Công chúa ‘nhà tù nhung’ Dubai có thể đang ở Tây Ban Nha
Ảnh mới nhất trên Instagram cho thấy Công chúa Dubai Latifa đang đi nghỉ ở châu Âu sau nhiều tháng cầu cứu vì bị giam trong “nhà tù nhung”.
Tài khoản Instagram Sioned Taylor hôm 20/6 đăng ảnh thông báo Công chúa Sheikha Latifa bint Mohammed Al Maktoum đang ở sân bay Adolfo Suarez Madrid, Tây Ban Nha.
“Kỳ nghỉ tuyệt vời ở châu Âu với Latifa. Chúng tôi đang khám phá mọi thứ thật vui vẻ”, Taylor chú thích ảnh cùng biểu tượng mặt cười.
Khi được hỏi thăm về tình hình của Latifa, Taylor cho biết Công chúa đang cảm thấy “thật tuyệt”. Đại sứ quán Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) tại London và Madrid hiện chưa bình luận về thông tin.
Sioned Taylor (trái) và Công chúa Sheikha Latifa tại sân bay ở Tây Ban Nha hôm 20/6. Ảnh: Instagram/ Sioned Taylor.
Tài khoản Instagram của Taylor trước đó cũng đăng ảnh Công chúa Latifa vui chơi tại một trung tâm thương mại Dubai cùng hai người phụ nữ khác hồi tháng 5, đánh dấu lần đầu cô lộ diện sau nhiều tháng cầu cứu.
Video đang HOT
Công chúa Latifa, 35 tuổi, là một trong khoảng 30 người con của Tiểu vương Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum, 71 tuổi, người đồng thời là Thủ tướng kiêm Phó tổng thống UAE. Năm 2018, Latifa từng tìm cách trốn khỏi Dubai, nhưng bị cha bắt lại trên một con tàu ngoài khơi Ấn Độ.
BBC Panorama hôm 16/2 công bố video cho thấy công chúa Latifa thầm thì cầu cứu trong những video cô bí mật quay từ phòng tắm, thông qua một chiếc điện thoại được tuồn vào trong “nhà tù nhung” ở Dubai. Latifa cho hay cô quay video trong phòng tắm vì đây là nơi duy nhất trong biệt thự cô có thể khóa cửa.
Công chúa Dubai cho biết trong video rằng mỗi ngày cô đều sống trong lo lắng về sự an toàn bản thân, trong khi cảnh sát canh giữ còn đe dọa cô “không bao giờ nhìn thấy mặt trời nữa”.
Thông tin từ video “cầu cứu” của Latifa đã khiến Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) Marta Hurtado bày tỏ lo ngại, yêu cầu UAE cung cấp bằng chứng cho thấy Công chúa còn sống và khẳng định đây là “mối quan tâm hàng đầu”.
Hoàng gia Dubai hồi tháng hai tuyên bố video trên và việc các phương tiện truyền thông đưa tin về cô đã “không phản ánh đúng thực tế”, khẳng định Latifa đang “được chăm sóc tại nhà”.
Campuchia kết tội nhà hoạt động môi trường Tây Ban Nha 'phạm thượng'
Công tố viên Tòa án Phnom Penh ngày 20/6 kết án vắng mặt nhà môi trường Alejandro Gonzalez Davidson và ba đồng sự với tội danh "âm mưu chống phá" và xúc phạm nhà vua".
Phó công tố viên Seng Heang cho biết ông đã quyết định buộc tội ông Alejandro Gonzalez Davidson, công dân Tây Ban Nha, và ba nhà hoạt động đồng nghiệp của ông theo Điều 437 và Điều 453 của Bộ luật Hình sự Campuchia 2009.
Ông Gonzalez Davidson là nhà sáng lập tổ chức tổ chức phi chính phủ về môi trường Mother Nature. Ba nhà hoạt động bị buộc tội cùng ông Gonzalez Davidson cũng là thành viên của Mother Nature, theo Khmer Times .
Các quan chức tại Tòa án Phnom Penh nói rằng việc xúc phạm nhà vua là một hành động vô đạo đức và không thể dung thứ, bởi nhà vua là "vị thần" cao nhất của nhân dân Campuchia.
Alejandro Gonzalez Davidson (ngoài cùng bên trái) là sáng lập viên tổ chức phi chính phủ Mother Nature ở Campuchia. Ảnh: Ana Salvá.
Ngày 16/6/2021, cảnh sát Campuchia đã bắt giữ ba nhà hoạt động của Mother Nature, lần lượt là Sun Ratha (nữ, chức vụ kế toán), Ly Chan Daravuth (nam, nhà nghiên cứu) và Yim Leang Hee (nam, điều phối viên).
Trung tướng Chhay Kim Khoeun, Phó tổng ủy viên kiêm phát ngôn viên cảnh sát Campuchia, xác nhận rằng các bằng chứng cho thấy nhóm Mother Nature này đã hành động theo lệnh của những "phần tử kích động nước ngoài".
Lực lượng chức năng Campuchia cáo buộc Mother Nature thực chất thu thập thông tin về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến môi trường để biến tướng hoặc kích động quần chúng nhằm chống đối, lật đổ chính quyền.
Nhóm này cũng bị cáo buộc hoạt động nhờ nguồn tài chính cung cấp bởi các lực lượng chống đối nước ngoài.
Tổ chức Mother Nature, có trụ sở chính tại tỉnh Kampong Speu, được thành lập và điều hành bởi ông Gonzalez Davidson. Tổ chức này đã bị Bộ Nội vụ Campuchia cấm hoạt động từ ngày 15/9/2017 và ông Gonzalez Davidson đã bị trục xuất khỏi Campuchia.
Ông Gonzalez Davidson đã bị Bộ Nội vụ Campuchia phạt vào tháng 2/2015 sau một loạt các cuộc biểu tình ở khu vực Areng và phản đối việc nạo vét ở tỉnh Koh Kong. Sau khi bị trục xuất, ông này bị cấm nhập cảnh vào Campuchia.
Ba thành viên của Mother Nature đã bị bắt vào tháng 9/2020 trong cuộc tuần hành dự kiến tới nhà của Thủ tướng Hun Sen để bày tỏ lo ngại về việc bồi lấp và phát triển hồ Boeung Tamok, hồ lớn nhất ở thủ đô Phnom Penh, theo nhóm nhân quyền địa phương Licadho.
Cũng theo nguồn tin trên, các bình luận và tài liệu công khai trên tài khoản Facebook của Mother Nature không chứa nội dung gây kích động chống phá nhà nước.
Nhiều nhóm hoạt động xã hội nói rằng các nhà vận động môi trường ở Campuchia bị bắt và buộc tội vì đã lên tiếng về các vấn đề như khai thác gỗ bất hợp pháp và cáo buộc giới chính trị gia nước này thông đồng với các doanh nghiệp khai thác quá mức nguồn tài nguyên.
Eerlynne Gil, phó giám đốc khu vực nghiên cứu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, gọi phán quyết của Tòa án Phnom Penh là một "bản án quá nặng" nhằm mục đích dập tắt tiếng nói của những người đang cố bảo vệ môi trường.
Gonzalez-Davidson, người bị kết án vắng mặt, nói rằng phán quyết là "hoàn toàn bất công và gây sốc".
Giết hai con gái để trả thù bạn đời cũ Tomas Gimeno, 37 tuổi, bị cáo buộc chuốc thuốc mê hai con gái nhỏ rồi vứt xuống biển ở Canary để trả thù người mẹ có bạn trai mới. Gimeno, biến mất cùng hai con gái Olivia, 6 tuổi và Anna, 1 tuổi, hôm 27/4, để lại lời nhắn rằng bạn đời cũ Beatriz Zimmermann sẽ không bao giờ nhìn thấy hai con...