“Cổng chào trạm biến áp”: Thờ ơ trước nguy hiểm của dân!
Trạm biến áp thiếu chuẩn an toàn đã “chung sống” với người dân từ nhiều năm nay. Đã nhiều lần dân kiến nghị lên các ban ngành nhờ sự giúp đỡ. Thế nhưng đến nay ngành điện lực vẫn để trạm biến áp “đứng trơ”, mặc nguy hiểm cho người dân.
Trao đổi với PV Dân trívề bài viết: “20 năm trạm biến áp “thiếu chuẩn an toàn” hóa…cổng trào” tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, ngày 5/12, ông Trần Xuân Lờ – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham – cho biết: “Ngành điện lực vẫn chưa có phương án di dời trạm biến áp đi. Ngành điện vẫn dùng trạm biến áp sử dụng bán điện cho người dân mặc dù vẫn chưa kí nhận trạm biến áp này từ UBND xã”.
Cột trạm biến áp điện cao thế 250KVA nằm sát bên nhà dân nguy cơ chập điện cao.
“UBND xã đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên Chi nhánh điện lực Quảng Xương nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Không chỉ có đơn kiến nghị cho ngành điện mà tại cuộc họp HĐND của huyện Quảng Xương, đại diện UBND xã Quảng Nham cũng đã có kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa có phương án khắc phục”, ông Lờ cho biết thêm.
Đứng ở phía trong nhà có thể gần với lên với trụ sứ của trạm biến áp.
Video đang HOT
Ông Hoàng Xuân Minh, Phó công an xã Quảng Nham, kể lại, mới đây nhất ngày 27/11, anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Thạch Nam, xã Quảng Thạch, đi đám cưới về, khi đi đến ngã tư chợ Đảo (xã Quảng Nham), do không biết dây điện bị đứt xuống đường nên khi chạy xe máy qua đã bị dây điện gạt ngang, anh Tuấn bị ngã nhào về phía sau, đập đầu xuống đường ngất xỉu. Rất may khi xảy sự việc dây điện bị đứt không có điện.
Nhiều người dân chứng kiến sự việc cho biết, dây điện tại cột điện đứt này nối từ trạm biến áp số 2 đến. Dây đã bị đứt do thời gian sử dụng lâu, rơi xuống đường gây tóe lửa.
Anh Vũ Văn Huấn sống ngay bên trạm biến áp này cho PV xem đoạn dây điện bị chập cháy rơi xuống mà anh cất giữ.
Gần 2 tiếng đồng hồ sau khi sự việc xảy ra, dù người dân đã báo song không thấy cơ quan chức năng đến xử lý. Và đúng lúc ấy thì anh Tuấn đi qua và gặp nạn.
Sau sự việc, mẹ của anh Tuấn là bà Trần Thị Dốt cho biết gia đình đã làm đơn kiến nghị gửi UBND và Ban công an xã Quảng Nham xin chứng thực sự việc. Sáng ngày 5/12, gia đình bà Dốt cùng anh Tuấn đến làm việc với Chi nhánh Điện lực Quảng Xương. Sau buổi làm việc, bà Dốt cho biết phía điện lực chỉ đưa ra lời xin lỗi và hứa khắc phục sự cố chứ không bồi thường. “Họ nói ngành điện chỉ chấp nhận bồi thường khi xảy ra tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng”, bà Dốt bức xúc nói.
Ngành điện không ký nhận trạm biến áp nhưng vẫn sử dụng bán điện cho người dân và thu tiền, còn nguy hiểm của nhân dân thì bỏ mặc?
Theo Dantri
Từ ngày 1-12: Ngành điện thí điểm dùng hóa đơn điện tử
Những ngày qua, khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Q.1, Q. 3 (TP.HCM) đã được Công ty Điện lực Sài Gòn (thuộc Tổng công ty Điện lực TP.HCM - EVN HCMC) thông báo từ 1-12 sẽ thay hóa đơn tiền điện giấy bằng hóa đơn điện tử.
Từ ngày 1-12, khách hàng khu vực Q.1, Q.3 (TP.HCM) sẽ sử dụng hóa đơn điện tử thay hóa đơn tiền điện bằng giấy hiện nay - Ảnh: Q.Khải
Ông Nguyễn Anh Vũ, trưởng ban quan hệ cộng đồng EVN HCMC, cho biết:
- Hiện nay khi khách hàng đóng tiền điện hằng tháng sẽ nhận được một hóa đơn bằng giấy, trong đó có in các chi tiết như tên khách hàng, phiên lộ trình, mã khách hàng, đối tượng sử dụng điện (sinh hoạt hay kinh doanh), số lượng điện tiêu thụ, số tiền phải đóng.
Từ ngày 1-12, hóa đơn bằng giấy đó được lưu trữ trên trang web của EVN HCMC (www.hcmpc.com.vn). Khách hàng vào trang web trên điền mã số khách hàng sẽ hiện ra các thông tin về lượng điện sử dụng, số tiền... như thông tin trên hóa đơn hiện nay. Đồng thời với cách làm trên, Công ty Điện lực Sài Gòn vẫn cho nhân viên ghi chỉ số và thông báo số tiền điện hằng tháng cho tất cả khách hàng.
Để xác nhận trường hợp khách hàng đã đóng tiền điện, nhân viên điện lực hoặc các điểm thu hộ sẽ giao cho khách hàng một biên nhận nhỏ giống như phiếu tính tiền tại các siêu thị, thay cho hóa đơn hiện nay. Trên biên nhận này cũng thể hiện những thông tin cơ bản như tên khách hàng, số lượng điện tiêu thụ...
* Những khách hàng không có điều kiện tiếp cận Internet thì hóa đơn điện tử có bất tiện không, thưa ông?
- Đây là chương trình thí điểm theo yêu cầu của Tổng cục Thuế, Tập đoàn Điện lực VN (theo Luật giao dịch điện tử, nghị định 51 của Chính phủ quy định hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ). Việc triển khai này tạo nhiều thuận lợi hơn cho khách hàng sử dụng điện với mục đích kinh doanh, khách hàng sử dụng hóa đơn tiền điện điện tử để kê khai thuế qua mạng...
Đối với khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt lâu nay thường lưu trữ các hóa đơn bằng giấy, giờ chỉ cần truy cập trang web trên sẽ kiểm tra được tất cả thông tin liên quan của các kỳ hóa đơn. Nếu khách hàng đăng ký qua email, hằng tháng sẽ nhận được hóa đơn điện tử thông qua email của mình. Việc không phát hành hóa đơn giấy còn giúp bảo vệ môi trường do lượng giấy, mực sử dụng để in ấn hóa đơn được giảm rất nhiều.
Như tôi đã đề cập ở trên, với khách hàng không có điều kiện tiếp cận Internet, hằng tháng vẫn nhận được thông báo tiền điện và sau khi đóng tiền sẽ nhận biên nhận.
* Trường hợp đặc biệt khách hàng cần hóa đơn bằng giấy thì có thể vào trang web hoặc email của mình để in ra được không? Khi nào việc triển khai hóa đơn tiền điện điện tử được áp dụng đại trà trên địa bàn TP?
- Hóa đơn điện tử được lưu trên trang web, khi in ra chỉ thể hiện thông tin của hóa đơn, tức không thay thế được hóa đơn. Chúng tôi vẫn đang trong quá trình triển khai thí điểm. Sau sáu tháng thí điểm, chúng tôi sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và xem xét triển khai trên toàn địa bàn TP.
Theo Tinmoi
Xứng đáng danh hiệu Anh hùng Chiều 27.11, Uỷ viên TƯ Đảng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương (HĐTĐKTT.Ư) Đặng Ngọc Tùng dẫn đầu Đoàn công tác tới khảo sát hoạt động của TCty Điện lực TPHCM. Phó Chủ tịch HĐTĐKTT.Ư Đặng Ngọc Tùng (bên trái) trao đổi với nhóm thợ giỏi đại diện 7.500 đoàn viên CĐ...