố gắng tìm kiếm nơi yên nghỉ ngàn thu của vị thủ lĩnh đế chế Mông Cổ nhưng không có kết quả khả quan.
Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227. Tang lễ của ông được tổ chức long trọng với những lễ nghi cao nhất dành cho thủ lĩnh đế chế Mông Cổ.
Vị trí chôn cất Thành Cát Tư Hãn không được đề cập đến trong bất cứ sử liệu hay ghi chép nào.
Người Mông Cổ giữ kín nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn như thế nào là câu hỏi nhiều người tò mò.
Liên quan đến bí ẩn này, một giai thoại được lan truyền trong dân gian về tang lễ của Thành Cát Tư Hãn.
Tương truyền, sau khi hoàn thành các nghi lễ, thi hài Thành Cát Tư Hãn được đặt trong quan tài và được một đội quân hộ tống tới nơi chôn cất.
Trên đường đi, đội quân hộ tống tàn sát bất cứ người dân nào nhìn thấy đoàn đưa tang. Người Mông Cổ chôn cất Thành Cát Tư Hãn trong một ngôi mộ sâu dưới lòng đất.
Sau khi chôn cất xong, toàn bộ binh sĩ đi theo hộ tống Thành Cát Tư Hãn về cõi vĩnh hằng bị các chỉ huy giết chết. Kế đến, các chỉ huy cho ngựa giẫm đạp nền đất cho bằng phẳng như những nơi khác để ngôi mộ không bị phát hiện.
Kể từ đây, những chỉ huy còn sống sau khi chôn cất Thành Cát Tư Hãn giữ kín bí mật về vị trí lăng mộ cho đến lúc chết. Theo đó, người đời sau không tìm được nơi Thành Cát Tư Hãn yên nghỉ ngàn thu.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV
Hé lộ sai lầm khiến Thành Cát Tư Hãn hối hận cả đời Thành Cát Tư Hãn là vị tướng nổi tiếng của đế chế Mông Cổ với tài cầm quân bách chiến bách thắng. Thế nhưng, ít ai biết rằng ông từng hối hận suốt thời gian dài vì phạm phải sai lầm lớn. Là người đứng đầu đế chế Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn dẫn dắt binh sĩ chinh chiến nhiều vùng đất...