Công bố thanh tra 2 nhà máy thép Đà Nẵng
Thanh tra TP.Đà Nẵng vừa có thông báo Kết luận thanh tra về 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc. Đáng nói, cả doanh nghiệp và chính quyền đều xuất hiện những khuyết điểm.
Ngày 7/10, Thanh tra TP Đà Nẵng đã công bố kết quả thanh tra 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang.
Kết luận do Chánh Thanh tra Trần Huy Đức nêu rõ 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc chưa bảo đảm khoảng cách ly tối thiểu là 500m đối với nhà máy độc hại cấp II. Việc đánh giá báo cáo tác động môi trường (ĐTM) của 2 dự án nhà máy còn nhiều thiếu sót.
Công ty thép Dana Ý không thực hiện xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công, thay đổi việc sử dụng dây chuyền luyện, cán thép có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc-Ý và thay đổi một số hệ thống lò luyện không đúng với dây chuyền đăng ký ĐTM đã được phê duyệt.
Mặc dù đã hoạt động sản xuất theo dây chuyền hệ thống lò luyện có thay đổi so với ĐTM nhưng nhà máy vẫn chưa có ĐTM được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung theo quy định.
Người dân bao bây nhà máy thép những ngày qua. Sau khi có kết luận thanh tra, họ chờ những động thái tiếp tục từ chính quyền
Công ty này cũng không thực hiện trồng cây xanh xung quanh bảo đảm diện tích theo ĐTM do chưa được giao đủ diện tích đất theo quy hoạch… Mặc dù, đơn vị này đã từng bước khắc phục các vi phạm, tồn tại về bảo vệ môi trường nhưng vẫn chậm khắc phục xử lý chất thải rắn không đúng quy định, không bảo đảm cây xanh theo quy định, chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn.
Về Công ty cổ phần thép Dana Úc, Thanh tra Đà Nẵng kết luận, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu cho công ty tại cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng là không phù hợp với quy định về ngành nghề theo ĐTM được phê duyệt; không phù hợp với chủ trương của UBND thành phố và vị trí nhà máy thép sát khu dân cư, không bảo đảm khoảng cách ly tối thiểu 500m…
Ngoài ra, từ khi hoạt động đến nay, công ty này vẫn chưa có ĐTM phù hợp với công suất tại giấy chứng nhận đầu tư, thay đổi một số máy móc, thiết bị nhưng không lập lại, điều chỉnh, bổ sung ĐTM không đúng quy định. Việc xử lý chất thải rắn công nghiệp từ lò luyện không đúng như cam kết và chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn…
Người dân thì cho rằng ô nhiễm, doanh nghiệp cũng kêu cứu vì mỗi ngày dừng hoạt động sẽ thua lỗ tiền tỷ. Câu chuyện 2 nhà máy thép ở Đà Nẵng cần sớm được xử lý.
Video đang HOT
Thanh tra TP Đà Nẵng cho rằng, sở Xây dựng và công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đà Nẵng cần tổ chức rút kinh nghiệm đối với thiếu sót trong việc lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng bảo đảm khoảng cách ly tối thiểu đối với khu dân cư theo quy định, đồng thời, rà soát lại quy hoạch tại dự án để tham mưu UBND thành phố xử lý những vấn đề có liên quan nhằm khắc phục những hạn chế theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế.
Đối với sở Kế hoạch và Đầu tư cùng sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Đà Nẵng kiến nghị kiểm điểm theo quy định với những sai sót của từng đơn vị này, đồng thời, yêu cầu 2 đơn vị này xử lý hành chính và tham mưu, đề xuất UBND thành phố biện pháp xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với các tồn tại, vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của 2 nhà máy thép.
Thanh tra TP Đà Nẵng cũng cho rằng có trách nhiệm của lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng giai đoạn năm 2007 và năm 2014 trong việc phê duyệt ĐTM và Giấy chứng nhận đầu tư đối với 2 nhà máy thép và cụm công nghiệp hiện đang bị bộ Công an khởi tố điều tra, Thanh tra TP Đà Nẵng kiến nghị Chủ tịch UBND thành phố có báo cáo Thường trực Thành ủy để có ý kiến chỉ đạo.
Bên cạnh đó, Thanh tra TP Đà Nẵng cũng yêu cầu tổng giám đốc 2 công ty trên nghiêm túc chấn chỉnh và có biện pháp khắc phục đối với các tồn tại, vi phạm trong quá trình hoạt động và bảo vệ môi trường như kết luận thanh tra đã nêu theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng ngày, ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Dana-Ý cho biết, ông đã nhận được kết luận thanh tra này.
Ông Tân cho rằng, về báo cáo đánh giá tác động môi trường, công ty đã có QĐ 7207/QĐ-UBND và QĐ 4005/QĐ-UBND phê duyệt DTM cũng như quyết định 654/QĐ- UBND cho phép sử dụng DTM 7207.
Tuy nhiên theo yêu cầu của sở TN&MT công ty đã lập lại DTM và đã có công văn đề nghị thẩm định và phê duyệt vào tháng 1/2015 được hội đồng thông qua vào ngày 12/02/2015 với điều kiện bổ sung một số nội dung. Sau khi hiệu chỉnh nhiều lần DTM được sở TN&MT thông qua và trình UBND TP vào tháng 7/2016.
Tuy nhiên, do vướng về phạm cách ly an toàn và các chủ trương mới của thành phố về quy hoach lại khu vực nên DTM vẫn chưa được thông qua. Vì vậy, trong khi chờ DTM bổ sung doanh nghiệp vẫn thực hiện theo QĐ 7207 với nội dung cơ bản như hiện trạng sản xuất của công ty. Xét về mặt pháp lý QĐ 465/QD-UBND cho phép sử dụng QĐ7207 vẫn có hiệu lực do chưa có quyết định nào của UBND TP hủy bỏ QĐ trên.
Về tiếng ồn và phạm vi trồng cây xanh, ông Tân cho rằng, công ty đã có các biện pháp hạn chế tiếng ồn bằng cách lắp vật liệu cách âm tại tường xưởng phía nhà dân mặc dù còn hạn chế, tuy nhiên qua giám sát các năm chưa thấy bằng chứng thể hiện mức độ tiếng ổn vượt quá tiêu chuẩn hoặc vượt bao nhiêu? Công ty đang chờ kết quả giám sát độc lập được công bố.
“Về mật độ cây xanh, công ty đã cam kết phủ xanh khu vực mở rộng vành đai VSCN, tuy nhiên đến hiện nay các thủ tục liên quan đến diện tích trên chưa hoàn tất vì vậy chưa có đầy đủ điều kiện để triển khai. Công ty đề nghị thành phố hướng dẫn chi tiết để sớm khắc phục tình trạng trên. Hiện, chưa có kết quả quan trắc độc lập thì mọi đánh giá về môi trường hay ô nhiễm đều quá sớm, vội vàng. Công ty cũng đang nóng lòng chờ đợi kết quả này. Hiện giờ, một ngày dừng sản xuất là công ty mất trắng khoảng 1 tỷ đồng, đền bù hợp đồng ký với các đối tác…”, vị này nói.
Như vậy, liên quan đến 2 nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc này, kết luận thanh tra đã được công bố, hiện doanh nghiệp và người dân còn một kết quả quan trắc môi trường nữa. Cả doanh nghiệp và người dân đều mong muốn, Đà Nẵng sớm xử lý dứt điểm vấn đề: Di dân hoặc di dời nhà máy.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sự việc!
Danh Vĩnh
Theo antt.vn
Đức Long Gia Lai nợ nghìn tỷ, giá cổ phiếu thấp kỷ lục
Đức Long Gia Lai tiếp tục có tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2018 chỉ 1,2 tỷ đồng, nợ đọng hàng nghìn tỷ đồng.
Mới đây, dự án bất động sản lớn tại TP.HCM là Đức Long Golden Land bị UBND TP.HCM yêu cầu thanh tra toàn diện.
Một số sai phạm bị tố của dự án này là chủ đầu tư chưa bồi thường và giải phóng mặt bằng vẫn được cấp phép quy hoạch; năng lực tài chính của chủ đầu tư; phần "đất công" trong dự án đã biến mất, dự án chuyển nhượng gây thiệt hại cho nhà nước; dự án chưa đủ điều kiện kinh doanh nhưng đã và đang bán ra thị trường...
Theo tìm hiểu của PV, Đức Long Golden Land có tên đầy đủ là "Khu thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp Đức Long Golden Land", nằm trên đường Nguyễn Tất Thành nối dài, phường Tân Thuận Tây, quận 7, chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư - xây dựng Vạn Gia Long - thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG).
Đức Long Golden Land bị đề nghị thanh tra toàn diện.
DLG là một doanh nghiệp có tiếng tại phố núi Gia Lai, cùng với Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức và Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Loan.
Chủ tịch HĐQT của DLG là ông Bùi Pháp - người đang giữ vị trí thứ 38 top người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, với khối tài sản 1.662 tỷ đồng.
Theo giới thiệu của Tập đoàn Đức Long Gia Lai, thì tập đoàn này hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con với hơn 30 công ty thành viên, 4 công ty liên kết hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Ngoài những ngành nghề truyền thống như sản xuất và chế biến gỗ, đá Granite, kinh doanh bến xe và bãi đỗ, dịch vụ khách sạn, resort, khai thác và chế biến khoáng sản, dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ... trong giai đoạn 2015-2020, Đức Long Gia Lai tập trung chủ lực vào 5 lĩnh vực trọng tâm là bất động sản, cơ sở hạ tầng, năng lượng, sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử và nông nghiệp.
Tuy nhiên, có vẻ như 2018 không phải là năm may mắn của DLG, khi con số lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm tập đoàn này khá ít ỏi.
Theo báo cáo tài chính (BCTC) soát xét 6 tháng đầu năm 2018, DLG báo lãi ròng vỏn vẹn chỉ 1,2 tỷ đồng, trong khi đó cùng kì năm ngoái con số lãi là 36,3 tỷ đồng.
Trong khi đó, DLG cũng đang gặp vấn đề về nợ. Tính đến 30/6/2018, khoản nợ phải trả của DLG là hơn 2.273 tỷ đồng, trong đó 1.453 tỷ đồng là nợ ngắn hạn và 819,8 tỷ đồng nợ dài hạn. Con số nợ này chiếm tới 42,6% tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu của DLG là hơn 3.051 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu DLG hiện ở mức "rẻ chưa từng thấy". Tại thời điểm 19/9, DLG chỉ được giao dịch quanh mốc 2.700 đồng/cp và được ví "chưa bằng một cốc trà đá", một khoảng cách khá xa so với mức "đỉnh" 25.000 đồng/cp hồi năm 2011.
Giới chuyên gia tài chính nhận định, việc vay nợ gia tăng đã khiến chi phí tài chính ăn mòn gần hết lợi nhuận trong những năm này của DLG.
Trong quá trình kinh doanh của mình, DLG từng chịu nhiều "đòn đau" - khởi điểm cho những vận đen nối tiếp vận đen của tập đoàn này.
Đỉnh điểm vào thời điểm 2013, DLG đầu tư hơn 150 tỷ đồng để xây dựng bến xe phía Nam (Đà Nẵng), nhưng sau 9 năm hoạt động, bến xe này vẫn rơi vào cảnh đìu hiu, tiêu điều, khiến hàng trăm tỷ đồng đầu tư không gỡ ra được.
Cũng trong khoảng thời gian đó, hàng loạt dự án lớn của Tập đoàn này như thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, thủy điện Sông Sen, thủy điện Mỹ Lý (Nghệ An), Krongpa, Dakspay (Gia Lai)... đều bị hủy hoặc đang tạm dừng với lý do là ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái.
Tháng 12/2015 trên thị trường chứng khoán xuất hiện thông tin "lãnh đạo DLG bị thanh tra" khiến cổ phiếu DLG lao dốc, sụt giảm nhiều phiên liên tiếp.
Trước tin đồn này, ông Bùi Pháp đã phải lên tiếng giải thích đây là thông tin thất thiệt, ác ý, cố tình dìm giá cổ phiếu DLG.
Giang Hà
Theo vietq.vn
Bình Dương xử lý cán bộ, thu hồi nhiều dự án vi phạm phân lô bán nền Qua thanh tra, Sở TN&MT Bình Dương đã tham mưu UBND tỉnh này ban hành nhiều văn bản chỉ đạo xử lý việc phân lô, bán nền và kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với 21 tập thể và 20 cá nhân. Đồng thời, cũng đã thu hồi nhiều dự án bất động sản vi phạm. Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương...