Công bố thông tin các chuyến bay đi/đến Hà Nội và TPHCM từ ngày 10/10
Sẽ có 38 chuyến được khai thác trên 19 đường bay thí điểm trên toàn quốc từ 10/10, trong đó TPHCM nhiều nhất với 28 chuyến/ngày, Hà Nội 6 chuyến, còn lại là các địa phương khác.
Đêm 8/10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành quy định tạm thời về việc triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Quy định này áp dụng đối với hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không trên phạm vi toàn quốc và thực hiện thí điểm từ ngày 10/10 – 20/10. Trong thời gian thực hiện thí điểm, Bộ GTVT tổng hợp tình hình, sơ kết đánh giá, phối hợp các địa phương để đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khai thác cho phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn tiếp theo.
Bộ GTVT cho biết, mục đích của quyết định tạm thời này nhằm từng bước khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch Covid-19; đáp ứng nhu cầu cấp thiết đi lại của nhân dân, hành khách, bảo đảm an toàn, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.
19 đường bay với 38 chuyến/ngày sẽ khai thác từ ngày 10/10 (Ảnh: Tiến Tuấn).
19 đường bay nội địa sẽ khai thác 38 chuyến/ngày kể từ 10/10 gồm: TPHCM – Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa, Hải Phòng, Phú Quốc, Gia Lai, Rạch Giá. Hà Nội – TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. Đà Nẵng – Cần Thơ, Đắk Lắk. Thanh Hóa – Lâm Đồng. Riêng đường bay Hà Nội – Cần Thơ được khai thác linh hoạt khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Video đang HOT
Quyết định của Bộ GTVT nêu rõ, các hãng hàng không chỉ tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế theo thứ tự ưu tiên: Hoạt động công vụ, lực lượng phòng chống dịch Covid-19, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và các đối tượng khác.
Điều kiện áp dụng với hành khách là phải tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19).
Hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay. Thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát; không tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…
Trên máy bay, hành khách phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc. Kết thúc chuyến bay, trong quá trình di chuyển từ cảng hàng không về nơi cư trú, lưu trú, hành khách luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-COVID, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người; chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú; tự theo dõi sức khỏe hoặc thực hiện cách ly tại nơi cư trú, lưu trú theo quy định cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 kể từ ngày về địa phương; thực hiện 5K.
Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác… thì thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
Các điều kiện áp dụng với hành khách, tổ bay ngặt nghèo để đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 (Ảnh: Đỗ Linh).
Đối với tổ bay , Bộ GTVT nêu đã rõ tiêm đủ liều vaccine (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19); có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 7 ngày đối với tổ lái và 72 giờ đối với tiếp viên hàng không trước khi lên tàu bay…
Với địa phương nơi hành khách cư trú, lưu trú , Bộ GTVT đề nghị quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người về địa phương theo quy định cụ thể của địa phương, đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.
Các địa phương tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ hai kể từ khi về nơi cư trú, lưu trú đối với hành khách về từ vùng dịch. Trường hợp có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở… hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính thì triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
16 tỉnh, thành đồng thuận mở đường bay
Cục Hàng không Việt Nam ghi nhận 16 trong số 19 địa phương đã gửi phản hồi về cơ quan này đồng ý mở lại đường bay nội địa; 3 tỉnh, thành chưa đồng tình.
Sáng 8/10, ông Võ Huy Cường, Phó cục trưởng Hàng không Việt Nam, cho biết trong số 21 địa phương được lấy ý kiến, còn 2 tỉnh chưa phản hồi là Quảng Ninh và Quảng Ngãi.
Ông Cường cho rằng, 16 tỉnh thành đồng tình mở đường bay thể hiện bản lĩnh của lãnh đạo địa phương, đáp ứng nguyện vọng của người dân sau khi nới lỏng giãn cách. Đây là bước đánh giá quan trọng phương án phòng, chống dịch sau thời gian phong tỏa, năng lực điều hành của các tỉnh, thành áp dụng "mục tiêu kép" của Chính phủ.
Máy bay tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Phương Linh.
Trong số 19 địa phương trả lời, có 3 tỉnh, thành chưa đồng tình là Hải Phòng, Gia Lai, Hà Nội. Ngày 29/9, lãnh đạo Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng, đề nghị chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải chưa mở lại đường bay nội địa đến thủ đô. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, Cục Hàng không Việt Nam chỉ xin ý kiến Hà Nội, không gây sức ép về việc mở đường bay. Sau đó, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đề nghị hai phương án mở đường bay đến thủ đô với tần suất thấp.
Ông Cường giải thích thêm, Cục Hàng không Việt Nam dự kiến mở dần đường bay theo lộ trình (giai đoạn một trong 10 ngày) chứ không phải có hàng chục chuyến bay dồn ngay đến Hà Nội trong một ngày. Ngoài ra, quy định phòng dịch với hành khách đã được quy định chặt chẽ theo yêu cầu của Bộ Y tế và áp dụng kinh nghiệm nhiều nước.
Về lý do vì sao Bộ Giao thông Vận tải không chủ động quyết định mở đường bay mà lại lấy kiến từng địa phương, ông Võ Huy Cường nói quyết định đón khách phụ thuộc năng lực hậu cần, y tế của mỗi tỉnh, thành. Trong bối cảnh địa phương đưa ra kiến nghị tạm thời "đóng cửa", nếu Bộ Giao thông Vận tải vẫn quyết định mở đường bay sẽ không hiệu quả vì địa phương không đủ năng lực.
"Bộ Giao thông Vận tải đơn phương quyết định mở đường bay sẽ là phi lý, không đảm bảo yêu cầu chống dịch, không bền vững nếu không có sự ủng hộ của các địa phương", ông Cường nói.
Cục Hàng không Việt Nam dự tính mở lại 10 đường bay nội địa từ 10/10, trong đó không có đường bay đến Nội Bài (Hà Nội). Đó là các đường bay giữa TP HCM với Thanh Hóa/Khánh Hòa/Phú Yên/Bình Định/Phú Quốc với tần suất 4 chuyến khứ hồi mỗi ngày.
Đường bay TP HCM với Thừa Thiên Huế có một chuyến khứ hồi mỗi tuần; TP HCM với Nghệ An có 2 chuyến mỗi tuần.
Đường bay Thanh Hóa - Khánh Hòa/Buôn Ma Thuột/Phú Quốc có một chuyến mỗi ngày.
Tuần trước, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi văn bản lấy ý kiến các địa phương để thống nhất trước khi mở lại đường bay nội địa, gồm: Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau.
Hà Nội đề nghị các chuyến bay đến Nội Bài phải được đồng ý bằng văn bản của UBND thành phố Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc gửi Cục Hàng không Việt Nam góp ý kiến về việc mở lại đường bay nội địa đi/đến Hà Nội. Chuyến bay đến sân bay Nội Bài. Ảnh minh họa: Vân Sơn/Báo Tin tức Cụ thể, tại văn bản này, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Cục Hàng...