Công chúa Thái Lan xin lỗi sau khi bị loại khỏi danh sách tranh cử thủ tướng
Công chúa Ubolratana, chị gái của Nhà vua Thái Lan, đã lên tiếng xin lỗi vì những ồn ào gần đây sau khi Ủy ban bầu cử nước này loại tên bà khỏi danh sách các ứng viên tranh cử thủ tướng.
Công chúa Ubolratana (Ảnh: Getty)
“Tôi xin lỗi, ý định thực của tôi nhằm làm việc phục vụ đất nước và người dân Thái đã gây ra nhiều vấn đề mà đáng lẽ không nên xảy ra trong thời điểm này”, Công chúa Ubolratana viết trên mạng xã hội Instagram vào tối muộn ngày 12/2.
Lời xin lỗi được đăng cùng một bức ảnh chụp một con sông nhỏ bình yên, dường như được chụp ở một miền quê.
Dù được đăng tải lúc 11h35 đêm qua, thông điệp của Công chúa Ubolratana đã nhanh chóng thu hút hàng trăm người thích và các bình luận tích cực. Một số bình luận bao gồm các biểu tượng trái tim thể hiện tình yêu và sự tôn trọng với bà.
Động thái trên diễn ra một ngày sau khi Ủy ban bầu cử Thái Lan chính thức công bố danh sách các ứng viên cho ghế thủ tướng, trong đó tên của Công chúa Ubolratana đã bị loại.
Video đang HOT
Ủy ban cho biết các thành viên của gia đình hoàng gia nên đứng ngoài chính trị, phù hợp với các bình luận trước đó từ Nhà vua Maha Vajiralongkorn rằng việc Công chúa Ubolratana ứng cử là không thích hợp và vi hiến.
Bà Ubolratana, năm nay 67 tuổi, đã từ bỏ các tước vị hoàng gia vào năm 1972 sau khi kết hôn với một người Mỹ. Tuy nhiên, bà vẫn được công chúng và giới chức Thái Lan coi là một thành viên hoàng gia. Bà sống ở Mỹ gần 30 năm trước khi ly hôn vào năm 1998.
Việc Thai Raksa Chart – một đảng đồng minh với cựu Thủ tướng bị phế truất Thaksin Shinawatra – bất ngờ đề cử bà Ubolratana đã gây xôn xao quốc gia Đông Nam Á, nơi gia đình hoàng gia được người dân tôn kính và vẫn đứng ngoài chính trị.
Ủy ban Bầu cử giờ đây đang xem xét giải tái đảng Thai Raksa Chart sau vụ đề cử trên. Luật bầu cử của Thái Lan cấm đưa gia đình hoàng gia vào các cuộc vận động chính trị.
Thái Lan sẽ chính thức tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 24/3, cuộc bầu cử đầu tiên tại nước này kể từ vụ đảo chính năm 2014. Cuộc bầu cử lần này được cho sẽ là một cuộc đối đầu giữ Thủ tướng Prayuth Chan-ocha thân hoàng gia, được quân đội hậu thuẫn và những người ủng hộ ông Thaksin, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006 và buộc phải sống lưu vong ở nước ngoài, nhưng vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn ở trong nước.
An Bình
Theo Dantri
Chuyện 2 ông: Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt tranh cử chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Theo ông Vũ Mão, kỷ niệm liên quan đến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười có một câu chuyện ông hết sức ấn tượng.
Ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt (ảnh tư liệu).
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kể với phóng viên Dân Việt: Tháng 3.1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay chức danh này gọi là Thủ tướng Chính phủ) Phạm Hùng đột ngột từ trần. Khi đó ông Võ Văn Kiệt là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được giao nhiệm vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 3 khóa VIII diễn ra tháng 6.1988, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mới. Theo thông lệ, Ban chấp hành Trung ương sẽ giới thiệu người ứng cử vào chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể lúc đó Trung ương giới thiệu ông Đỗ Mười, lúc này ông đang là Thường trực Ban Bí thư.
Tiếp đến, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã giới thiệu ông Đỗ Mười để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tuy nhiên khi ra Quốc hội có điều rất đặc biệt, các đại biểu đồng tình với giới thiệu của Trung ương về trường hợp ông Đỗ Mười nhưng nhiều đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị giới thiệu thêm ông Võ Văn Kiệt.
Ông Vũ Mão (ảnh PV).
Tôi lúc đó Trưởng đoàn Thư ký kỳ họp đã báo cáo với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tình hình trên. Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhất trí với ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội là có hai ứng viên để Quốc hội bầu.
Khi được thông báo, ông Võ Văn Kiệt không một phút chần chừ đã trả lời luôn: Không thể như thế được, Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất giới thiệu anh Đỗ Mười để Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Là một đảng viên, lại còn là một Ủy viên Bộ Chính trị, tôi phải chấp hành Nghị quyết của Đảng. Tôi chính thức đề nghị các anh báo cáo lại với Quốc hội rằng "đồng chí Võ Văn Kiệt rất cám ơn và xin được rút tên, không tham gia danh sách ứng cử viên chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng".
Mặc dù ông Kiệt tha thiết nhưng Quốc hội vẫn không đồng ý cho rút tên. Kết quả Quốc hội bầu chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: ông Đỗ Mười được 63% số phiếu, ông Võ Văn Kiệt được 37% số phiếu.
Về chuyện này lúc đầu ông Đỗ Mười cũng có tâm tư, bởi từ trước tới nay chỉ có một ứng viên, khi bầu phiếu rất cao. Nay có hai ứng viên kết quả bầu sẽ thế nào, nếu bầu không trúng đi một lẽ, phiếu thấp cũng mất uy tín. Qua trao đổi tôi có nói với ông, nay chúng ta đổi mới từ đó rất nhiều vấn đề chúng ta cần có tư duy mới. Sau đó ông đồng ý và nói vui "cậu chỉ được cái bày vẽ, nói khôn".
Sau khi có kết quả bầu, tôi có tâm sự riêng với ông Đỗ Mười, như vậy là tốt, kết quả như vậy là đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân đánh giá anh đến mức độ đó, đòi hỏi phải cố gắng hơn rất nhiều. Tôi nhớ Tết Nguyên đán năm 1989, khi vào TP.HCM ông Đỗ Mười có câu: Xin chúc đồng bào TP.HCM làm ăn phát tài, phát lộc. Người dân nghe như vậy rất thích, họ nói ông Đỗ Mười đã đổi mới, đã ủng hộ cho người dân làm kinh tế.
Theo Danviet
Những ngày làm việc cuối cùng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có những ngày làm việc cuối cùng với nhiều hoạt động quan trọng trên vai trò Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sáng 15/9/2018, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì Phiên họp thứ sáu của Ban...