Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở sông Tiền ở Đồng Tháp
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa vừa ban hành Quyêt định Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở sông Tiền khu vực xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp bởi sạt lở ở đây diễn ra hết sức phức tạp và nghiêm trọng.
Từ tháng 6/2022 đến nay, đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở ảnh hưởng đến đời sống và thiệt hại nhiều tài sản của người dân.
Bờ sông Tiền, đoạn thuộc xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp bị sạt lở. Ảnh: Nhựt An/TTXVN
UBND tỉnh Đồng Tháp công bố tình huống khẩn cấp sạt lở sông Tiền khu vực xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp với diễn biến và phạm vi ảnh hưởng là 1.500 m (từ bến đò An Long về hạ nguồn). Sạt lở uy hiếp an toàn tính mạng và tài sản của 351 hộ dân sinh sống tại khu vực này, trong đó có 40 hộ dân nằm sát bờ sông, rất nguy hiểm và cần phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Các biện pháp khẩn cấp phải áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra là tổ chức di dời khẩn cấp 40 hộ dân nằm sát bờ sông đến nơi an toàn; xác định vành đai sạt lở, thực hiện việc cắm biển báo, khoanh vùng khu vực nguy hiểm.
UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức theo dõi sát diễn biến sạt lở, rà soát cập nhật vành đai sạt lở, chuẩn bị các phương án sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ người dân di dời khi sạt lở tiếp tục xảy ra, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và hạn chế tối đa thiệt hại tài sản của người dân. Đồng thời đơn vị chức năng thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về tình trạng sạt lở để người dân biết để chủ động phòng tránh; hạn chế qua lại trong khu vực nguy hiểm.
Bờ sông Tiền, đoạn thuộc xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp bị sạt lở. Ảnh: Nhựt An/TTXVN
Video đang HOT
UBND tỉnh đề nghị cơ quan liên quan khẩn trương khảo sát, tổ chức điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tuyến dân cư Mã Trường, xã Tân Quới, huyện Thanh Bình để bố trí chỗ ở cho dân cư khu vực bị sạt lở.
Phó Chủ tịch UBND xã Tân Quới Nguyễn Văn Minh cho biết, toàn xã Tân Quới hiện có hơn 9km đất nằm trong vành đai sạt lở, với 351 hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao, khoảng cách nhà tiếp giáp bờ sông từ 7 – 60m. Trong đó, ấp Thượng có 43 hộ dân nằm trong vùng sạt lở. Từ ngày 30/6/2022 đến nay, tại ấp Thượng đã xảy ra 4 vụ sạt lở đất, với tổng chiều dài hơn 70m, ăn sâu vào đất liền từ 15 – 22m.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, nguyên nhân sạt lở bờ sông trên địa bàn chủ yếu là do đang mùa mưa cộng với nước dâng cao khiến nền đất mềm dễ sụt lún. Các ngành chuyên môn và chính quyền địa phương đã kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ người dân di dời ra ngoài phạm vi sạt lở, tiến hành cắm biển báo, khoanh vùng khu vực nguy hiểm; theo dõi sát diễn biến sạt lở, chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ người dân di dời khi sạt lở tiếp tục xảy ra. Xã Tân Quới đã thành lập 2 tổ xung kích phối hợp với nhân dân tiến hành tháo dỡ khẩn cấp các ngôi nhà ở các vị trí nguy cơ cao, đe dọa sạt lở đất trong những ngày tới để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
Bất an vì sạt lở bờ sông
Mưa lớn liên tục kèm theo nước lũ từ thượng nguồn đổ về gần đây xoáy sâu vào bờ khiến tình trạng sạt lở bờ sông tại khu vực đầu nguồn ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp thêm phức tạp.
Tại khu vực bờ tây sông Hậu (ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, H.An Phú, tỉnh An Giang), 2 vụ sạt lở xảy ra ngày 30.9 và 6.10 làm mất đoạn đường nhựa nông thôn dài hơn 50 m, khiến 2 hộ dân phải di dời nhà cửa. Cách vị trí sạt lở này không xa xuất hiện vết nứt dài hơn 50 m, có nguy cơ sạt lở ảnh hưởng 15 hộ dân khác. Ngoài ra, từ đầu tháng 10 đến nay, trên địa bàn H.An Phú đã xảy ra các vụ sạt lở khác ở xã Phú Hữu, xã Vĩnh Lộc... đe dọa các công trình giao thông và nhà dân.
Thấp thỏm vì sạt lở
Theo Sở TN-MT An Giang, từ tháng 1 - 9.2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 30 điểm sạt lở, sụt lún, rạn nứt bờ sông, kênh rạch với tổng chiều dài hơn 1,5 km, ảnh hưởng 17 căn nhà dân, ước thiệt hại gần 1,4 tỉ đồng. Riêng từ ngày 28 - 30.9, xảy ra 10 đoạn rạn nứt, sạt lở bờ sông ở các huyện: An Phú, Chợ Mới, Tri Tôn, với tổng chiều dài 288 m.
Khu vực sạt lở tại ấp Thượng, xã Tân Quới, H.Thanh Bình, Đồng Tháp
TRẦN NGỌC
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và phòng thủ dân sự tỉnh An Giang cho biết nguyên nhân các vụ sạt lở trên bước đầu được xác định do đường giao thông nông thôn sát bờ sông, kênh, rạch, mái bờ thẳng đứng; các phương tiện giao thông thủy, bộ lưu thông qua lại nhiều.
Còn tại tỉnh Đồng Tháp, ngày 6.10, khu vực bờ sông Tiền (đoạn thuộc ấp Thượng, xã Tân Quới, H.Thanh Bình) xảy ra vụ sạt lở với chiều dài 30 m, ăn sâu vào đất liền 22 m, gây thiệt hại 2 ngôi nhà. Ngoài ra, vụ sạt lở cũng khiến 17 căn nhà khác phải di dời khẩn cấp.
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ tịch UBND xã Tân Quới, cho biết toàn xã có vành đai sạt lở hơn 9 km với hơn 350 hộ dân sống trong vùng sạt lở cao. Riêng ở ấp Thượng, từ cuối tháng 6.2021 đến nay xảy ra 4 vụ sạt lở bờ sông Tiền với chiều dài hơn 70 m và ăn sâu vào bờ từ 15 - 22 m. Chính quyền đã cắm biển cảnh báo, khoanh vùng khu vực nguy hiểm để người dân phòng tránh sạt lở.
Tình hình sạt lở bờ sông đang xảy ra nhiều nơi ở Đồng Tháp, An Giang
Hàng ngàn hộ dân cần di dời
Ông Võ Thành Ngoan, Phó giám đốc Sở NN-PTNN Đồng Tháp, cho biết từ đầu năm 2022 đến nay sạt lở bờ sông đã gây thiệt hại cho tỉnh gần 6 tỉ đồng.
Sạt lở xảy ra tại 19 xã, phường, thị trấn của 4 huyện: Thanh Bình, Hồng Ngự, Lấp Vò, Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh, TP.Hồng Ngự với tổng chiều dài khoảng 26,7 km và diện tích đất bị sạt lở gần 2 ha. Đến hết quý 2/2022, tổng chiều dài vành đai có nguy cơ sạt lở toàn tỉnh gần 132 km, với 5.973 hộ đang sinh sống, cần phải di dời đến nơi ở mới an toàn.
Theo kết quả quan trắc của Sở TN-MT An Giang, tỉnh này hiện có 56 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 181 km. Trong đó, 14 đoạn ở mức độ bình thường, 37 đoạn ở mức độ nguy hiểm và 5 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm.
Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang, thông tin: "Ngành nông nghiệp thường xuyên phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát các khu vực cảnh báo sạt lở, các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở kể cả các tuyến kênh, rạch để chủ động di dời người dân, nhà ở đến nơi an toàn khi có dấu hiệu rạn nứt, sụt lún nguy cơ sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng người dân. Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ huy động nguồn lực để hỗ trợ nhân dân kịp thời khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống khi xảy ra sạt lở, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục sạt lở".
Sạt lở xảy ra nhiều nơi ở An Giang, Đồng Tháp Ngày 14-10, ông Cao Thanh Xuân - bí thư Huyện ủy Thanh Bình, Đồng Tháp - cho biết ông đã chỉ đạo UBND huyện và các ngành chức năng khẩn trương di dời khẩn cấp 17 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm sạt lở tại xã Tân Quới. Dù sạt lở đến sát nhà ông Nguyễn Văn Thoa, xã Quốc Thái, huyện...